Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Thứ ba, 18:59 22/07/2025 | Sống khỏe

GĐXH – Việc chủ động phòng ngừa trước, trong và sau bão là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mỗi người.

Theo các chuyên gia, mưa bão thường kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm như gió mạnh, sét đánh, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.... Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, thậm chí tính mạng con người.

Chẳng hạn, khi mưa to kèm dông mạnh, nhiều cây xanh có nguy cơ gãy đổ, bật gốc ra đường đe dọa đến sự an toàn của người tham gia giao thông. Không những thế, mùa mưa bão, hệ thống hạ tầng cơ sở, trong đó có hệ thống điện thường bị ảnh hưởng (đứt dây dẫn điện, nghiêng và ngã trụ điện, cháy nổ các thiết bị điện), khiến người dân có nguy cơ bị điện giật.

Những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão - Ảnh 1.

Mưa bão tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, nhiều sự cố như gió bão cuốn các biển quảng cáo, mái tôn, dụng cụ lao động…gây ra không ít mối hiểm họa, nguy hiểm cho người dân.

Ngoài ra, một nguy cơ hiện hữu nữa thường xảy ra trong mùa mưa bão là đuối nước, nhất là đối với trẻ em. Vì vậy, việc chủ động phòng chống trước, trong và sau bão là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng mỗi người.

Hiện tại, bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền gây mưa lớn ở nhiều nơi như Thanh Hóa, Nghệ An, dự báo tối nay (22/7) và sáng mai (23/7), một số địa phương như Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An sẽ có mưa to đến rất to. Theo các chuyên gia, mưa lớn làm gia tăng nguy cơ lũ quét trên các sông, suối nhỏ và sạt lở đất trên sườn dốc, nhất là tại khu vực miền núi, trung du.

Để đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ, Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) khuyến cáo người dân lưu ý:

- Theo dõi diễn biến của bão để chủ động ứng phó.

- Ở yên trong nhà, nơi trú ẩn an toàn (đóng chặt cửa, tránh xa cửa sổ, khu vực có kính).

- Tuyệt đối không ra ngoài khi bão đang đổ bộ, trừ trường hợp khẩn cấp. Nếu buộc phải đi ra ngoài, cần mang theo các vật dụng như đèn pin, áo phao, còi, điện thoại để liên lạc khi có sự cố.

- Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ. Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật,…

- Chủ động ngắt nguồn điện, khóa ga nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, điện giật trong điều kiện mưa bão nguy hiểm.

- Tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền, chòi canh, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ. Không quay lại khi bão chưa tan.

- Lưu ý thời gian tâm bão vào vì sẽ có khoảng 30 phút – 1 tiếng lặng gió trước khi gió đổi hướng và mạnh trở lại.

- Đề phòng mưa, lũ, ngập lụt tại một số vùng trũng thấp, khu vực đô thị và lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi; đề phòng nước dâng vùng ven biển, cửa sông.

- Lưu số điện thoại cứu hộ cứu nạn địa phương, thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm cho lực lượng chức năng trong trường hợp khẩn cấp.

- Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh trong mùa mưa bão

Theo Bộ Y tế, trong và sau bão, mưa lũ, ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.

Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa lụt bão, mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…

Riêng với bệnh thương hàn, theo Bộ Y tế, thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhẹ hoặc không triệu chứng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập cơ thể người. cảm thụ, trung bình từ 8 - 14 ngày.

Phương thức lây truyền: Do ăn phải thực phẩm, uống nước bị nhiễm khuẩn không được nấu chín. Đây là đường lây quan trọng và thường gây dịch lớn.

Bên cạnh đó, do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, người mang vi khuẩn qua chất thải, chân, tay, đồ dùng bị nhiễm khuẩn,… Đường lây này thường gây dịch nhỏ, tản phát.

Để phòng chống bệnh thương hàn, Bộ Y tế khuyến cáo, cần tăng cường giám sát dịch tễ học tại các ổ dịch cũ, các vùng có nguy cơ cao (vùng đông dân cư, điều kiện vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại, sử dụng nước sông, ao, hồ, vùng có bệnh lưu hành)...

Cải thiện hệ thống cung cấp nước sinh hoạt: Xử lý chất thải, đặc biệt là tăng cường các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Chuẩn bị thuốc, hóa chất, trang thiết bị, máy phun phòng chống dịch.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức về vệ sinh phòng bệnh trong cộng đồng, thực hiện ăn chín uống sôi để phòng ngừa dịch bệnh.

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũChuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

GĐXH - Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: Tiêu chảy cấp, tả, lỵ, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết.


N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Lo lắng gió to có thể khiến gãy cành cây gây nguy hiểm, ông B đã trèo lên cây cao cắt tỉa, không may do trời mưa, trơn trượt khiến ông bị ngã.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Hạ Long

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Hạ Long

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, không sốt. Ngoài điều trị thể chất, trẻ đang được hỗ trợ giúp giảm thiểu chấn thương tâm lý sau biến cố.

Dịch vụ thay băng rửa vết thương tại nhà của Phòng khám Gia đình Việt Úc

Dịch vụ thay băng rửa vết thương tại nhà của Phòng khám Gia đình Việt Úc

Sống khỏe - 15 giờ trước

Chăm sóc vết thương đúng cách là yếu tố then chốt để vết thương nhanh lành, tránh nhiễm trùng và hạn chế sẹo xấu. Tuy nhiên, với nhịp sống bận rộn hoặc khi thể trạng không cho phép di chuyển, việc đến các cơ sở y tế để thay băng, rửa vết thương thường xuyên có thể trở thành gánh nặng.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: Tiêu chảy cấp, tả, lỵ, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết.

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Y tế - 1 ngày trước

Trong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ớt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Top