Những đóng góp to lớn của Hà Nội trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam
GiadinhNet - Cách đây 45 năm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm Ất Mão -1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Những câu chuyện về hậu phương Hà Nội và tiền tuyến miền Nam vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của Đại tá, PGS.TS Khoa học quân sự Trần Nam Chuân, nguyên cán bộ Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng.
Thanh niên Thủ đô Hà Nội phấn khởi lên đường tòng quân chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: TL
Hơn 89.000 thanh niên Hà Nội lên đường chiến đấu
Trong những ngày đất nước hân hoan kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp trò chuyện cùng Đại tá Trần Nam Chuân, nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn radar phòng không 293. Căn nhà nhỏ của ông như một kho tàng hồi ức lịch sử với hàng trăm đầu sách, tạp chí, giải thưởng... Tuy tuổi cao nhưng Đại tá Trần Nam Chuân vẫn rất minh mẫn, giọng nói trầm ấm với tinh thần nhiệt huyết cống hiến cho nghiên cứu khoa học quân sự.
Ông trầm ngâm kể: "Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc nói chung, Hà Nội nói riêng là hậu phương cách mạng của cả nước; là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Đảng và nhà nước ta; nơi dự trữ tiềm lực của chiến tranh cách mạng cả về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội, khoa học – kỹ thuật; là nguồn chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thần, cổ vũ động viên chiến thắng của tiền tuyến; là nhân tố mang tính quyết định sự thành bại của cuộc kháng chiến.
Đại tá, PGS.TS Khoa học quân sự Trần Nam Chuân, nguyên cán bộ Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng. Ảnh: NVCC
Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), miền Bắc được giải phóng và cả nước bước sang giai đoạn cách mạng mới. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi như Thủ đô đã được hoàn toàn giải phóng, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã được nhiều nước trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao, sự hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, thì miền Bắc cũng đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn. Trong bối cảnh đó Hà Nội cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước".
Phát huy truyền thống "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược"… hàng vạn thanh niên Hà Nội hăng hái lên đường nhập ngũ chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong 10 năm từ 1965 - 1975 với 29 đợt động viên tuyển quân, Hà Nội đã có hơn 89.000 thanh niên lên đường chiến đấu; đã tổ chức huấn luyện đưa 42 tiểu đoàn quân tăng cường cho chiến trường miền Nam. Nhiều nhà máy, xí nghiệp cử cán bộ, gửi máy móc, phương tiện kỹ thuật, trang bị đưa vào chiến trường.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là chiến công vĩ đại nhất của chiến tranh nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm tháng trôi qua càng làm nổi bật tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của Hậu phương lớn miền Bắc, trong đó điển hình là Hà Nội. Thắng lợi đó do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết và quan trọng hàng đầu là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, trong xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng hậu phương miền Bắc được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
"Đó là tinh thần của nhân dân miền Bắc nói chung, của Hà Nội nói riêng trong suốt 21 năm thực hiện công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Giai đoạn từ 1965-1975, thời đó không khí sôi sục lắm, hàng vạn thanh niên tình nguyện đi chiến đấu, viết đơn tình nguyện và viết cả bằng máu, cả nam cả nữ đòi đi chiến đấu. Chính tôi cũng như những lớp thanh niên Hà Nội đã Viết đơn tình nguyện được xung phong ra chiến trường để được: "Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai…", người lính năm xưa bồi hồi nhớ lại.
Tất cả vì miền Nam ruột thịt
Đại tá Trần Nam Chuân cùng đồng đội thăm lại chiến trường xưa.
Cũng theo lời người cựu cán bộ Viện Chiến lược Quốc phòng, ngày đó thế trận cam go nhưng quân và dân cả nước vẫn vững tin chiến thắng. Tại Thủ đô Hà Nội nổi lên các phong trào: Thanh niên "Ba sẵn sàng", phụ nữ "Ba đảm đang", nông dân "Tay cày tay súng", công nhân "Tay búa tay súng", học sinh làm "Nghìn việc tốt chống Mỹ"... hay thực hiện Khẩu hiệu "Thóc thừa cân, quân vượt mức". Trong khối công nhân viên chức thực hiện nhiều phong trào thi đua sôi nổi như "Ngày thứ bảy năng suất cao", "Luyện tay nghề thi thợ giỏi"… tiếp sức cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước thi đua lao động, sản xuất, chiến đấu, đánh đuổi đế quốc Mỹ, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.
Vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa dốc sức người, sức của chi viện chiến trường miền Nam. Bom đạn ác liệt của kẻ thù vẫn không làm lay chuyển được tinh thần và ý chí của nhân dân miền Bắc, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội tất cả vì miền Nam ruột thịt. Những năm tháng ấy, hậu phương lớn miền Bắc và Hà Nội đã động viên một nguồn nhân lực trên 3 triệu người phục vụ chiến tranh (chiếm trên 12% số dân miền Bắc), trong đó gia nhập quân đội trên 1,5 triệu người.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, tại chiến dịch cuối cùng, năm mục tiêu quan trọng đã được Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh xác định là: Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Dinh Tổng thống ngụy quyền, Biệt khu Thủ đô và Tổng nha Cảnh sát. Sau khi kiểm tra lại lần cuối việc chuẩn bị cho trận đánh quyết định, cuộc họp của Bộ chỉ huy Chiến dịch kết thúc trong không khí náo nức, phấn khởi, quyết tâm, sẵn sàng đón tin chiến thắng. Đúng kế hoạch, 5h30 sáng 30/4/1975, các hướng đồng loạt đánh vào Sài Gòn. Đến 10h45 ngày 30/4/1975, xe tăng 390 đã húc tung cánh cổng chính của dinh Độc Lập - sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn.
"Nếu trong chiến dịch Điện Biên Phủ, phương châm của ta là: "Đánh chắc, tiến chắc" thì trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, phương châm chỉ đạo là: "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng". Dù là hai cách đánh khác nhau nhưng đều đi đến thắng lợi cuối cùng đánh đổ hai thực dân đế quốc to là Pháp và Mỹ. Đó là minh chứng cho truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam; quyết không cam chịu làm nô lệ; quyết đánh đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập tự do cho dân tộc", Đại tá Trần Nam Chuân chia sẻ.
Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5 và 66 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng tới đông đảo các tầng lớp nhân dân về giá trị, ý nghĩa lịch sử, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cụ thể, Hà Nội đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động trực quan tại khu vực nội thành, khu vực trung tâm thành phố, các trục đường chính, bao gồm: Trang trí các cụm pano cố định, các cụm pano 2 mặt, 3 mặt, trang trí pano tại trụ sở các cơ quan Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và các trụ sở liên quan. Tại đảo giao thông trước Nhà hát Lớn, quảng trường trước Ngân hàng Nhà nước, Bộ Ngoại giao và Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô sẽ được trang trí các cụm mô hình biểu tượng. Thành phố cũng treo 2.000 băng rôn dọc các tuyến đường chính và khu vực trung tâm; trang trí Quốc kỳ, Đảng kỳ và hồng kỳ tại hệ thống cột trước khu vực Tượng đài Vua Lý Thái Tổ, UBND thành phố và Ngân hàng Nhà nước. Trong dịp này, Hà Nội huy động hệ thống bảng, biển quảng cáo, màn hình LED thực hiện tuyên truyền phục vụ các ngày lễ, kỷ niệm trên địa bàn thành phố. Các hoạt động trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan sẽ kéo dài đến ngày 10/5.
Cao Tuân – Lương Hạnh
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 6 phút trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm
Pháp luật - 19 phút trướcGĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 4 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 5 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 7 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 7 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 7 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.