Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những giếng cổ bí ẩn và hoang truyền "đứt long mạch"

Chủ nhật, 08:22 18/01/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Dải đất hẹp có tới 73 giếng đá cổ, nằm rải rác bên cạnh khu dân cư sầm uất chỉ trong bán kính vài km là chuyện lạ. Lạ hơn, giếng được xây theo kết cấu, đáy giếng có một tấm gỗ lim, xung quanh xếp đá lên trên cùng.

Kỳ bí ở chỗ, khi những câu chuyện như đào được vàng ở quanh giếng, lấp giếng bị ốm đau bệnh tật không người làng ta tin long mạch của làng đã bị trấn yểm?

Lấp giếng là có người ốm

Ngày nay khi nước giếng khoan, bể đựng nước mưa đã có ở mỗi gia đình nên nhu cầu dùng nước giếng công cộng ở Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội) ít đi, thậm chí có những giếng không dùng đến. Muốn mở rộng đường đi và tránh nguy hiểm cho trẻ nhỏ nên nhiều xóm đã tự ý lấp những cái giếng này. Nhưng rồi, lấp được chẳng bao lâu họ lại phải đào lên, bởi sau khi lấp giếng là xóm lại “có chuyện”.

Ông Trần Như Bốn ở thôn 5, 88 tuổi, ở rất gần một trong số 73 giếng đá cổ cho biết: “Ở xóm Giếng, người trong xóm lấp giếng vì không sử dụng đến. Sau đó trong xóm lục đục, nội bộ mất đoàn kết. Kẻ ốm người đau. Được thời gian ngắn người dân lại xúc đất trong giếng ra trả lại vẻ ban đầu cho giếng. Ngay lập tức những vấn đề trên trở nên êm đẹp lạ thường”.

Để dẫn chứng cho cái sự lạ của việc lấp giếng, chị Hồng trong thôn kể: “Từ ngày lấp giếng, bắt đầu từ nhà ông Th. đang mạnh khỏe bỗng nhiên thấy khó thở, đi “xem” thì thầy bói bảo rằng xóm bị động mạch. Ông Th. có nhờ mọi người đào lại giếng lên để thờ cúng, nhưng vì lúc đó ai cũng nghĩ ông đã già, bệnh tật là chuyện bình thường nên không nghe theo. Sau đó không lâu, trong xóm lại có bác Ph. bỗng nhiên bị tràn dịch màng phổi. Rồi nhà nọ bệnh tật, nhà kia làm ăn thất bát. Cuối cùng mọi người phải bảo nhau đào lại giếng, tu sửa miếu cẩn thận”.

Ông Bốn giới thiệu giếng cổ quê mình

Ông Bốn giới thiệu giếng cổ quê mình

Hầu như giếng nào bị lấp cũng đều có chuyện sau đó. Cách đây vài năm, mấy chàng trai thanh niên trẻ khỏe lấy cát đổ ngang mặt giếng. Chẳng hiểu sao, giếng lấp xong thì người nhà các chàng trai này đều bị ốm đau bệnh tật. Từ nhiều sự việc trùng hợp ngẫu nhiên đó người ta đồn nhau lấp giếng động đến thần linh, thế là cả ngõ lại phải thuê máy đến hút cát lên. Lại một lần nữa, những người kia cũng khỏi bệnh.

Tuy nhiên, ông Bốn cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên và những chuyện ốm đau được thêu dệt thêm làm nên một sự hoang truyền vô căn cứ. “73 giếng, giờ còn hơn nửa. Non nửa số giếng đã bị lấp từ thời chiến, làng có ai bị gì đâu”, ông Bốn nói.

Tuy nhiên bây giờ, mỗi cái giếng còn được người dân lập miếu thờ cúng nghiêm túc cẩn thận, không còn một ai đề cập đến việc lấp giếng nữa. Thực tế thì ở Yên Sở không còn nguyên vẹn 73 giếng như trước đây, nhưng dù có đất chật người đông, dù cho nước giếng bây giờ không còn ý nghĩa nhiều đối với đời sống người dân nhưng những giếng còn lại đều được chăm nom cẩn thận.

Quẩn thể giếng độc đáo

Để tìm hiểu về rõ về công trình độc đáo này, ông Bốn dẫn chúng tôi đi tham quan một loạt các giếng trong xã. Tất cả giếng đều có kích thước tương đương nhau nằm khiêm tốn bên vệ đường, chúng chỉ cao hơn mặt đất 30-40cm, đường kính khoảng 1,5m. Nước giếng rất trong, theo ông Bốn giếng phải sâu từ 20-25 m. “Tấm gỗ lim to hơn cả chiếc sập được đặt làm đáy sau đó đá được xếp chồng lên nhau. Ban đầu không ai biết ở dưới có gỗ, nhưng rồi do thời gian làm cho giếng bị lắng cặn. Dân làng lặn xuống nạo vét mới phát hiện ra đáy được làm bằng gỗ lim”, ông Bốn nói.

Theo ông Bốn, trước đây tên cũ của xã Yên Sở là làng Cổ Sở, đến thời vua Hồng Đức thì chia ra hai làng Đắc Sở và Yên Sở. Tương truyền 73 giếng cổ được xây từ thời ngoại xâm phương Bắc đến đóng chiếm nên ít nhất, giếng ở đây cũng có 1.000 năm tuổi. Về tuổi thọ chính xác? ai làm? vì mục đích gì thì cho đến bây giờ vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Ông Bốn lắc đầu: “Thế hệ nào lớn lên cũng bảo khi lớn lên đã thấy giếng. Không có một tài liệu nào ghi chép lại chỉ có truyền miệng mà thôi”.

Những giếng còn lại đều được người dân bảo vệ cẩn thận dù không dùng nước để sử dụng nữa

Những giếng còn lại đều được người dân bảo vệ cẩn thận dù không dùng nước để sử dụng nữa

Có rất nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho rằng giếng cổ được xây dựng để quân xâm lược phương Bắc lấy nước sạch ăn. Có giả thuyết lại cho rằng giếng được đào để người Trung Quốc giấu vàng. Lại có giả thuyết, giếng cổ được quân xâm lược phương Bắc xây dựng để cắt đứt long mạch.

Ông Nguyễn Bá Hân, người với nhiều năm nghiên cứu sử làng Yên Sở lập luận: “Người xưa có câu “thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Sở”. Cổ Sở là một trong ba mảnh đất thiêng của Việt Nam, là nơi sản sinh ra anh hùng hào kiệt, là nơi người dân ba lần đứng lên chống quân xâm lược phương Bắc. Do vậy, bọn xâm lược mới phải tìm mọi cách cắt đứt long mạch bằng việc cho đào giếng sâu. Dựa vào mật độ các giếng, cùng với giai thoại về đường cái Cao Biền thì chắc chắn những cái giếng đó được xây lên để trấn yểm long mạch”.

Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử trong hàng chục giếng cổ cũng đã có những giếng bị lấp đi. Theo thống kê của ông Bốn xã Yên Sở, hiện còn hơn 20 cái giếng. Tại làng Yên Sở, giếng tập trung chủ yếu ở thôn 2, thôn 3 và thôn 5. Sau nhiều lần người làng gặp nạn sau khi lấp giếng, bây giờ giếng cổ ở đây được coi như những chiếc giếng thiêng, ai đau mắt và bị các bệnh ngoài da lại đến giếng lấy nước về rửa và tắm gội cho sạch sẽ.

Hầu hết, các giếng được xây dựng tường rào sắt bảo vệ, nắm giếng cũng được hàn thành cánh cửa có thể mở ra đóng vào để tránh sụt lún và nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Chẳng ai khẳng định được giữa việc lấp giếng và ốm đau có liên quan tới nhau hay không, nhưng tuyệt đối không ai còn nghĩ đến việc lấp giếng nữa bởi nó là một quần thể di tích độc đáo có một không hai.

Hà Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 43 phút trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 59 phút trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 2 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Top