Những mâu thuẫn về dấu vân tay tại hiện trường vụ án Hồ Duy Hải
GiadinhNet – Ngày thứ hai diễn ra phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, các thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao tập trung làm rõ về cơ chế hình thành thương tích của nạn nhân, dấu vân tay tại hiện trường vụ án mạng.
Ngày 7/5, phiên xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải tiếp tục với phần tranh luận giữa đại diện các thẩm phán TAND Tối cao, kiểm sát viên VKSND Tối cao và những người tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm, phúc thẩm. Điều hành phiên xét xử, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đề nghị đại diện VKSND Tối cao phân tích rõ thêm về nội dung đã nêu trong kháng nghị.
Theo nội dung kháng nghị của VKSND Tối cao, kết quả giám định cho thấy, dấu vân tay thu được ở hiện trường (cửa kính, vòi nước ở lavabo) không phải của bị cáo Hồ Duy Hải. Theo bản án, sau khi sát hại chị H., chị V, Hồ Duy Hải ra nhà tắm mở vòi nước rửa tay, rửa dao cho sạch máu. Quá trình khám nghiệm hiện trường đã phát hiện, thu giữ một số dấu vết "đường vân tay ở mặt trong của kính trên cánh cửa sau và trên tay nắm vòi nước ở lavabo".
Tuy nhiên, Bản kết luận giám định số 158/KL-P21 ngày 11/4/2008 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An kết luận: Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón vân tay thu được tại hiện trường vụ án, không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón tay in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải (bút lục 53).
Trả lời về nội dung này, điều tra viên vụ án cho rằng việc thu giữ dấu vân tay tại hiện trường đã đúng quy định, và lí giải, việc không có dấu vân tay của Hồ Duy Hải là trùng khớp với lời khai của Hải vì có việc sau khi gây án, Hải đã đi rửa tay nên không để lại dấu vân tay.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa phiên giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải. Ảnh: Tuấn Việt
Trước câu trả lời của điều tra viên, thành viên HĐXX cho rằng, có rất nhiều khu vực có thể lưu lại dấu vân tay, tại sao lại chỉ lấy vân tay tại cửa nhà vệ sinh và lavabo nơi Hải rửa tay? Thêm nữa, hiện trường của vụ án rất rộng, từ nơi Hải gây án đến nhà vệ sinh, những nơi có thể lưu lại dấu vân tay như: Ly nước, chiếc ghế, hộc tủ, tủ đựng tiền… đặc biệt là hung khí (chiếc thớt dính máu ở hiện trường, cái ghế dùng để đánh nạn nhân) tại sao lại không lấy vân tay trên đó?.
Điều tra viên tỏ ra lúng túng trả lời: Việc Hồ Duy Hải đi nhiều nơi nhưng không để lại vân tay là điều … bình thường. Lí giải cho việc "bình thường" này, điều tra viên cho biết thêm, khi khám nghiệm hiện trường phát hiện và thu giữ được 7 dấu vân tay, trong đó 2 dấu vân tay của nạn nhân và 5 dấu vân tay của ai không truy nguyên được, như nạn nhân Hồng, ăn, ở, sinh hoạt tại hiện trường xảy ra vụ án nhưng lại không tìm được dấu vân tay nào của chị H. tại hiện trường. Tại hiện trường chỉ tìm được dấu vân tay của nạn nhân V. Các tài liệu này không được đưa vào hồ sơ vụ án mà được lưu tại Cơ quan điều tra và các Điều tra viên chưa cung cấp được cho Hội đồng Thẩm phán.
Tiếp tục chỉ ra những mâu thuẫn trong việc hiện trường vụ án không có dấu vân tay của Hồ Duy Hải, đại diện VKSND Tối cao đưa quan điểm: Đây là án truy xét, nên việc lấy dấu vân tay tại hiện trường của vụ án là rất quan trọng. Theo đại diện Viện kiểm sát, việc lấy dấu vân tay đang thể hiện có nhiều thiếu sót.
Theo đó, từ vị trí của nạn nhân V, từ lời khai của Hồ Duy Hải, cần xác định lấy dấu vân tay trên địa bàn rộng, điều này thể hiện cơ quan điều tra chưa làm hết, bỏ qua nhiều vị trí lưu lại dấu vân tay. Tại hiện trường còn có vân tay, tóc, đôi dép… đây có phải là của Hải không cũng chưa được làm rõ.
Đại diện VKS còn nhấn mạnh về những tài liệu thể hiện thu giữ dấu vân tay tại hiện trường, trong đó, dấu vân tay tại hiện trường còn được đối chiếu và kết luận của hai đối tượng là Sol và Nghị. Trong khi dấu vân tay thu được 7 mẫu nhưng lại không có dấu vân tay nào của Hải.

Mẹ, em gái và 2 người dì của Hồ Duy Hải, những người đã kiên trì kêu oan cho Hồ Duy Hải hơn chục năm qua.
Đặc biệt, đại diện VKSND Tối cao còn đưa ra mâu thuẫn trong việc việc đối chiếu, giám định vân tay lại được thực hiện sau 3 tháng xảy ra vụ án, sau khi Hải bị bắt.
Thành viên HĐXX cũng nêu câu hỏi đối với điều tra viên về việc đã quét toàn bộ mẫu vân tay thu giữ tại hiện trường để tìm xem trùng khớp với các đối tượng khác chưa? Điều tra viên cho rằng, về nguyên tắc là phải quét đối chiếu để tìm các đối tượng nhưng do kỹ thuật hình sự ngày đó còn hạn chế nên không làm được.
Nhiều thành viên HĐXX cũng nêu quan điểm về việc khó có thể lí giải khi hiện trường vụ án lại không có dấu vân tay của cả nạn nhân và hung thủ, phải chăng còn nhiều vị trí cơ quan điều tra chưa thu lấy dấu vân tay.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhận định, theo như trả lời của điều tra viên thì cơ quan điều tra có tìm dấu vân tay tại hiện trường nhưng có nhiều vị trí không thấy, có thấy dấu vân tay nhưng lại không phải của Hải.
Tại phiên xét xử, đại diện VKSND tối cao đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An cung cấp một số tài liệu, như các bản vân tay, vì trong hồ sơ vụ án không có, dẫn đến làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình kết luận, chấp thuận đề nghị của đại diện VKSND Tối cao, đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An cung cấp bản chính các tài liệu, đặc biệt là những tài liệu liên quan đến các bản vân tay thu được từ hiện trường vụ án, để HĐXX đánh giá tài liệu này với bản chất của vụ án khi nghị án.

Hồ Duy Hải cùng bà ngoại khi vụ án mạng ở Bưu điện Cầu Voi chưa xảy ra. Ảnh: Gia đình Hồ Duy Hải cung cấp.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm chiều 7/5, Chủ tọa phiên tòa cho biết, luật sư Trần Hồng Phong có đơn tố giác hai đối tượng này liên quan đến vụ án, đề nghị Điều tra viên làm rõ dựa vào căn cứ nào để loại trừ Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Mi Sol?.
Điều tra viên cho biết, ngay sau khi xảy ra sự việc, cơ quan công an tiến hành bảo vệ hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập các tài liệu liên quan đến vụ án.
Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Mi Sol là hai nhân vật bị tình nghi, tuy nhiên quá trình giám định dấu vân tay nhưng kết quả không trùng khớp với dấu vân tay tại hiện trường. Ngoài ra, tại thời điểm xảy ra vụ án, cả hai người này đều có bằng chứng ngoại phạm.
"Đã sai thì phải sửa"
Tại buổi toạ đàm "tăng cường chất lượng giải quyết đơn giám đốc thẩm, tái thẩm" do Báo Đại biểu nhân dân tổ chức chiều 7/5, từ kinh nghiệm thực tiễn và trực tiếp tham gia giám sát vụ Hồ Duy Hải trước đây, Luật sư, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho rằng, số đơn giám đốc thẩm nhiều có nguyên nhân do sơ thẩm, phúc thẩm làm chưa tốt.
"Nếu sơ thẩm, phúc thẩm làm tốt thì giám đốc thẩm sẽ giảm xuống. Phúc thẩm sinh ra là để sửa chữa sơ thẩm", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Đặt câu hỏi tại sao vụ Hồ Duy Hải dẫn đến giám đốc thẩm, theo luật sư Trương Trọng Nghĩa, vụ việc này, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đã giám sát trực tiếp và cá nhân ông cũng là thành viên trong đoàn giám sát. Vụ Hồ Duy Hải, Uỷ ban Tư pháp đã họp rất nhiều cuộc, có cả sự tham dự của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao.
Đại biểu đoàn TPHCM nhấn mạnh quan điểm "đã sai thì phải sửa". Theo ông, mấu chốt nhất trong vụ Hồ Duy Hải là vấn đề bằng chứng. Một nguyên tắc rất cơ bản ở mọi quốc gia là phải đủ chứng cứ mới buộc tội. "Luật pháp Việt Nam văn minh không kém nước nào, tại sao không làm vậy? Có thể anh nghi ngờ người đó, nhưng muốn buộc tội người ta thì phải có bằng chứng, chứng cứ. Một khi không đủ chứng cứ, thì anh không được buộc tội người ta", ông Nghĩa nêu.
Nhật Tân

Thẩm định lại hồ sơ vụ tai nạn giao thông 8 năm trước ở Phú Quốc
Pháp luật - 1 giờ trướcDo có đơn thư khiếu nại, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang thẩm định lại hồ sơ vụ tai nạn giao thông 8 năm trước ở Phú Quốc.

Chiêu trò mạo danh nhân viên điện lực gọi điện, nhắn tin để lừa đảo
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản, không nhấn vào đường link lạ, không thanh toán tiền điện cho người lạ để tránh bị lừa đảo...

Kẻ từng mang án giết người sa lưới vì cho vay lãi suất 'cắt cổ' 360%/năm
Pháp luật - 22 giờ trướcCho vay tiền với lãi suất “cắt cổ” lên đến 360%/năm, Bùi Quang Tú bị công an bắt và từng có 2 tiền án, tiền sự về tội “Cố ý gây thương tích” và “Giết người”.

Vợ ra đầu thú sau khi chồng bị bắt
Pháp luật - 1 ngày trướcLiên quan đến chuyên án mang bí số 425T, lực lượng chức năng đã bắt giữ, khởi tố 5 đối tượng, trong đó có 2 vợ chồng.

Bắc Kạn: Xót xa nam sinh bị đánh hội đồng nhiều lần đến gãy xương sườn
Pháp luật - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, trên địa bàn phường Sông Cầu, TP Bắc Kạn vừa xảy ra vụ bạo lực học đường khiến một nam sinh bị đánh gãy 3 xương sườn.

Lâm Đồng: Bắt đối tượng sử dụng tài khoản Facebook ảo ép buộc nhiều nữ sinh vào mục đích khiêu dâm
Pháp luật - 1 ngày trướcGĐXH - "Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm", nam thanh niên ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bị bắt.

Nữ cán bộ thư viện trường học bị chồng sát hại dã man tại nơi làm việc
Pháp luật - 1 ngày trướcNữ cán bộ thư viện đang làm việc tại một trường tiểu học thì bị người chồng vào tận nơi dùng dao sát hại dã man.

Bắt giữ 'ông trùm' chở hơn 14kg ma túy từ Lào về Việt Nam
Pháp luật - 2 ngày trướcLực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam vừa bắt giữ đối tượng vận chuyển 38 bánh ma túy loại heroin với tổng khối lượng khoảng 14,3kg từ Lào về Việt Nam.

'Ẩn' dưới hầm suốt 9 tháng để trốn truy nã
Pháp luật - 2 ngày trướcCông an tỉnh Lạng Sơn cho biết đã phối hợp với Công an xã Yên Lỗ và Công an xã Quang Trung, huyện Bình Gia bắt giữ Vi Văn Nam (sinh năm 1979), trú tại xã Yên Lỗ sau gần 9 tháng trốn truy nã.

Hé lộ mánh khóe lừa bán tài khoản Tiktok trên Facbook
Pháp luật - 2 ngày trướcGĐXH - Nạn nhân mà đối tượng hướng đến là những người có nhu cầu sử dụng mạng xã hội để kinh doanh thương mại điện tử với giá rẻ...

'Ẩn' dưới hầm suốt 9 tháng để trốn truy nã
Pháp luậtCông an tỉnh Lạng Sơn cho biết đã phối hợp với Công an xã Yên Lỗ và Công an xã Quang Trung, huyện Bình Gia bắt giữ Vi Văn Nam (sinh năm 1979), trú tại xã Yên Lỗ sau gần 9 tháng trốn truy nã.