Ăn tôm thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hay đột quỵ. Tuy nhiên, nếu không chế biến và dùng tôm đúng cách, món ăn này có thể gây hại cho sức khỏe.
Nhiều người vẫn thường xuyên quan niệm, ăn nhiều vỏ tôm sẽ tốt cho sức khỏe vì chất canxi có rất nhiều trong vỏ tôm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng phần thịt tôm mới là phần chứa nhiều chất bổ dưỡng nhất |
|
Thực chất vỏ tôm được cấu tạo từ chất kittin - cấu tạo nên vỏ của loài giáp xác, chúng không hề chứa canxi, ngược lại còn khiến cơ thể khó tiêu hóa |
|
Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm của người Việt |
|
Thói quen ăn này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra các cơn đau dạ dày, thậm chí có thể khiến trẻ nhỏ bị hóc vỏ tôm vô cùng nguy hiểm |
|
Ăn đầu tôm rất có lợi cho mắt là một trong những quan niệm được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có một căn cứ nào để chứng minh quan niệm này đúng |
|
Ngược lại, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì phần đầu của con tôm chủ yếu là nơi chứa chất thải của chúng, có rất ít chất dinh dưỡng, ăn đầu tôm đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn các chất thải |
|
Nhiều bà mẹ nội trợ vẫn thường ít khi chú ý đến việc kết hợp với các loại thực phẩm với nhau. Nếu không cẩn thận, các loại thực phẩm kỵ nhau nếu nấu chung sẽ có thể sinh ra độc tố |
|
Cụ thể, trong tôm vốn chứa nhiều asen hóa trị 5, không phải chất độc, thế nhưng khi gặp các loại rau củ chứa nhiều vitamin C sẽ thay đổi trở thành asen hóa trị 3 – thạch tín, khá hại nếu ăn vào |
|
Do đó, nên lưu ý rằng không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C, hoặc không ăn các loại quả giàu vitamin C trong vòng 4 tiếng ngay sau khi ăn tôm để không gây ngộ độc |
|
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng các chất trong tôm như đạm, photpho, axit béo, canxi,… nếu cơ thể (nhất là trẻ nhỏ) hấp thụ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy |
|
Nhiều người cho rằng, phụ nữ sau sinh sẽ phải kiêng khem nhiều thứ, trong đó có tôm vì sợ bị sẹo lồi, ngứa... Ngoài ra, tôm còn có tính hàn, có thể gây đau bụng, lạnh bụng cho bà đẻ |
|
Tuy nhiên, thực tế nguồn protein dồi dào có trong tôm giúp người mẹ phục hồi cơ thể nhanh chóng, hơn nữa canxi trong thịt tôm thông qua sữa mẹ còn góp phần phát triển hệ xương cho em bé |
|
Vì vậy, sản phụ sau sinh nên ăn tôm nhưng với lượng vừa phải để tránh gây ra tình trạng khó tiêu. Khi chế biến nên nấu chín kỹ và cho thêm chút gừng để giảm tính lạnh, đảm bảo an toàn tới hệ tiêu hóa |
|
Vừa uống bia vừa ăn tôm có lẽ là điều mà nhiều người làm. Tuy nhiên, nếu kết hợp bia và tôm trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe |
|
Cụ thể, nếu thường xuyên dùng tôm để làm mồi nhắm mỗi khi uống bia sẽ khiến cơ thể sản sinh và đẩy nhanh quá trình hình thành axit uric (nguyên nhân gây ra các bệnh về sỏi thận, bệnh gout,...) |
|
Khi lượng axit uric trong cơ thể dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương và mô mềm từ đó dẫn đến mắc bệnh gout, viêm khớp xương và các mô mềm, cực kì nguy hiểm cho sức khỏe |
|
Dù đã được các bác sĩ khuyên không ăn tôm khi bị ho nhưng nhiều người vẫn nghĩ rằng, ăn tôm chỉ cần bỏ sạch vỏ thì có thể ăn bình thường và không ảnh hưởng tới sức khỏe |
|
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hệ hô hấp sẽ vô cùng nhạy cảm và dễ dàng với phản ứng với vị tanh của tôm nên cho dù có bỏ vỏ hay không thì việc ăn tôm khi bị ho sẽ khiến cơ thể ảnh hưởng thêm |
|
Bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, tránh trường hợp khiến cơn ho bị kéo dài, ảnh hưởng đến hệ hô hấp |
|
Tôm là một thực phẩm dễ ăn và khiến không ít trẻ nhỏ hứng thú nên nhiều người thường xuyên lựa chọn tôm để bổ sung đạm trong bữa cơm hằng ngày của gia đình |
Theo ANTĐ