Những sai lầm khiến bạn dễ say rượu trong tiệc Tết
Nghĩ uống bia trước khi uống rượu sẽ không bị say, nhịn đói trước bữa tiệc, uống cà phê sau khi uống rượu... đều khiến bạn dễ bị đổ gục vì chất cồn.
Một số người thích uống rượu nhưng rất sợ cảm giác mệt, đau đầu... khi say. Họ muốn uống nhưng không muốn say. Nhiều người thậm chí cư xử không đúng đắn và cãi nhau sau khi uống. Điều này không chỉ phá hoại hình ảnh bản thân mà còn tạo ra mối phiền phức cho những người khác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.
Vào dịp trước và trong Tết, các bữa tiệc liên miên khiến nhiều đấng mày râu rùng mình khi nghĩ tới cảnh cụng ly và nhớ cảm giác đầu nặng trĩu, toàn thân ê ẩm sau một đêm quá chén. Vậy làm gì để uống rượu mà không say? Đầu tiên, bạn cần phải biết rõ những sự thật về rượu bia và những lời đồn thổi sai lầm về nó.
Đồn thổi sai 1: Uống bia trước rượu, chẳng đứng vững nổi. Uống rượu trước bia, không lo bị say
Bác sĩ người Mỹ Keri Peterson giải thích: Điều cốt yếu không phải là thứ tự bạn uống cái nào trước cái nào sau sẽ gây vấn đề mà là tổng lượng cồn bạn tiêu thụ. Với bất cứ đồ uống chứa cồn nào, khả năng kiềm chế của bạn sẽ giảm và điều này thường dẫn tới việc bạn sẽ uống nhiều hơn. Vì vậy, nếu bạn bắt đầu bằng một loại đồ uống chứa nồng độ cồn cao hơn (như rượu mạnh), khả năng kiềm chế sẽ giảm nhanh hơn và có khuynh hướng uống nhiều hơn. Khi đó, tất nhiên khả năng say cũng cao hơn.
Đồn thổi sai lầm 2: Phụ nữ có thể uống tương đương với nam giới
Không hề đúng. Phụ nữ sẽ luôn dễ say với một lượng rượu nhỏ hơn so với nam giới, ngay cả khi họ có cân nặng như nhau. Lý do là đàn ông có tỷ lệ nước trong cơ thể cao hơn - thứ giúp pha loãng nồng độ cồn. Đàn ông cũng có mức enzym chuyển hóa cồn cao hơn, vì vậy họ cũng dễ phân hủy nó hơn phụ nữ.
Đồn thổi sai lầm 3: Ăn trước khi đi ngủ sẽ hấp thụ được lượng cồn trong dạ dày và làm dịu cơn say rượu (nếu bạn uống vào buổi tối, đêm)
Không đúng. Thức ăn cần phải ở trong dạ dày của bạn trước khi bạn uống mới giúp giảm say. Đó là vì lúc ấy cồn sẽ đi vào dòng máu chậm hơn và ít khả năng đạt tới nồng độ cao. Tất cả các thực phẩm khó tiêu đều hữu ích trong việc này, nhưng các thứ giàu chất béo là hiệu quả nhất, vì vậy hãy ăn một miếng thịt bò hay bánh pizza, trước khi uống rượu.
Ngoài ra, thay vì ăn trước khi đi ngủ, bạn nên uống một cốc nước đầy sau bữa rượu.
Đồn thổi sai lầm 4: Uống acetaminophen trước khi đi ngủ giúp giảm mệt vì say vào buổi sáng hôm sau
Uống acetaminophoen thực sự tiềm ẩn nguy hiểm. Thông thường, khi uống thuốc này, gan của bạn sẽ chuyển hóa nó bằng cách biến nó sang dạng hợp chất vô hại. Nhưng khi uống rượu, gan của bạn còn bận chuyển hóa cồn, vì vậy nó chuyển acetaminophen đến một con đường riêng biệt để chuyển hóa thành hợp chất độc hại có thể gây viêm gan, thậm chí suy gan.
Vì vậy, thay vì uống acetaminophoen, bạn nên uống ibuprofen. Nó không chỉ giúp giảm đau đầu mà còn hữu hiệu với tình trạng viêm nhiễm. Bạn nên uống hai viên trước khi đi ngủ và hai viên vào buổi sáng.
Đồn thổi sai lầm 5: Rượu giúp bạn ngủ ngon
Nhiều người uống một cốc rượu vang để mong ngủ tốt nhưng thực sự cồn trong rượu làm gián đoạn giấc ngủ. Dù chén rượu uống trước khi ngủ có thể giúp bạn nhanh buồn ngủ hơn, nó lại có thể phá hoại chất lượng giấc ngủ của bạn. Đó là vì bạn chưa dành đủ thời gian trong chu kỳ sâu nhất của giấc ngủ gọi là REM và khi bạn ngủ nông hơn bạn sẽ thức giấc sớm hơn.
Đồn thổi sai lầm 6: Uống cà phê vào sáng hôm sau là cách chữa say rượu tốt
Cồn trong rượu làm loại nước của bạn bằng cách ngừng sản xuất một loại hoóc môn giúp bạn giữ nước. Cà phê là một đồ uống lợi tiểu, khiến bạn mất nhiều chất lỏng hơn và có thể làm tình trạng say rượu của bạn thêm tệ.
Sau một đêm chè chén, bạn nên tránh tất cả các đồ uống chứa cafein và thay bằng nước lọc hay nước uống chuyên dùng khi luyện tập thể thao với chất điện giải để chống mất nước và bù lượng chất điện giải bị mất.
Đồn thổi sai lầm 7: Uống rượu buổi sáng sẽ làm dịu cơn say đêm trước
Câu nói "lấy độc trị độc" không hữu dụng với chuyện say rượu. Nó chỉ làm cho bạn tiếp tục say tới tận ngày hôm sau nữa.
Đau đầu và mệt mỏi do uống rượu hình thành khi mức cồn trong máu bắt đầu giảm và triệu chứng xấu nhất gặp phải khi mức giảm này rơi xuống ngưỡng thấp nhất. Để tránh rơi vào tình trạng này, bạn nên:
- Uống một cốc nước lọc giữa mỗi lần uống rượu và trước khi đi ngủ để ngăn mất nước.
- Ăn một bữa hoặc một món giàu chất béo trước khi uống rượu.
- Uống nước và đồ uống tăng lực vào sáng hôm sau để bù nước và các chất điện giải.
- Dùng thuốc giảm đau ibuprofen trước khi đi ngủ và sáng hôm sau để xoa dịu cơn đau đầu.
- Ngủ.
- Ăn trứng vào bữa sáng: Trứng chứa cysteine - chất giúp phân hủy một trong những chất chuyển hóa độc hại của rượu.
Theo VnExpress
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 14 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 18 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 23 giờ trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.