Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những tác dụng phụ cần lưu ý của hành tây

Thứ năm, 08:59 25/07/2024 | Y tế

Nhiều người thích hành tây thường có thói quen thêm thực phẩm này vào chế độ ăn uống để có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai để ý đến những tác dụng phụ không tốt của hành tây với sức khỏe.

Hành tây giàu chất hóa học có thể giúp bảo vệ tim, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và giúp cơ thể sản xuất insulin dễ dàng hơn. Hành tây cũng là một trong những nguồn thực vật cung cấp quercetin lớn nhất, một hợp chất thực vật có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hành tây có nhiều loại khác nhau, bao gồm hành vàng, đỏ, trắng, tím…

Những tác dụng phụ cần lưu ý của hành tây- Ảnh 1.

Hành tây có nhiều loại mang màu sắc khác nhau nhưng giàu chất dinh dưỡng như nhau.

1. Thành phần dinh dưỡng của hành tây

Hành tây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất như vitamin C, B6, kali, mangan và đồng và chất xơ tốt. Hành tây dùng sống hoặc nấu chín đều được dung nạp tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một cốc hành tươi xắt nhỏ có:

  • Lượng calo: 64
  • Carbohydrate: 15 g
  • Chất đạm: 2 g
  • Chất béo: 0 g
  • Chất xơ: 3 g
  • Đường: 7 g

2. Một số lợi ích sức khỏe của hành tây

Chất chống oxy hóa trong hành tây giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy một chất chống oxy hóa đặc biệt, được gọi là quercetin, bảo vệ sức khỏe theo nhiều cách, chẳng hạn như chống viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Một số lợi ích sức khỏe có thể có của hành tây bao gồm:

Giảm nguy cơ ung thư

Một nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều hành nhất có ít khả năng mắc bệnh ung thư ruột kết, cổ họng và buồng trứng nhất. Một nghiên cứu khác cho thấy những người đàn ông ăn nhiều rau thuộc họ hành tím ít có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhất.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng quercetin và các chất chống oxy hóa khác trong hành tây có tác dụng chống ung thư. Một chế độ ăn giàu quercetin có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi.

Tác dụng kháng khuẩn

Theo một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, hành tây có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Trong một thí nghiệm, chiết xuất hành và tỏi đã làm chậm sự phát triển của một số vi khuẩn. Cần nhiều nghiên cứu hơn để chỉ ra hành tây ảnh hưởng đến vi khuẩn trong cơ thể như thế nào.

Sức khỏe tiêu hóa

Những tác dụng phụ cần lưu ý của hành tây- Ảnh 3.

Hành tây có thể kết hợp với nhiều thực phẩm trở thành món ăn ngon.

Hành tây có fructooligosacarit, chất hoạt động như prebiotic (thức ăn cho vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột) hỗ trợ tiêu hóa. Chúng đi qua ruột non và nuôi dưỡng vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột già.

Các bệnh đái tháo đường, ung thư ruột kết, trầm cảm đều có liên quan đến việc không có đủ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Ngừa loãng xương

Hành tây có thể đóng vai trò ngăn ngừa bệnh loãng xương, một tình trạng làm xương yếu đi. Một nghiên cứu ở những người gần hoặc đã qua thời kỳ mãn kinh cho thấy những người ăn hành tây hàng ngày có mật độ xương cao hơn, dẫn đến xương chắc khỏe hơn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Hành tây có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, mang lại cho chúng mùi vị và mùi nồng đặc trưng. Những hợp chất này có thể giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, phá vỡ cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nếu ăn hành tây sống sẽ hấp thụ được nhiều hợp chất lưu huỳnh nhất.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Cả quercetin và các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có trong hành tây đều có tác dụng thúc đẩy sản xuất insulin, khiến chúng trở thành lựa chọn thực vật hữu ích với người bệnh đái tháo đường.

Lương y Huyên Thảo
https://suckhoedoisong.vn/cong-dung-c...

Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn lâu dài chứa nhiều flavonoid làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

2. Tác dụng phụ của việc ăn hành tây sống

Ăn hành, đặc biệt là hành tây sống, có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Đầy hơi : Các chất tương tự trong hành nuôi dưỡng vi khuẩn lành mạnh trong ruột có thể khó dung nạp đối với một số người. Hành tây là một trong những thực phẩm đôi khi gây rắc rối cho người mắc hội chứng ruột kích thích .

Những người có vấn đề về dạ dày không nên ăn hành tây sống vì nó có thể gây chướng hơi, đau bụng và chứa một số chất độc chỉ khi được nấu chín mới loại bỏ được.

Nếu ăn hành tây cảm thấy khó chịu, hãy tránh hoặc hạn chế ăn, nhất là hành tây sống.

Gây hạ huyết áp: Hành tây có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế những người mắc bệnh huyết áp thấp không nên ăn.

Thay đổi mùi cơ thể: Ngoài việc gây hôi miệng khi ăn hành tây sống thì cơ thể  phân hủy các hợp chất lưu huỳnh có trong hành tây, chúng có thể phản ứng với mồ hôi trên da, tạo ra thứ thường được coi là mùi cơ thể khó chịu.

Ngộ độc thực phẩm: Cơ quan y tế Hoa Kỳ đã phát hiện một số đợt bùng phát vi khuẩn salmonella và các vi khuẩn khác liên quan đến hành tây nguyên củ và thái hạt lựu. Những đợt bùng phát như thế này hiếm khi xảy ra ở hành tây vì lớp vỏ bên ngoài của chúng có thể bảo vệ khỏi bị nhiễm bẩn và quá trình sấy khô hành tây để chuẩn bị đưa ra thị trường càng làm giảm nguy cơ phát triển của vi khuẩn. Để giảm bớt rủi ro hơn nữa, hãy bảo quản hành tây đã cắt trong tủ lạnh.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top