Những tình tiết chưa từng công bố trong vụ học sinh bị cô giáo cắt tóc ở Vĩnh Phúc
GĐXH - Các bên liên quan gồm cô giáo chủ nhiệm, nhà trường, học sinh, phụ huynh... nói gì về sự vụ lùm xùm cô giáo cầm kéo cắt tóc học sinh trên bục giảng ở Vĩnh Phúc? Tất cả các bên mong muốn gì sau khi sự vụ xảy ra?
Nữ sinh từng khóc, buồn và không muốn đến lớp
Chiều ngày 23/3, một đại diện Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cho biết, ngày 22/3, Sở nhận được thông tin từ Hiệu trưởng trường THPT Đội Cấn báo cáo sơ bộ về sự việc, cô giáo Lê Thị Hương L - chủ nhiệm lớp 10A10 đã có hành động cắt tóc một nữ sinh ngay trên lớp.
Clip ghi lại sự việc đã lan tỏa với tốc độ nhanh chóng trên các trang mạng, thu được những bình luận, soi xét trái chiều. Tối 22/3, đơn vị nhận được bản tường trình của cô giáo L và báo cáo của nhà trường.
Cụ thể, sau Tết Nguyên đán, một số học sinh lớp 10A10 quay trở lại trường lớp với màu tóc được nhuộm light sáng như màu khói, màu vàng, không đúng với nội quy của trường. Sau đó, cô giáo chủ nhiệm đã nhiều lần nhắc nhở, quán triệt trực tiếp tại lớp, trên nhóm lớp và nhóm phụ huynh học sinh.
Đa số các em đã chấp hành nhuộm lại màu tóc. Tuy nhiên, duy nhất chỉ còn nữ sinh L. N. L. P là chưa nhuộm lại. Trước thông tin Đoàn trường có đợt kiểm tra nề nếp vào ngày 23/3, ngày 17/3, cô giáo chủ nhiệm đã gọi riêng em P ra hành lang để nhắc nhở và ra thời hạn, em P hứa với cô giáo buổi chiều về sẽ nhuộm lại.

Sáng ngày 23/3, một tổ công tác của Sở đã về làm việc tại trường THPT Đội Cấn, huyện Vĩnh Tường liên quan đến vụ việc giáo viên cắt tóc học sinh trên lớp.

Ngày 20/3, cô giáo chủ nhiệm này tiếp tục nhắn trên nhóm lớp, yêu cầu các học sinh chấp hành, hôm sau cô sẽ kiểm tra, “em nào chưa nhuộm lại thì cô sẽ cắt bỏ”.
Về phần mình, em P thuật lại, chiều 21/3, em P có ra hàng nhuộm lại nhưng thợ tóc báo do tóc yếu nên chờ dài hơn sẽ cắt bỏ. Sáng 22/3, trước khi cô chủ nhiệm kiểm tra, em P đã nhờ một số bạn cắt bỏ phần light sáng màu ở dưới gáy nhưng không hết.
Khi kiểm tra, cô L đã rất bực, muốn xử lý làm gương, nên cô nhờ một học sinh trong lớp đi mượn kéo cắt một lọn tóc phía trên của học trò. Cô cũng yêu cầu học sinh quay lại video gửi cho phụ huynh trong nhóm lớp, để biết việc cô phạt học sinh trên lớp.
“Ngay sau khi xảy ra sự việc, nhận thấy hành động của mình là nóng nảy và sai trái, 15h chiều 22/3, cô giáo đã đến gia đình em P, gặp ông bà nội và bố em để nói chuyện và xin lỗi gia đình.
Về phía em P sau khi xem video cô giáo cắt tóc lan tỏa chóng mặt trên mạng xã hội vào tối qua, nhận được nhiều ý kiến đa chiều, em P đã khóc, buồn và chia sẻ với bố mẹ, không muốn đến lớp nữa” - báo cáo nhà trường nêu.
Cô trò ôm nhau xin lỗi
Liên quan đến vụ việc trên, sáng 23/3, Sở GD&ĐT cùng với trường THPT Đội Cấn đã tổ chức cuộc gặp để lắng nghe, trao đổi trực tiếp giữa cô giáo chủ nhiệm, em P và cha mẹ, cùng các thầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, Trưởng ban đại diện Cha mẹ học sinh của trường và tổ công tác của Sở,...

Hai cô trò ôm nhau xin lỗi trên lớp học.
Tại buổi làm việc, cả hai bên đều nhìn nhận ra những phần sai của mình, dẫn đến sự việc không mong muốn bị đẩy đi quá xa, gây nhiều ảnh hưởng, hệ luỵ về mặt tâm lý, tinh thần cho không chỉ cô và trò.
Các bên đều bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sự việc được cảm thông; tiếp tục, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, quản lý học sinh, làm tốt hơn công tác liên lạc giữa cô giáo và phụ huynh học sinh; áp dụng các biện pháp giáo dục tích cực, không để xảy ra những sự việc tương tự.
Phát biểu tại buổi làm việc, cô giáo chủ nhiệm em P cho biết: “Các em (học sinh lớp 10A10) cũng bằng tuổi con gái thứ hai của tôi. Mối quan hệ cô trò từ đầu năm đến nay luôn vui vẻ, không có mâu thuẫn, ghét bỏ gì.
Chỉ vì mong muốn các em trưởng thành, có ý thức kỷ luật nên trong lúc nóng giận, tôi đã có hành động bột phát, tôi xin rút kinh nghiệm sâu sắc và rất mong được sự đồng cảm, xây dựng và xoa dịu vết thương để cô trò tiếp tục hành trình học tập của mình”.
Theo Trưởng Ban đại diện Cha mẹ học sinh: “Qua quá trình nhận lớp từ đầu năm học đến nay, cô giáo chủ nhiệm là người rất quan tâm, có trách nhiệm và sát sao đôn đốc, dạy bảo học trò từ nề nếp đến học tập.
Tuy nhiên, việc hành xử đi quá giới hạn của mình, cô giáo phải rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, để giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở rất nhiều lần, em P cũng phải nhận ra bài học cho mình.
Chúng tôi mong, cô giáo cùng học sinh và phụ huynh của em sớm vượt qua sự việc này để mọi thứ trở về được như cũ, cô trò tập trung phấn đấu dạy và học để đạt kết quả cao nhất trong học kỳ 2 sắp tới”.

Hình ảnh em P bị cô giáo chủ nhiệm cầm kéo cắt tóc trên bục giảng ở Vĩnh Phúc trước đó - (ảnh cắt từ clip).
Về phần gia đình, cha mẹ của em P bày tỏ: “Các con đang ở lứa tuổi vị thành niên, còn ngang bướng, khó bảo, cần có sự phối hợp, liên lạc chặt chẽ giữa thầy cô, gia đình và nhà trường. Nếu cô giáo có ý kiến kịp thời và trực tiếp với phụ huynh, chúng tôi sẽ biết để đôn đốc, dạy bảo cháu thêm, khi ấy, sự việc khó xử và đáng tiếc này sẽ không xảy ra.
Mối quan tâm hàng đầu của gia đình hiện nay là làm sao sớm ổn định tâm lý cho cháu, lấy lại được sự yêu mến, tình cảm của cô trò như trước. Cô trò nhận lỗi với nhau và rút kinh nghiệm, gia đình chúng tôi không có kiện cáo hay ý kiến gì khác”.
“Sau buổi làm việc, hai cô trò đã lên lớp học, trước sự chứng kiến của các bạn, của phụ huynh học sinh và một số thầy cô, hai cô trò đã nhận lỗi, rút kinh nghiệm và trao nhau cái ôm khép lại sự việc.
Sự việc xảy ra đáng tiếc, không mong muốn đối với cả giáo viên, học sinh, gia đình và xã hội, làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục nói chung. Đây là bài học mà giáo viên toàn ngành cần soi chiếu, không để xảy ra sự việc đáng tiếc tương tự” - đại diện Sở GD&ĐT thông tin với PV.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT cũng yêu cầu trường THPT Đội Cấn cần tổ chức họp hội đồng sư phạm để thông tin đầy đủ sự việc, kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân có liên quan và báo cáo bằng văn bản về Sở để phối hợp, giải quyết.

Hành trình của một người lái đò thầm lặng – một thủ khoa đại học sư phạm Hà Nội đến người thầy giáo với sự nghiệp trồng người cao quý
Giáo dục - 12 giờ trướcNếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người thầy rất vui sướng khi nhìn thấy học trò của mình thành công, trưởng thành.

Việt Nam đoạt 4 Huy chương Đồng Olympic Vật lý châu Á-Thái Bình Dương
Giáo dục - 13 giờ trướcĐoàn Việt Nam dự Olympic Vật lý châu Á-Thái Bình Dương năm 2023 gồm 8 học sinh, đã xuất sắc giành được 4 Huy chương Đồng và 4 Bằng khen.

Tranh cãi tuyển sinh ngành Y bằng môn Văn: Bộ GD&ĐT lên tiếng
Giáo dục - 15 giờ trướcĐại diện Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT lên tiếng trước thông tin một số trường đại học khối ngành Y Dược tuyển sinh bằng tổ hợp có môn Ngữ văn gây xôn xao dư luận.

Có nên du học Hàn Quốc ngay từ cấp 3
Xã hội - 20 giờ trướcGĐXH - Nhiều bậc phụ huynh có mong muốn cho con em mình du học ngay từ cấp 3 tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, họ lại phân vân không biết chọn trường nào cho con em mình.

Du học vừa học vừa làm tại Hàn Quốc từ A - Z
Xã hội - 20 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, nhiều người chọn hình thức du học vừa học vừa làm tại Hàn Quốc. Vậy nhưng, chưa nhiều người thật sự hiểu rõ về yêu cầu, điều kiện để tham gia hình thức này.

"Phát kiến" dùng điểm môn văn xét tuyển ngành Y, thế giới hiếm có?
Giáo dục - 22 giờ trướcMột số chuyên gia dẫn chứng tuyển sinh ở các nước có ngành Y phát triển hàng đầu như Australia, Mỹ, Anh hay Singapore đa phần đều đánh giá dựa trên các môn khoa học tự nhiên chứ không phải ngữ văn.

Bộ Y tế chính thức lên tiếng về việc một số trường xét tuyển y khoa bằng môn Văn
Giáo dục - 22 giờ trướcĐại diện Bộ Y tế cho rằng các cơ sở đào tạo đưa môn Văn vào xét tuyển khối ngành y là quyền của một số trường, tuy nhiên cần có phân tích, giải trình rõ ràng, thuyết phục về căn cứ khoa học, thực tiễn về sự cần thiết, lý do phải đưa môn Văn vào xét tuyển...

Nhiều trường dừng tuyển sinh ngành Sư phạm trong năm 2023
Giáo dục - 2 ngày trướcKhông có nhu cầu đào tạo giáo viên, hoặc đã sáp nhập với các cơ sở đào tạo khác, hoặc chưa đăng ký chỉ tiêu đào tạo là những lý do mà một số địa phương, cơ sở đào tạo không có nhu cầu tuyển sinh ngành Sư phạm trong năm 2023.

Con bị hạnh kiểm trung bình, thầy giáo đến nhà hành hung cô giáo
Giáo dục - 2 ngày trướcMột phụ huynh học sinh, cũng là thầy giáo đã tìm đến nhà cô giáo để chửi bới, hành hung khiến cô giáo này bị thương ở mặt.

Hà Nội có gần 16 nghìn học sinh được miễn thi ngoại ngữ
Giáo dục - 2 ngày trướcNăm 2023, thành phố Hà Nội có 15.991 học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ các loại đề nghị được sử dụng trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Con bị hạnh kiểm trung bình, thầy giáo đến nhà hành hung cô giáo
Giáo dụcMột phụ huynh học sinh, cũng là thầy giáo đã tìm đến nhà cô giáo để chửi bới, hành hung khiến cô giáo này bị thương ở mặt.