Những vật dụng nhà tắm là nơi trú ngụ của 'cả ổ vi khuẩn', cần thay mới thường xuyên kẻo ảnh hưởng sức khỏe
Phòng tắm là nơi có chứa nhiều tóc, da chết và có độ ẩm cao nhất trong nhà. Do đó, đây cũng là môi trường hoàn hảo để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi. Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn nên thay mới những vật dụng dưới đây theo định kỳ.
Khăn mặt
Cho dù khăn mặt hay khăn tắm còn rất mới, thơm tho sạch sẽ nhưng các bạn nên nhớ chúng có thể là nơi trú ngụ của hàng triệu con vi khuẩn sau một thời gian sử dụng.
Khăn mặt thường được dệt bằng chất liệu cotton, lâu ngày vi khuẩn rất dễ ký sinh trong các kẽ sợi bông, khó làm sạch. Việc phơi nắng hay luộc với nhiệt độ cao chỉ tạm thời khống chế không làm cho số lượng vi khuẩn sinh sôi. Hơn nữa, khăn dùng lâu cũng sẽ cứng, có hại cho da. Tuy vậy nhưng nhiều người lại có thói quen dùng khăn mặt cả năm, thậm chí dùng đến khi cũ, sờn rách mới thay. Đây là một thói quen có hại. Tốt nhất nên thay chúng khi đã sử dụng được từ 3-4 tháng/lần.

Mút trang điểm
Cũng giống như mút rửa bát trong nhà bếp, mút trang điểm cũng là một mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển. Do vậy, cần rửa sạch chúng bằng nước ấm sau mỗi lần sử dụng sao cho khi vắt, màu phấn nhạt dần. Cứ làm như vậy cho đến khi nước vắt ra từ mút sạch hoàn toàn rồi phơi khô. Nếu thực hiện việc này thì bạn chỉ cần thay mới mút trang điểm 6 tháng một lần.
Lưỡi dao cạo râu
Dùng dao cạo râu cũ có thể khiến cho việc cạo râu của bạn không mấy suôn sẻ. Không những thế, dùng dao cạo mà không thay lưỡi dao làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da và gây nổi mụn trứng cá do vi khuẩn tích tụ lâu dài. Một sai lầm phổ biến của nam giới là để dao cạo của họ ở những nơi ẩm ướt, điều này thúc đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn.
Do đó, sau khi cạo xong, hãy rửa sạch lưỡi dao rồi để khô ráo hoặc cất vào nơi thoáng mát. Ngoài ra, khi bạn phát hiện thấy lưỡi dao có dấu hiệu bị cùn, gỉ sét hay đóng cặn bẩn mà không thể rửa sạch, đã đến lúc bạn “chia tay” với lưỡi dao đó. Để hạn chế tối đa các khả năng lây lan của vi khuẩn, bạn cũng nên thay lưỡi dao sau mỗi 5-7 lần cạo dù có tiếc đến cỡ nào đi chăng nữa.
Bông tắm
Sử dụng bông tắm mỗi ngày sẽ khiến cho lượng da chết tích tụ trong bông tắm ngày càng nhiều lên. Cùng với điều kiện ẩm thấp và ẩm ướt của phòng tắm, vi khuẩn sẽ càng có cơ hội để phát triển. Đó là lý do tại sao bạn nên thay bông tắm 3 tuần một lần và phải kiểm tra nấm mốc thường xuyên.
Bàn chải đánh răng
Phòng tắm không phải là khu vực sạch nhất trong nhà mà thậm chí nó còn là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Do đó, bạn nên tìm đến những nơi khô ráo để cất giữ bàn chải.
Bên cạnh đó, hãy chú ý đặt bàn chải theo chiều thẳng đứng, để ráo nước và thay mới sau 3 tháng nhằm phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh răng miệng.

Khăn tắm
Mỗi cá nhân nên có 2-3 chiếc khăn tắm trong phòng tắm để thay phiên sử dụng. Sau mỗi lần tắm bạn nên giặt luôn khăn tắm để loại bỏ vi khuẩn rồi phơi khô. Nhờ vậy, mỗi lần tắm bạn đều được sử dụng khăn sạch. Và cũng giống như khăn mặt, bạn không nên dùng một chiếc khăn tắm quá lâu so với thời gian sử dụng của chúng, đừng để đến khi vải khô cứng, sờn rách mới thay.
Kem đánh răng
Theo nguyên tắc, một khi bạn đã mở nắp kem đánh răng thì các chất bên trong sẽ tiếp xúc với không khí và dần dần thay đổi theo thời gian. Nói cách khác, các thành phần trong kem sẽ phân tách hoặc kết tinh từ 12 đến 18 tháng, khiến cho mùi vị bắt đầu nhạt dần, chất florua hoạt động kém hiệu quả và thậm chí trở thành nơi cho vi khuẩn có thể xâm nhập.
Nếu bạn lo sợ không thể xài hết tuýp kem đánh răng thì bạn có thể mua tuýp nhỏ, sử dụng trong vòng từ 1-2 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.
Bàn chải cọ rửa
Đây là một vật dụng có thể được giữ trong nhà nhiều năm. Nhưng bên cạnh đó, ngay cả khi bạn làm sạch bàn chải hàng tuần. Bạn cần hiểu rằng không thể nào loại bỏ hết vi khuẩn trên bàn chải. Vì vậy, bạn cần thay mới bàn chải khi lông của nó bị biến dạng hoặc bắt đầu chuyển sang màu vàng.
Rèm cửa nhà tắm
Khi rèm cửa phòng tắm bị bẩn và thậm chí tệ hơn, nấm mốc có thể phát triển trên chúng. Vì thế, hãy nên giặt rèm ít nhất mỗi tháng một lần, sau một năm sử dụng nên thay rèm mới.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...