Hà Nội
23°C / 22-25°C

Niềm tin đến ngày không cần mặc bộ đồ bảo hộ

Thứ ba, 13:43 22/06/2021 | Y tế

GiadinhNet - Trong đại dịch COVID-19, sự hy sinh, cống hiến thầm lặng của đội ngũ nhân viên y tế đáng được trân trọng hơn bao giờ hết. Đó không chỉ là trách nhiệm của những “chiến sĩ áo trắng”, mà còn là tình cảm giữa người với người, với Tổ quốc, với nhân dân…

Niềm tin đến ngày không cần mặc bộ đồ bảo hộ  - Ảnh 1.

Y bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Phú Vang phục vụ các công dân trong khu cách ly tập trung T3. Ảnh: Nguyễn Dũng

"Bông hồng khoác blouse trắng" nơi tuyến đầu chống dịch

Kể từ lúc dịch COVID-19 bùng phát ở nước ta, các y bác sĩ nơi tuyến đầu dường như không có giây phút thảnh thơi. Họ luôn phải làm việc, chiến đấu để bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân, cho cộng đồng. Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ khi đợt dịch đầu tiên xuất hiện cho tới nay, những "chiến sĩ áo trắng" thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang luôn trong tư thế sẵn sàng lên đường đi chống dịch.

Nữ bác sĩ Đoàn Nguyễn Hoài Lê - Trưởng khoa Xét nghiệm, Trung tâm Y tế huyện Phú Vang là gương điển hình trong công cuộc chống dịch nơi đây. Là cán bộ đứng đầu một khoa, lại là khoa quan trọng trong việc phát hiện bệnh nhân COVID-19, chị luôn ở trong một tâm thế sẵn sàng để bất cứ khi nào có lệnh là lên đường.

Theo lời kể của chị Lê, đợt dịch này, chị lên tuyến đầu từ tối 29/4, khi Huế truy vết F1 của ca bệnh đầu tiên ở Hà Nam. Cũng trong tối hôm đó, những công dân F1 được đưa về khu cách ly và được lấy mẫu gửi đi ngay trong đêm. "Tôi đi làm về đến nhà lúc 18h thì nhận thông tin các đội đáp ứng nhanh lên đường truy vết F1, chuẩn bị về khu cách ly T3, thế là tôi lên đường. Mặc dù nhận lệnh muộn, nhưng trước đó tỉnh đã thông báo sẵn sàng kích hoạt khu cách ly T3 rồi, nên tôi sẵn sàng tâm thế chứ không hề thụ động khi có lệnh", chị Lê kể.

Niềm tin đến ngày không cần mặc bộ đồ bảo hộ  - Ảnh 2.

BS Đoàn Nguyễn Hoài Lê lấy mẫu xét nghiệm cho công dân. Ảnh: Nguyễn Dũng

Theo chị Lê, làm việc ở khu cách ly nơi có nguy cơ cao nhiễm bệnh, ban đầu mọi người cũng lo ngại, nhưng đã xác định là nhân viên y tế thì sức khỏe cộng đồng mới là quan trọng nhất. Do đó, mọi người cùng nắm tay nhau quyết tâm cố gắng để hoàn thành mọi nhiệm vụ. "Có những ngày số lượng công dân từ vùng dịch về nhiều, chúng tôi phải làm việc liên tục, quên ăn, quên ngủ. Những lúc mệt quá mọi người động viên nhau nhắm mắt một lúc rồi lại tiếp tục công việc", chị Lê chia sẻ.

Công việc của chị Lê mỗi đợt dịch đều rất nặng nề, có khi ở lại khu cách ly một vài ngày để lấy mẫu xét nghiệm, có khi lại theo chân đội truy vết đến nhiều nơi, làm việc liên tục nhiều giờ để lấy mẫu xét nghiệm cho các công dân ở trong cộng đồng. Vất vả, khó khăn như vậy, nhưng bằng sự nhiệt huyết, ngọn lửa nghề luôn bùng cháy trong con người nữ bác sĩ nhỏ bé nhưng đầy kiên cường.

Công việc đặc thù luôn phải tiếp xúc với nhiều người từ vùng dịch, do đó chị Lê và đồng nghiệp luôn ý thức được việc bảo vệ bản thân và cho mọi người. "Chỉ cần mặc lên bộ đồ bảo hộ ngồi yên trong 20 phút sẽ cảm nhận được người mình như vừa được xông hơi xong vậy, mũi cay, mắt kèm nhèm. Mồ hôi chảy ròng ròng, áo quần ướt sũng như vừa tắm xong. Niềm vui của tôi và đồng nghiệp là đến một ngày không cần phải mặc lên mình những bộ đồ bảo hộ nữa…", chị Lê tâm sự.

Chỉ khi chúng ta bình tĩnh mới giúp người dân không hoang mang, lo lắng. Như vậy, chúng ta mới có thể chung sức, đồng lòng để có thể đẩy lùi được dịch bệnh

Bác sĩ Đoàn Nguyễn Hoài Lê

Theo chị Lê, do đặc thù công việc nên chị vừa thực hiện nhiệm vụ tại 2 khu cách ly lớn của tỉnh Thừa Thiên - Huế (khu cách ly T3, T4) vừa phải phục vụ cho phòng chống dịch ở địa phương. Ở đâu cũng có khó khăn riêng. Tại khu cách ly thì đôi khi phải đón người liên tục, mặc đồ bảo hộ cả ngày, trong khi đi lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng phải di chuyển liên tục trong mọi điều kiện thời tiết. "Những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, tôi và đồng nghiệp phải lấy gần 500 mẫu xét nghiệm đến tận 12h đêm. Bước chân về đến nhà cũng là lúc mọi người vui vẻ đón Giao thừa. Thấy mọi người vui vẻ chúc mừng năm mới như tạo thêm niềm vui cho chúng tôi", chị Lê nói.

Nói về việc bảo vệ bản thân, chị Lê chia sẻ rằng: "Với một nhân viên y tế, việc bình tĩnh, không lo sợ và cẩn trọng trong đại dịch là điều cực kỳ quan trọng. Bình tĩnh không phải là thờ ơ, mà bình tĩnh là để xử lý vấn đề một cách tốt nhất. Chỉ khi chúng ta bình tĩnh mới giúp người dân không hoang mang, lo lắng. Như vậy, chúng ta mới có thể chung sức, đồng lòng để có thể đẩy lùi được dịch bệnh".

Gác lại niềm hạnh phúc

Niềm tin đến ngày không cần mặc bộ đồ bảo hộ  - Ảnh 4.

Các “chiến sĩ áo trắng” thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) luôn trong tư thế sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ. Ảnh: Nguyễn Dũng

BS Đoàn Nguyễn Hoài Lê có hai con. Cháu bé đang sống cùng ông bà ngoại ở Đắk Lắk. Cháu lớn học lớp 7, hiện sống cùng mẹ ở TP Huế. Vì đặc thù công việc, trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, dường như những ngày bên con của chị Lê rất ít.

Từ lúc đợt dịch đầu tiên xuất hiện, để đảm bảo công việc của mình cũng như sinh hoạt hàng ngày cho con nhỏ, chị Lê chuẩn bị lương thực, thực phẩm đầy đủ sẵn có cho con ở nhà. Cùng với đó, chị phải tập cho con tính tự lập trong những ngày mẹ đi vắng. Chị bảo, rất may con chị hiểu được công việc của mẹ nên mọi việc cũng quen dần.

"Dù công việc của tôi trong đợt dịch này không hoàn toàn phải đi xa nhà, xa con nhiều ngày liền, nhưng thời gian bên con thì không có. Có những ngày mẹ con gặp nhau, nhưng lại không thể ngồi với nhau, phải giữ khoảng cách vì biết đâu vô tình mình sẽ nhiễm bệnh cho con. Những lúc nghĩ về nhà, về bố mẹ già, về con nhỏ cũng cảm thấy buồn, chúng tôi ngồi lại kể cho nhau nghe, dành cho nhau những lời động viên và thế là tạm quên đi những nỗi niềm, mệt nhọc để tiếp tục làm việc. Cuộc sống có nhiều khi phải tạm quên đi nhu cầu bản thân, hay gia đình để phục vụ người dân, để đẩy lùi dịch bệnh", chị Lê tâm sự.

Cuộc sống có nhiều khi phải tạm quên đi nhu cầu bản thân hay gia đình để phục vụ người dân, để đẩy lùi dịch bệnh.

Bác sĩ Đoàn Nguyễn Hoài Lê

Với những nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch, bên cạnh việc phải đối mặt với những hiểm nguy từ dịch bệnh thì có lúc họ cũng gặp phải những câu chuyện "dở khóc, dở cười", những kỉ niệm đáng nhớ. Theo lời kể của BS Đoàn Nguyễn Hoài Lê, chị hay gặp phải những tình huống bất ngờ, gây khó cho nhân viên y tế của các công dân khi lấy mẫu xét nghiệm. "Nhiều trường hợp khi chúng tôi lấy mẫu xét nghiệm lại gây cản trở, gây khó dễ, chửi thề; có người gọi mãi họ không chịu lấy, mất rất nhiều thời gian. Trong những lúc như vậy chúng tôi chỉ biết động viên, khuyên nhủ họ nếu không hợp tác sẽ gây khó khăn cho cả hệ thống trong việc phòng, chống dịch và cho bản thân mỗi người", chị Lê cho biết.

Nói về những câu chuyện "dở khóc, dở cười", chị Lê kể: "Mới đây tại khu cách ly T4, rất nhiều cụ già, mắt mờ, tai yếu, lại có nhiều bệnh nền phải đi cách ly tập trung. Có cụ bà hơn 90 tuổi vào khu cách ly lúc 21h đêm. Lúc đang chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm, cụ nói: "Tôi già rồi, vừa làm Căn cước công dân mà không biết có còn sống để chờ lấy nữa không… Bây giờ vì "con cô-vít" nên phải vào đây, không biết tôi có mắc "con cô-vít" đó không nhưng vẫn đi cách ly vì đi là để chống dịch".

Nhìn hình ảnh những cụ già vui tươi và trao những ánh mắt trìu mến mỗi khi cán bộ y tế đến dặn dò và lấy mẫu xét nghiệm như tiếp thêm sức mạnh để những người như chị Lê vượt qua khó khăn đẩy lùi dịch bệnh.

Sơn Nguyễn - Hoàng Dũng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 8 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 13 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 2 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 2 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 3 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Top