Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nơi bẩn nhất trong nhà không phải là phòng vệ sinh mà chính là khu vực này: Bạn dùng mỗi ngày nhưng chắc chắn chưa biết cách vệ sinh cho đúng!

Thứ hai, 07:45 13/09/2021 | Sống khỏe

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có hàng tỷ người mắc các bệnh liên quan đến thực phẩm.

Nếu được hỏi đâu là nơi bẩn nhất trong nhà, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nhà vệ sinh. Nơi luôn ẩm ướt nhất và có chứa bồn cầu.

Xong thực tế, có một nơi trong nhà còn bẩn hơn gấp bội đó chính là nhà bếp. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có hàng tỷ người mắc các bệnh do thực phẩm.

Trong số các vi khuẩn gây bệnh truyền qua thực phẩm, phổ biến nhất là Campylobacter jejuni, Salmonella và Escherichia coli. Những vi khuẩn này có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện ngộ độc thực phẩm khác sau khi xâm nhập vào cơ thể người.

Nơi bẩn nhất trong nhà không phải là phòng vệ sinh mà chính là khu vực này: Bạn dùng mỗi ngày nhưng chắc chắn chưa biết cách vệ sinh cho đúng! - Ảnh 1.

Ngoài những vi khuẩn này, nấm mốc cũng có thể tạo ra độc tố rất có hại cho cơ thể con người, ví dụ như ăn thực phẩm bị nhiễm nấm Aspergillus flavus có thể nhiễm độc tố aflatoxin và có nguy cơ mắc ung thư gan .

Nhà bếp là nơi ẩn náu vi khuẩn nhiều nhất

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết vi khuẩn trong gia đình đều ẩn náu trong nhà bếp chứ không phải nhà tắm.

5 món đồ dùng thường chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bếp đó là: thớt, giẻ rửa bát, chậu rửa bát, tay nắm tủ lạnh, tay nắm cửa bếp.

Trong số đó, khu vực mà vi khuẩn "yêu thích" nhất là giẻ rửa bát. Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Charles Gerba (một chuyên gia về vi sinh vật học tại Đại học Arizona, Mỹ): Có khoảng 10 triệu vi khuẩn trên mỗi inch vuông nếu miếng giẻ bằng mút, và khoảng một triệu con nếu miếng giẻ bằng vải. Thậm chí, miếng rửa bát còn bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu.

Nơi bẩn nhất trong nhà không phải là phòng vệ sinh mà chính là khu vực này: Bạn dùng mỗi ngày nhưng chắc chắn chưa biết cách vệ sinh cho đúng! - Ảnh 2.

Ngoài ra, chuyên gia từ Đại học Arizona cũng cho hay, trung bình một chiếc thớt có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bệ ngồi bồn cầu. Vi khuẩn tích tụ sau những lần bạn sử dụng chúng để cắt, thái thịt sống, cơ quan nội tạng động vật.

Ngoài ra, thức ăn thừa trong bếp không chỉ thu hút các loài động vật gây hại như chuột, gián, ruồi mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu thức ăn thừa trong nhà bếp không được loại bỏ kịp thời, khả năng con người bị ngộ độc vì thực phẩm sẽ tăng lên rất nhiều.

Nhà bếp là nơi bẩn nhất trong nhà, vậy làm sao để chúng an toàn hơn?

Theo Tiến sĩ Li Jun từ Khoa tiêu hóa, Bệnh viện Trường Hải, Thượng Hải, cách đúng đắn nhất chính là làm tốt công việc dọn dẹp nhà bếp, như vậy có thể chặn đường lây lan của vi khuẩn, không để "bệnh từ miệng mà ra".

1. Cách loại bỏ vi khuẩn từ nhà bếp

Trước hết, bếp cần được trang bị máy hút mùi hoặc quạt thông gió. Bếp phải được thông gió thường xuyên để tránh ẩm mốc.

Thứ hai, đồ dùng trên bếp cần được giữ sạch sẽ, khô ráo. Các đồ dùng hàng ngày như bát, chén, đĩa ăn cơm… cần được rửa sạch ngay sau khi sử dụng và khử trùng trong máy tiệt trùng. Cần làm khô trước khi được cất vào tủ.

Các loại dao kéo không sử dụng thường xuyên nên cất vào tủ. Đũa, thìa, nĩa, ống hút, túi nhựa, giấy nhôm, găng tay vệ sinh, bọc nhựa... phải được phân loại và đặt đúng chỗ.

Nơi bẩn nhất trong nhà không phải là phòng vệ sinh mà chính là khu vực này: Bạn dùng mỗi ngày nhưng chắc chắn chưa biết cách vệ sinh cho đúng! - Ảnh 3.

Các dụng cụ nhà bếp cần được lau chùi và bảo dưỡng định kỳ để tránh tích tụ bụi bẩn, cặn dầu mỡ lâu ngày.

Khăn lau bếp, giẻ rửa bát nên được vệ sinh thường xuyên và thay đổi liên tục để ngăn vi khuẩn sinh sôi.

Thớt, dao sau mỗi lần sử dụng cần được làm sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để khử trùng. Dùng dao thái cá, thịt, gia cầm sống nên trụng qua nước sôi để tránh nhiễm ký sinh trùng. 6 tháng nên thay thớt, đũa một lần.

Nơi bẩn nhất trong nhà không phải là phòng vệ sinh mà chính là khu vực này: Bạn dùng mỗi ngày nhưng chắc chắn chưa biết cách vệ sinh cho đúng! - Ảnh 4.

Các thiết bị gia dụng, tủ lạnh cần được vệ sinh thường xuyên, nên vệ sinh định kỳ 1-2 tháng/lần. Lò vi sóng, nồi cơm điện, máy làm sữa đậu nành,… cũng nên được vệ sinh thường xuyên.

2. Bảo quản thức ăn sống và thức ăn chín riêng biệt

Từ lò mổ, vận chuyển, mua sắm rồi vào đến tủ lạnh nhà bạn là cả một hành trình dài vì thế thịt có thể bị nhiễm khuẩn, chẳng hạn như Salmonella, Escherichia coli, Campylobacter... Do đó, bạn cần bảo quản thực phẩm sống và chín trong các ngăn riêng biệt trong tủ lạnh.

Trừ thực phẩm đóng hộp, thời gian bảo quản của thực phẩm nói chung không quá một tuần, tốt nhất nên bảo quản thực phẩm đã nấu chín trong hộp có nắp đậy rồi mới cho vào tủ lạnh. Trái cây được bảo quản tốt nhất là đặt trong hộp kín.

Theo Nhịp Sống Việt/ Sohu, QQ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chơi pickleball, người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa bất ngờ đổ gục, nghi do đột quỵ sau đó tử vong.

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trứng tốt cho não, là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho não, giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày có ích trong việc giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Sống khỏe - 14 giờ trước

Khi mạch máu bị tổn thương, nhiều cơ quan sẽ hoạt động bất thường. Do đó, hãy học cách để nuôi dưỡng và "trẻ hóa" mạch máu.

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu, uống khoảng 01 lít rượu mỗi ngày. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân ho nhiều từng cơn, khạc ra máu đỏ tươi lẫn đờm...

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 1 ngày trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Top