Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi buồn “hậu thu hồi” đất nông nghiệp: Giàu mở quán nước, nghèo đi bốc vác

Thứ sáu, 13:39 27/09/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Khi các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều thì diện tích đất nông nghiệp – nồi cơm của người nông dân - càng hẹp lại. Rất nhiều người lâm vào cảnh không đất, mất nghề, xa xứ kiếm sống và hàng loạt những rắc rối mà họ phải đối mặt.

Nỗi buồn “hậu thu hồi” đất nông nghiệp: Giàu mở quán nước, nghèo đi bốc vác 1

Trong khi nông dân thiếu đất canh tác, thì rất nhiều đất bỏ hoang ở An Khánh (Hà Nội). Ảnh: Hà Phương

 
Tha phương, tứ tán làm thuê

Lão nông Nguyễn Đình Tình (ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) đứng ở khoảng sân nhỏ trước nhà mình, nhìn xa xăm, buồn thiu: “Trước đây, đó là ruộng đồng, thẳng cánh cò bay. Bao nhiêu đời chúng tôi vẫn sống yên ổn với những thửa ruộng đó. Vậy mà…”. Ông Tình chép miệng nửa chừng như tiếc nuối một điều gì đó. Tôi đỡ lời: “Xu thế của sự phát triển mà bác. Từ làng trở thành phố, người dân chẳng hưởng lợi hơn sao?”. Ông Tình lắc đầu: “Lợi đâu chưa thấy, người dân lao đao vì mất đất nông nghiệp. Con tôi, đứa ra phố làm thuê, đứa vào Nam sinh sống”.

Còn nhớ cách đây vài ba năm, người dân Dương Nội (trong đó chủ yếu ở thôn La Cả, tại bãi đất trống của dự án khu đô thị Dương Nội còn chưa được rào tôn, cắm biển dự án và để hoang) còn tự do canh tác, cả năm tính tổng thu nhập còn được cả chục triệu đồng nhờ vào làm nông nghiệp. Khu đô thị Dương Nội từng là cánh đồng thẳng cánh cò bay, bờ xôi ruộng mật, một năm hai vụ lúa một vụ màu. Người trong làng thời ấy hầu như chẳng bao giờ biết đi chơi hay ngồi lê la ở quán bia, quán nước tối ngày như bây giờ. Vậy mà mọi thứ đã đổi thay nhanh chóng.

Ngày có dự án, bà con phải nhường ruộng để phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng, xây khu đô thị. Tính ra, mỗi khẩu có 11 thước ruộng, được đền bù 80 triệu đồng nhưng... hết đất, mất nghề, không biết làm gì để sinh sống. Theo ông Tình và rất nhiều người ở phường Dương Nội, sau khi mất đất, người dân rất lúng túng trong việc mưu sinh kiếm sống. Có người nhanh nhạy mở quán nước phục vụ các đội thi công, số khác rủ nhau bán hàng rong ở các khu vui chơi. Có người lại kéo nhau đi bắt cá bẫy tôm ngay trong hồ Nam Cường. Mấy người không biết kinh doanh thì tranh thủ một vài mét đất giáp làng mà trồng bầu bí, kiếm thêm đồng rau, đồng cháo.

Một số khác không biết làm gì đành sang “chợ người” ở xã La Phù (Hoài Đức), thấy ai thuê bốc vác, dọn nhà, quét sơn… thì nhảy vào làm. Anh Thắng, ở “chợ người” này cho biết: “Hôm thì một đôi trăm, hôm đói rạc chẳng ai thuê. Bấp bênh lắm nhưng biết làm gì khác”. Người dân mang tiếng là “lên phố” mà thu nhập bấp bệnh, bữa no bữa đói khổ hơn cái thời còn chân lấm tay bùn.
 
Nghịch lý “thu nhập tăng, đời sống giảm”

Tình cảnh ở Dương Nội không phải là duy nhất. Ở xã An Khánh (huyện Hoài Đức) cũng tương tự như vậy. Nói về tổng quan đời sống người dân sau thu hồi đất, ông Nguyễn Huy Hoán, Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh thắc thỏm: “Tổng thu nhập tăng nhưng đời sống đi xuống”. Lời của vị phó chủ tịch xã ban đầu có vẻ lạ, nhưng hiểu ra sự tình không lạ chút nào. Ông Hoán cho biết, người dân địa phương sau khi không còn ruộng đã tá hỏa làm mọi nghề kiếm sống. Kẻ buôn cây cảnh, người chạy chợ, một số khác ở nhà làm nghề đan lát… “Tuy tổng thu nhập đầu người cao hơn thật đấy nhưng đó là sự phát triển không bền vững, chỉ mang tính thời vụ, thời điểm. Về lâu, về dài, giải quyết lao động ở địa phương thực sự là một bài toán nan giải”, ông Hoán nói.

Nghịch lý nữa là ở An Khánh bây giờ nhìn những dãy nhà cao tầng san sát, lộng lẫy, nhưng chủ nhân ai cũng thở dài. Bởi, bên trong cái vẻ bề ngoài bóng bẩy, bề thế đó, hàng trăm hộ gia đình đang phải đối mặt với khó khăn khi không có việc làm. Họ phải lần hồi từng bữa chợ để nuôi sống gia đình.

Ông Nguyễn Văn Minh (62 tuổi ở thôn Vân Lũng, xã An Khánh) cho biết: “Rất nhiều gia đình có người ở độ tuổi như chúng tôi, chẳng có đồng lương hưu, không có đất làm nông, đành mua nứa về hành nghề đan lát kiếm sống qua ngày. Chăm chỉ lắm thì cũng chỉ được 1 triệu đồng/ tháng. Cuộc sống gia đình chúng tôi thực sự khó khăn. Ngày trước, lúc còn có ruộng, tính ra cũng không được 1 triệu đồng/ tháng/ sào nhưng không bao giờ sợ đói vì đã đủ cơm ăn, làm nông lại có thời gian rỗi để làm việc khác”. Ông Minh bảo, nếu không có sự trợ giúp của con cái thì với thu nhập như vậy lại sống ở Thủ đô, nơi tiến trình đô thị hóa đang chóng mặt này thì ông bà sẽ chẳng đủ ăn. Cũng giống như những người hàng xóm cùng cảnh ngộ, cuộc sống của ông bà giờ đây chi tiêu phải tính đến từng nghìn đồng lẻ.

Những năm trước, ở Vân Lũng làm gì có nghề đan lát. Thế mà giờ đây, ở thôn Vân Lũng, đan lát trở thành nghề phổ biến và là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ. Dẫu rằng, mức thu nhập của họ mỗi tháng chỉ loanh quanh trên dưới triệu đồng. Được biết, từ năm 2000 diện tích đất nông nghiệp của An Khánh bị thu hồi phục vụ các dự án đô thị, công nghiệp, giao thông. Ở 4 thôn Vân Lũng, An Thọ, Phú Vinh, Yên Lũng, gần như nông dân không còn đất nông nghiệp.

Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân sau khi mất đất, ông Hoán cho biết: “Khi lấy đất, các doanh nghiệp có đề cập và hứa giải quyết việc làm cho nông dân nhưng một số doanh nghiệp vẫn bỏ hoang đất, một số lại chưa đi vào hoạt động”. Tình hình thực sự nan giải!
 
Hà Phương
phamhuongthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Xã hội - 12 phút trước

"Khi súng ngừng bắn ở Dinh Độc lập vào ngày 30/4/1975, tôi biết cũng là lúc quân ta toàn thắng, đất nước ta hoàn toàn thống nhất", ông Nguyễn Bá Mẽ nghẹn ngào nhớ lại.

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Xã hội - 13 phút trước

Mỗi lần kể về chuyện tình của mình, ông Nghi và bà Hoa lại rưng rưng nước mắt, bởi họ là những người đầu tiên làm lễ rước dâu qua cầu Hiền Lương lịch sử, sau ngày hòa bình lặp lại.

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Xã hội - 27 phút trước

Người phụ nữ bán 3 quả dứa với giá 500.000 đồng cho 2 nữ du khách nước ngoài đã đến trình diện Công an.

Giỏi ngành này có thể kiếm trên 60 triệu đồng/ tháng

Giỏi ngành này có thể kiếm trên 60 triệu đồng/ tháng

Xã hội - 43 phút trước

GĐXH - Nhiều người không khỏi bất ngờ khi nhiều nước trên thế giới, lập trình Game là ngành công nghiệp không khói chủ lực trong thời đại 4.0, mang lại mức lương hấp dẫn hàng triệu người mơ ước.

Tin sáng 30/4: Tiết lộ 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước mới nhất; lý do không lưu ảnh CCCD trong điện thoại

Tin sáng 30/4: Tiết lộ 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân cao nhất cả nước mới nhất; lý do không lưu ảnh CCCD trong điện thoại

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 cho thấy Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước; tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Điểm danh những khu vực nắng nóng cao độ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do chịu tác động của hoàn lưu vùng áp thấp nóng phía Tây nên dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 nhiều khu vực trên cả nước nắng nóng. Nhiều khu vực nắng nóng trên 40 độ C.

Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng hàng nghìn người dân làng Đông Cao đủ mọi lứa tuổi đã đến xem, cổ vũ cho gần 100 pháo thủ khiến cho không khí nơi đây vui tươi như mở hội...

 Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Một nhóm trẻ rủ nhau đi tắm sông tại khu vực chân cầu Hiệp Thành, (phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) không may 2 trẻ bị đuối nước thương tâm.

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Pháp luật - 13 giờ trước

Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Sau gần 1 năm mở luồng, kênh đào dài 1km nối sông Đáy và sông Ninh Cơ ở địa phận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định mỗi ngày có hàng chục lượt tàu chở hàng, sà lan đi qua rút ngắn thời gian đi lại từ 8 tiếng xuống còn 20 - 30 phút.

Top