Nỗi đau “truyền kiếp” trong gia đình ba thế hệ 7 người mù, câm, điếc
GiadinhNet - Ba ngôi nhà nhỏ, mái ngói đã ngả sang màu rêu, bên trong gần như rỗng tuếch, hầu như chẳng có gì đáng giá. Có chăng chỉ là hình ảnh mấy đứa trẻ con chạy qua, chạy lại nô đùa ầm ĩ.

Con trai bà Thang cùng với những đứa con bị câm điếc của mình.
Thế nhưng trong cuộc nô đùa ấy, cũng chẳng đứa trẻ nào nói với nhau một câu. Thay vào đó là những từ ú ớ khó hiểu, chốc chốc lại có tiếng ơ ơ trầm trầm của người lớn vang lên, như thể “quát” lũ trẻ trật tự không nô đùa nữa.
Những phận đời bất hạnh
Chính quyền hết sức giúp đỡ
Trao đổi với chúng tôi về trường hợp gia đình ông Dương Văn Oa, ông Nguyễn Văn Ly – trưởng thôn Thanh Trí cho biết: “Gia đình ông Oa là một trong những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Khi biết được hoàn cảnh của họ, chúng tôi cũng đã phối hợp với các cấp, các ngành tiến hành đưa những trường hợp mắc bệnh trong gia đình này đi khám, kết quả xác định là do sự di truyền. Đã di truyền thì rất khó chữa khỏi. Hiện nay, vợ chồng ông Oa cùng các con cháu tật nguyền đang được hưởng chế độ trợ cấp cho người khuyết tật, theo đúng chế độ của nhà nước. Bên cạnh đó, mỗi khi có chương trình khám chữa bệnh miễn phí, địa phương cũng tạo điều kiện để gia đình này được khám và chữa bệnh miễn phí. Tuy nhiên vì cuộc sống khó khăn, chỉ trông cậy vào tiền trợ cấp của nhà nước nên họ không có điều kiện để khám chữa bệnh và điều trị lâu dài. Chúng tôi đang tích cực vận động để gia đình hiểu và có biện pháp tránh để di truyền cho đời sau, như thế mới có thể ngăn ngừa được nỗi đau “truyền kiếp” này”.
Đó là câu chuyện trong ba ngôi nhà liền kề nhau của vợ chồng ông Dương Văn Oa - bà Dương Thị Tang và mấy người con ở thôn Thanh Trí (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Không hiểu vì lý do gì mà ba thế hệ trong gia đình này đều mắc bệnh mù – câm – điếc bẩm sinh, khiến cho cuộc sống gia đình khó khăn, càng khó khăn hơn gấp bội. Ba nóc nhà thấp tè này nằm ở cuối thôn Thanh Trí, chúng tôi chẳng phải khó khăn gì khi tìm đường đến với gia đình “đặc biệt” này. Bởi cả xã này không có gia đình nào phải gánh chịu nỗi đau đớn, tủi cực nhiều như vậy. Ngồi bần thần trước hiên nhà, bà Thang lặng im lắng nghe những âm thanh lạ vừa “đột nhập” vào “lãnh địa” nhà mình. Đôi mắt bà mở to, hướng ra phía cổng, nhưng có lẽ chẳng nhìn được gì. Bởi khi chúng tôi bước gần tới trước mặt, bà vẫn cất giọng sang sảng hỏi: “Ai đấy? Ai vừa đến nhà tôi đấy?”, rồi lại lặng im chờ sự trả lời...
Sau khi biết chúng tôi là phóng viên, bà Thang liền thở dài đánh thượt rồi bảo: “Đấy các chú mắt sáng nhìn giúp tôi xem cái nhà tôi có còn ra cái nhà nữa không, bọn trẻ nó nghịch nãy giờ chắc lung tung hết lên rồi. Đến khổ, thân già mắt mù mà phải trông mấy đứa con, mấy đứa cháu câm, cả ngày quát chúng nó mỏi cả miệng. Nhiều lúc chẳng biết chúng làm gì nên cứ kệ cho chúng nghịch. Lâu lâu, nghe tiếng thằng con trai, hoặc đứa con gái ú ớ quát thì tôi biết bọn trẻ chắc là nghịch dại gì đó. Lúc ấy, tôi mới quát nhưng chắc chúng nó chẳng nghe được đâu. Đứa thì câm, đứa thì điếc, chẳng hiểu chúng chơi với nhau như thế nào nữa”, bà Thang lắc đầu ngao ngán.
Huơ huơ tay kéo chúng tôi ngồi xuống, khẽ nén một tiếng thở dài, bà Thang bắt đầu kể về câu chuyện bất hạnh xảy ra với bản thân và gia đình. Sinh năm 1939, bà là con thứ hai trong một gia đình có hai chị em ở Thanh Hóa. Ngay nhỏ, bà cũng xinh xắn, mạnh khỏe như bao đứa trẻ khác. Tuy nghèo nhưng cả hai chị em bà đều được cha mẹ cho ăn học bằng bạn, bằng bè. Thế nhưng, bất hạnh bắt đầu xảy đến với bà Thang khi bước sang tuổi thứ 6. Ngày ấy, tự nhiên bà thấy mắt mình nhìn cái gì cũng mờ đi. Sợ hãi, bà gào khóc. Thương con, cha mẹ bà đã đưa con gái đi chạy chữa khắp nơi nhưng kết quả nhận được chỉ là những cái lắc đầu. Bắt buộc phải sống chung với đôi mắt ngày một mờ đi của mình nhưng bà không hề nản chí mà vẫn luôn hi vọng sẽ có một ngày được nhìn trở lại bình thường. “Năm 1945, vì nhường cơm cho hai con, cha mẹ tôi đã mất trong nạn đói khủng khiếp nhất. Hai chị em tôi bơ vơ đùm bọc nhau trên cõi đời, khi ấy tôi vừa tròn 9 tuổi. Thế rồi chị em tôi đi ở cho một địa chủ, may gặp được người tốt. Họ cho ăn, cho mặc rồi còn giúp tìm thuốc chữa trị mắt giúp tôi. Nhờ thế, đôi mắt của tôi chỉ bị lòa chứ không bị mù hẳn. Khi 20 tuổi, tôi được gia đình bà chủ gả cưới cho một người con trai trong làng, đó chính là ông Oa nhà tôi bây giờ. Khi đó, ông Oa cũng là một người không may bị điếc bẩm sinh. Nhưng vì là người ở, gia đình nhà chủ gả đâu tôi phải ở đó chứ cũng không được phép lựa chọn như bây giờ”, bà Thang nhớ lại.
Đưa tay lau giọt nước mắt đang chảy tràn trên gương mặt khắc khổ của mình, bà Thang kể: “Lấy nhau, cả hai vợ chồng đều hi vọng vào những đứa con mà mình sinh ra, đặc biệt là đứa con gái đầu tiên. Chúng tôi mong cháu sẽ là một đứa con lành lặn, mắt không bị lòa, tai không bị điếc. Vì thế khi sinh, tôi đặt tên là Dương Thị Sáng. Nhưng bất hạnh thay, khi vừa sinh ra nó đã bị mù bẩm sinh. Lúc ấy, vợ chồng tôi đau khổ và hụt hẫng lắm. Hi vọng lại dồn vào những đứa con sau”. Nhưng không như mong đợi của đôi vợ chồng nghèo, mấy người con sau của ông bà cũng đều gặp bất hạnh như chị mình, không mù thì điếc hoặc câm, hoặc cả câm điếc. Bất hạnh hơn là đến thế hệ thứ 3 trong gia đình, các cháu của bà Thang vẫn tiếp tục phải chịu bất hạnh. Có đến 4 đứa cháu nội của bà cũng bị mắc bệnh câm điếc bẩm sinh.

Trưởng thôn Nguyễn Văn Ly chia sẻ về những khó khăn mà gia đình bà Thang gặp phải.
Ba đời hứng chịu bất hạnh
Sự bất hạnh trong gia đình bà Thang có thể nói là nỗi đau “trường kỳ”. Được biết, con trai bà Thang là anh Dương Văn Khuynh sau khi lập gia đình, sinh được hai con nhưng đều mang bệnh như bố, các cháu đã mất đi ánh sáng đôi mắt - cửa sổ của tâm hồn. Bọn trẻ tiếp nối cuộc đời trong bóng tối, ngày cũng như đêm giống bố. Cũng bất hạnh không kém anh mình, anh Dương Văn Thiều lấy vợ nhưng khi sinh ra hai con cũng mắc bệnh câm, điếc như bố. Cuộc sống bất hạnh trong gia đình này cứ tiếp nối như vậy khiến người ta không khỏi ái ngại. “Cũng không thể hiểu nổi vì sao bất hạnh lại bủa vây gia đình tôi như vậy, đã nghèo lại còn vướng phải bệnh tật. Cả 3 đời rồi các chú ạ. Đớn đau lắm! Tuổi già sức yếu, đăc biệt là lúc đau ốm như thế này muốn có chỗ để nương tựa nhưng con cái gần hết cũng bệnh tật, bản thân chúng còn không tự lo được cho mình được huống chi là lo cho cha mẹ”, bà Thang xót xa.
Nỗi đau đớn buồn tủi bởi sinh ra những đứa con, đứa cháu tật nguyền chưa nguôi, vợ chồng bà Thang lại phải hứng chịu thêm bao cay đắng bởi sự đàm tiếu của người đời. “Nhiều người bảo, có lẽ vì đời trước gia đình chúng tôi làm nhiều điều không phải nên con cháu mới phải gánh chịu nỗi đau đớn về thể xác và tâm hồn như vậy. Nhưng có ai hiểu được nỗi đau của chúng tôi. Là cha mẹ, ai chẳng muốn con cái sinh ra được mạnh khỏe, được đến trường, đến lớp cùng các bạn. Vậy mà các con tôi phải chịu bao bất hạnh, đứa may mắn không bị mù thì lại bị câm, đứa không bị câm thì lại bị điếc. Khổ như vậy rồi mà vẫn bị người ta đàm tiếu”, bà Thang nói rồi vội đưa tay gạt dòng nước mắt vừa lăn xuống từ đôi mắt mờ đục.
Tuấn Kiệt/Báo Gia đình & Xã hội

Đau lòng bé gái 5 tuổi bị nước cuốn trôi khi theo mẹ đi tập thể dục buổi tối
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Trong lúc đạp xe theo mẹ tập thể dục buổi tối, không may hai chị em ruột bị ngã xuống kênh Núi Nấm. Do không được phát hiện kịp thời nên người em 5 tuổi bị nước cuốn trôi..

Nhiều điểm mới trong tuyển sinh đại học 2025, thí sinh cần lưu ý những gì?
Giáo dục - 4 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là thông tin cụ thể về tuyển sinh đại học 2025, phụ huynh và thí sinh nên tham khảo.

Chính quyền phường ở Hoàng Mai (Hà Nội) ra quân xóa bỏ loạt bãi trông giữ xe ô tô trái phép tại KĐT mới Đại Kim
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - UBND phường Đại Kim, quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) đã ra quân, huy động lực lượng liên ngành, phối hợp, xử lý 11 điểm trông giữ xe ô tô trái phép trên địa bàn phường.

Bắt 2 đối tượng buôn bán gần 1,5 tấn pháo nổ
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình vây bắt, các đối tượng chống trả quyết liệt hòng bỏ trốn. Tuy nhiên, lực lượng chức năng bắt giữ thành công, di lý các đối tượng buôn bán gần 1,5 tấn pháo về trụ sở.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có 'vàng ẩn trong mệnh'
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Người có ngày sinh Âm lịch này được thần số mệnh đặc biệt ưu ái, cuộc đời hạnh phúc, bình yên, tiền tài không cầu cũng đến.

Khám xét nơi ở của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Pháp luật - 7 giờ trướcLực lượng chức năng khám xét nơi ở của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên sau khi cô bị khởi tố, bắt giam về hành vi “Lừa dối khách hàng”.

Bắt hai đối tượng mua bán ma túy ở Sơn La về Nam Định tiêu thụ
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Nam Định, cho biết đơn vị này vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với 2 đối tượng trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy từ Sơn La về Nam Định tiêu thụ.

Từ 1/7/2025, hàng triệu người dùng loại thẻ ATM dạng này cần lưu ý nếu không muốn bị ngừng giao dịch
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Hàng loạt ngân hàng thương mại đã chính thức thông báo đến khách hàng về việc sẽ ngừng giao dịch đối với các loại thẻ ATM từ kể từ ngày 1/7/2025. Người dân cần lưu ý điều gì?

Các con giáp tuổi Tý, Sửu, Mão, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Hợi đón nhận điều mới trong tuần 19/5 - 25/5 từ sự nghiệp đến tài chính
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, trong tuần 19/5 - 25/5 từ sự nghiệp đến tài chính, các con giáp tuổi Tý, Sửu, Mão, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Hợi sẽ có những điều đặc biệt dưới đây.

Sau phản ánh, loạt sân pickleball ở phường Yên Hòa bị giải tỏa nhưng nhà xưởng thì chưa?
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của Gia đình và Xã hội, loạt sân pickleball xây dựng trên đất dự án tại mặt đường Hoàng Quán Chi, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội bị giải tỏa. Tuy nhiên, nhà xưởng (gara ô tô) vẫn hoạt động.

Các con giáp tuổi Tý, Sửu, Mão, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Hợi đón nhận điều mới trong tuần 19/5 - 25/5 từ sự nghiệp đến tài chính
Đời sốngGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, trong tuần 19/5 - 25/5 từ sự nghiệp đến tài chính, các con giáp tuổi Tý, Sửu, Mão, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Hợi sẽ có những điều đặc biệt dưới đây.