Nỗi đau vò xé của cô giáo từng bị bệnh vảy nến
GiadinhNet - Rụng sạch tóc, tróc lở toàn thân, không thể nằm xuống hay nghiêng người, xin nghỉ làm dài hạn…, đã có lúc, người phụ nữ xinh đẹp mắc bệnh vảy nến này hoang mang, bất lực, tuyệt vọng. Chị đã nghĩ đến việc từ bỏ nghề giáo viên mà mình yêu thích từ nhỏ.
Đầu trọc, toàn thân lở loét vì bệnh
Chị Nguyễn Thị Thu H (46 tuổi, giáo viên ở một quận tại Hà Nội) kể, chị bị bệnh vảy nến từ 7 năm trước, ban đầu chỉ là những vết mụn đỏ, mọc li ti trên đầu, sau đó bong vảy. Lúc đó, chị chỉ nghĩ do tóc bị nhiều gàu. Một thời gian sau, các khớp bị thương tổn, vết đỏ lan ra nhiều hơn khiến chị ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu. Chị lại kiên trì truyền nước do nghĩ mình bị dị ứng thuốc. Nhưng càng truyền nước, chị càng lo lắng, căng thẳng, vết đỏ không những không bớt đi mà càng đỏ lựng lên, rồi bong ra từng lớp như vảy nến.
“Ba tháng liền, toàn thân tôi bị bong tróc da. Sau lưng, trên mặt, trên đầu, hai chân… không sót chỗ nào. Thậm chí mồ hôi thoát ra ngoài không kịp nên chảy thành dòng, thấm vào trong vết lở loét, khiến tôi càng đau đớn. Vì bị bong tróc nên lớp da toàn cơ thể trông… mỏng dính, chỉ cần va chạm nhẹ cũng khiến nổi u tím bầm. Mái tóc ngày trước dày, dài là thế, từng ngày, từng ngày rụng dần từng mảng. Tôi đã phải đội tóc giả”, chị H nhớ lại.
Đêm dài mất ngủ vì ngứa, vì đau là… chuyện bình thường với chị H. Do vết bong tróc ở lưng nên chị không thể nằm xuống, hay nghiêng người dựa vào đâu để tìm một giấc ngủ. Vòng luẩn quẩn: bệnh tật – tự ti – căng thẳng – bệnh càng nặng thêm, cứ bủa vây chị.
Ngày mới bị bệnh, khi lên bục giảng, cô giáo Nguyễn Thị Thu H phải mặc kín mít, không dám để lộ dù chỉ một phần cổ tay ra ngoài. Về nhà, chị giam mình trong phòng kín. Nỗi đau thể xác chỉ là một, nỗi đau tinh thần còn chất chồng cao hơn. Do không nhận thức được bệnh chị đang mắc phải nên chồng, con chị tỏ ra sợ hãi, e dè. Chị bị cách ly sinh hoạt. Chồng chị có lúc còn thờ ơ, đổ lỗi cho chị, rằng chị thường xuyên sử dụng mỹ phẩm nên mới ra nông nỗi thế.
Ba tháng xin nghỉ làm, chỉ quanh quẩn trong 4 bức tường, với chị H dài như 30 năm. Mọi hoạt động sôi nổi bên ngoài chị đều “cắt” vì tự ti, mặc cảm. Bí bách, hoang mang, bất lực, đã có lúc chị đau đớn, tuyệt vọng tưởng chết đi. Nhưng rồi khi con chị tìm hiểu về bệnh vảy nến, biết rằng bệnh không lây nhiễm thì đã chia sẻ, thông cảm với mẹ hơn.
“Người bình thường tắm chỉ mất 15 phút đã gọi là lâu. Với người bị bệnh vảy nến, bong tróc, mưng mủ từng lớp da, mỗi lần tắm phải mất hàng tiếng đồng hồ. Tắm trong nước mắt vì đau đớn. Điều an ủi duy nhất lúc này, là khi các con nhận thức được bệnh tôi mắc phải, các con còn giúp tôi đun nước lá để tắm, thậm chí con gái còn giúp mẹ tắm gội, động viên mẹ”, chị H xúc động kể.
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống
Chị H cho biết, với những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, mùa hanh khô, khí trời oi bức, độ ẩm thấp như vào tháng 9, tháng 10 (âm lịch) là thời gian khó chịu nhất. Đây là bệnh mãn tính, nên với những người như chị H, khi mùa hành khô đến là lại nơm nớp lo bệnh “tái phát” bất ngờ. Bởi với người bị bệnh vảy nến, da luôn phải được dưỡng ẩm. Nếu thời tiết càng nóng, khô thì da càng ửng đỏ, vùng đỏ lan rộng hơn, gây ngứa ngáy, thậm chí bị chảy máu ở kẽ da bị nứt, nên không ít người nhầm tưởng là nứt nẻ da thông thường.
“Với tôi, khi đã trải qua tột cùng nỗi đau khổ bệnh tật, tôi cảm thấy mọi thứ nhẹ nhàng hơn, nhất là khi bệnh đã ổn định. Nhưng tôi vẫn lo lắng cho thế hệ sau. Con gái tôi đang tuổi lớn, mỗi khi cháu tâm sự có một vết đỏ trên da, dù nhỏ xíu, tôi vẫn thon thót giật mình, chỉ lo con lại bị như mẹ mà thôi”, chị H tâm sự.
PGS.TS Nguyễn Văn Thường – Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương chia sẻ: Dù chưa có thống kê dịch tễ cụ thể, nhưng ở Việt Nam, có ít nhất 1- 1,5 triệu người mắc bệnh vảy nến. Con số này trên thế giới được ước tính khoảng từ 100- 200 triệu người. Bệnh này tuy ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng vô cùng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm sinh lý người bệnh, chất lượng sống, làm cho người bệnh thiếu tự tin, mặc cảm, thậm chí tự xa lánh mọi người.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Thường, sai lầm của hầu hết người bị bệnh vảy nến là phát hiện bệnh quá muộn dẫn đến chẩn đoán, chữa trị nhầm. Mang tâm lý “có bệnh vái tứ phương”, nên nhiều người bệnh không đến chuyên khoa da liễu ngay mà thường tìm kiếm thông tin dạng “truyền miệng” rồi mua thuốc tự bôi, tự uống, tự chữa nên diễn tiến bệnh càng nặng. Cho đến nay, bệnh vảy nến được coi là tự miễn. Một số nghiên cứu cho là có yếu tố di truyền và chưa có một thuốc nào có thể chữa hoàn toàn khỏi bệnh. Nhưng nếu được phát hiện sớm, có các phương pháp chữa bệnh, quản lý bệnh bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu thì người bệnh được giải thích một cách khoa học, điều trị bệnh lý đúng cách, có thể giúp thuyên giảm bệnh một cách nhanh chóng, duy trì bệnh ổn định một thời gian dài.
“Nếu bệnh nhân tự chữa trị hoặc mua thuốc không rõ nguồn gốc, nghe ai mách cái gì cũng bôi, cái gì cũng uống, nghe quảng cáo “trên trời”, thì không những không thuyên giảm mà còn khiến bệnh nặng thêm. Đã có không ít bệnh nhân đến với Bệnh viện Da liễu Trung ương trong tình trạng biến chứng, đỏ da toàn thân, suy gan, suy thận, có người còn bị nhiễm độc dẫn đến hậu quả tử vong đáng tiếc”, PGS.TS Nguyễn Văn Thường nói.
PGS.TS Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam cho rằng, với bệnh nhân mắc vảy nến, liệu pháp tâm lý, tránh stress là cần thiết. Bệnh nhân cần phải xác định “chung tay hòa bình”, sống chung với bệnh, tránh bi quan vì càng stress, căng thẳng, bệnh càng tiến triển tiêu cực. Bệnh nhân cũng cần có lối sống lành mạnh, sinh hoạt phù hợp, tránh các yếu tố bất lợi làm bệnh dễ tái phát để đạt được ổn định lâu dài.
Bệnh vảy nến không lây
Sáng 25/10, hàng trăm bệnh nhân vảy nến và người ủng hộ đã tham gia sự kiện chạy bộ quanh Công viên Thống Nhất (Hà Nội). Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức sự kiện này nhằm hưởng ứng Ngày vảy nến Thế giới (29/10). Một thông điệp quan trọng được truyền đi trong sự kiện này là: Vảy nến là bệnh không lây. Tất cả mọi người nên giúp đỡ bệnh nhân vảy nến để tránh khỏi sự phân biệt đối xử, bị kỳ thị ở ngoài xã hội cũng như trong môi trường công việc.
Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 1 ngày trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản
Y tế - 1 ngày trướcChú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 3 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 3 ngày trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 1 tuần trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.