Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nội đô Hà Nội: Những “lá phổi” hấp hối

Thứ sáu, 12:00 01/06/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Hà Nội có gần 200 sông, hồ và các loại thủy vực – từng được xem là những “lá phổi xanh”, giúp không khí của Thủ đô trong lành, tươi mát.

“Xóm nước đen” giữa Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Việt Nguyễn
Nhưng với sự bùng nổ đô thị hóa, những “lá phổi” này đã đổi màu…
 
Thùng rác thiên nhiên
 
Theo định nghĩa trong Luật Tài nguyên nước thì tất cả sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, đầm… đều là nguồn nước. Nghĩa là, Hà Nội có rất nhiều nguồn nước với gần 200 sông, hồ và các loại thủy vực – từng được xem là những “lá phổi xanh” đem lại không khí trong lành, tươi mát cho đất Thủ đô. Nhưng, trước sự bùng nổ đô thị hóa, dân số tăng nhanh, ý thức cộng đồng kém, quy hoạch chắp vá…, “lá phổi xanh” đã đổi màu. Trừ một vài hồ lớn trong khu vực trung tâm thành phố như Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Thiền Quang, Bảy Mẫu… đã được cứu sống một phần bằng các dự án tốn kém, còn lại khá nhiều sông, mương, ao hồ của Hà Nội đang ở tình trạng hấp hối.
 
Người dân sống ven các hồ thuộc quận Thanh Xuân như Đầm Hồng, Hạ Đình, Phương Liệt hay Tam Trinh (quận Hoàng Mai), Linh Quang (quận Đống Đa)… đang phát ốm vì hàng ngày phải hít không khí đặc quánh mùi tanh nồng bốc lên từ mặt nước đen ngòm ngập ngụa rác, phế thải xây dựng.
 
Tương tự, các con sông, kênh mương len lỏi qua nội đô Hà Nội cũng có cùng thảm cảnh. Người dân dọc tuyến phố Láng (sông Tô Lịch), Kim Ngưu, Kim Giang (sông Kim Ngưu) dù đã quen với “mùi” đặc trưng của 2 con sông có cái tên rất đẹp này cũng phải sống trong tâm trạng thấp thỏm lo bệnh tật vì thứ mùi kinh dị mỗi khi trời mưa nắng thất thường khuấy động dòng nước đặc quánh, đen sì.
 
Ngay tại quận Ba Đình, một “xóm nước đen” cũng hình thành từ hơn 10 năm do “hợp lưu” 2 con mương bẩn thỉu nằm trên địa phận 3 phường Kim Mã – Liễu Giai – Cống Vị. Nước thải sinh hoạt của các hộ dân, của một vài nhà máy vô tư xả xuống con mương đen kịt này. Tất cả dồn hết vào một đầu cống lớn cuối đường Vạn Phúc. Và tất nhiên, mùi vị của nó còn nặng hơn cả sông Kim Ngưu – Tô Lịch gộp lại.
 
Năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu và cộng đồng môi trường (CECR) báo cáo rằng chỉ 2% (khoảng 10 địa chỉ) số sông, hồ, ao đầm… ở Hà Nội đạt yêu cầu chất lượng theo chỉ tiêu nghiên cứu, còn lại hầu hết đều ô nhiễm hữu cơ rất nặng. CECR ví đây như những chiếc thùng rác thiên nhiên với 90% rác thải, nước thải sinh hoạt được tống thẳng xuống hồ.
 
Sợ làng nghề, hãi khu công nghiệp
 
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, Thượng tá Lê Văn Tâm – Phó trưởng phòng Cảnh sát môi trường (CSMT) – CATP Hà Nội cho biết: “Ô nhiễm nguồn nước có 2 nguyên nhân cơ bản, đó là nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình thì bây giờ không quản lý được. Nước thải từ các cơ quan, đơn vị, trường học… cũng vậy, rất ít đơn vị có hệ thống xử lý riêng”.
 
Lãnh đạo Phòng CSMT thông tin, trong năm 2011, CSMT cùng các lực lượng địa phương đã kiểm tra, xử lý hơn 100 vụ xả thải trái quy định, tỷ lệ các doanh nghiệp vi phạm là rất lớn. Hiện có hơn 60% các khu, cụm công nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, như Sài Đồng B, Quốc Oai, Nội Bài, Việt Hà, Thanh Oai, gây khó khăn cho việc phát hiện, thanh tra. Ngoài ra, các làng nghề, cơ sở sản xuất nhỏ cũng gây bức xúc về môi trường vì đa số làm ăn theo kiểu truyền thống, chi phí nhỏ, không đủ lực xây dựng hệ thống xử lý nước, chất thải mà thường “tống” thẳng ra sông, hồ, ao, đầm…
 
Các nguồn thải độc hại này, cùng với nước thải sinh hoạt, đang dần giết chết các nguồn nước mặt của Hà Nội. Ví dụ, nước sông Nhuệ cách đây khoảng 8 năm thường có màu phù sa, dòng chảy tốt, khá sạch sẽ, nay chỉ chuyển sang màu nõn chuối khi trời mưa nhiều ngày, còn bình thường thì đen kịt, ngập ngụa rác vì chảy qua khu vực tập trung đông dân cư, trường học, nhà máy. Nếu không có biện pháp kịp thời, con sông này tương lai có thể sánh ngang với các sông Kim Ngưu, Tô Lịch.
 
Hà Nội đã chi không ít tiền cho việc cải tạo môi trường nước, nhưng chủ yếu tập trung ở một số hồ trung tâm thành phố. Thực tế, các ao, đầm, hồ ở ven đô, ngoại thị cũng đang ô nhiễm trầm trọng cần “cấp cứu” kịp thời. Song, các biện pháp chưa đủ sức làm hồi sinh môi trường nước trong sạch của Thủ đô vì chưa cứng rắn và thiếu đồng bộ. Đơn cử, chủ trương di dời lò mổ Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) ra cơ sở Minh Hiền (cụm công nghiệp Bích Hòa, Thanh Oai) chỉ như “mang ô nhiễm ở chỗ này đến chỗ khác”, bởi sai phạm về môi trường của Minh Hiền đã bị CSMT kiến nghị xử lý. Song, họ đã “xin” và đã được “tha”. Cứ như vậy thì câu nói ngược, “nguồn nước không còn là sự sống”, là có lý!
 
Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội “không nắm được” vấn đề xả thải ra nguồn nước?
 
Trái với sự nhiệt tình trong việc cung cấp thông tin cho báo chí của Phòng CSMT – CATP Hà Nội, một lãnh đạo Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội (Sở TN&MT) nói với PV rằng, vấn đề xả thải ra nguồn nước trên địa bàn thì Chị cục không quản lý, không nắm được. PV đã giải thích là chỉ quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường (trong đó nguồn nước chỉ là một yếu tố), vị Phó Chi cục trưởng vẫn khăng khăng bảo PV tìm hỏi chỗ khác. Sau một hồi được thuyết phục, lãnh đạo Chi cục mới yêu cầu PV để lại giấy giới thiệu, câu hỏi phỏng vấn, số điện thoại ở phòng Tổng hợp, chờ Chi cục trưởng giải quyết theo trình tự công văn, nhiều khả năng mất 1 tuần! Với cách thức làm việc này, liệu công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường của Chi cục này sẽ đi đến đâu?
 
Việt Nguyễn
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Thời sự - 26 phút trước

Một điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 2 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Thời sự - 2 giờ trước

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 6 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.

Tạm giữ nhóm thanh thiếu niên tổ chức sử dụng trái phép ma tuý

Tạm giữ nhóm thanh thiếu niên tổ chức sử dụng trái phép ma tuý

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Phát hiện nhóm đối tượng nghi vấn tổ chức sử dụng trái phép ma túy, Công an huyện Đakrông (Quảng Trị) triển khai tổ công tác đấu tranh, bắt giữ ngay trong đêm.

Top