Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi khổ khó nói của quý ông sau 50 tuổi

Thứ năm, 11:00 01/09/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Từ tuổi 50 trở lên, nam giới thường hay gặp bệnh lý phì đại lành tính tuyến tiền liệt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống. Nếu không được chữa trị đúng cách, nhiều người sẽ bị viêm đường tiết niệu, viêm đài bể thận, sỏi thận, sỏi bàng quang. Nghiêm trọng hơn, việc hiểu sai những nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt, dẫn đến điều trị sai hướng, thậm chí gây ra ung thư.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân phì đại TTL dễ gặp ở nam giới có thói quen ăn uống không điều độ, uống ít nước hoặc thường xuyên nạp chất béo. Ảnh minh họa
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân phì đại TTL dễ gặp ở nam giới có thói quen ăn uống không điều độ, uống ít nước hoặc thường xuyên nạp chất béo. Ảnh minh họa

Cả đêm ở trong nhà vệ sinh

Ông Nguyễn Văn Minh (60 tuổi, ở Ba Đình, Hà Nội) cho biết, khoảng 5 tháng nay, ông bắt đầu thấy hiện tượng đi tiểu khó, lúc đầu chỉ một chút, nhưng sau đó cứ tăng dần, tia nước tiểu không còn được mạnh như trước đây nữa. Cho rằng mình bị nóng nên ông đi cắt thuốc lợi tiểu uống. Tuy nhiên bệnh tăng dần khiến ông phải đi tiểu đêm 3 - 4 lần, không những thế tình trạng són tiểu thường xuyên xảy ra. Đến bệnh viện khám, ông được bác sĩ chẩn đoán mắc phì đại tuyến tiền liệt (TTL).

Không chỉ riêng ông Minh mà còn rất nhiều bệnh nhân không hề biết mình mắc bệnh ngay cả khi những biểu hiện yếu sinh lý ở nam giới và rối loạn tiểu tiện đã trở nên rõ rệt. Ngoài nguyên nhân do tuổi già, biểu hiện phì đại TTL xuất hiện còn do người bệnh chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như: Viêm nhiễm đường sinh dục, xuất tinh nhiều, ít hoặc trào ngược…

Theo TS.BS Lê Sĩ Trung, Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam, phì đại TTL là một bệnh lý rất thường gặp ở nam giới từ tuổi 50 trở lên. Bệnh được thể hiện ra khi TTL to lên làm hẹp ống đái lại khiến người bệnh đái khó, tia nước nhỏ đi. Tuy nhiên, do các biểu hiện của bệnh thường tiến triển từ từ, nhiều người đã thích ứng với tình trạng đó nên có thể quen dần và khó nhận ra. Trong thực tế, đã có nhiều bệnh nhân đến khám muộn, khi khối u xơ quá to và có các biến chứng về bàng quang, suy thận… khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn, phức tạp.

Dấu hiệu nhận biết về phì đại TTL đầu tiên là tiểu khó, người bệnh phải cố rặn, dòng nước tiểu yếu, không tiểu xa được. Đôi khi đã tiểu xong lại vẫn còn vài giọt nước tiểu chảy ra. Nặng hơn là tình trạng thường xuyên rỉ nước tiểu. Tiếp theo là người bệnh tiểu nhiều lần, hơn 3 lần/đêm và kéo dài liên tục từ 3 tháng trở lên được coi là dấu hiệu bệnh lý. Người bệnh cũng gặp tình trạng bí tiểu, cố gắng rặn mà không thể tiểu được, phần bụng dưới căng lên rất đau tức, vật vã khó chịu. Một số biểu hiện khác không thể bỏ qua là, đột nhiên buồn đi tiểu xong không thể nhịn được trong vài phút; tiểu xong không thấy thoải mái mà vẫn còn cảm giác muốn tiểu; cũng có thể có biểu hiện đái ra máu, nhiễm trùng nước tiểu…

Stress, sinh hoạt thiếu điều độ cũng dẫn đến phì đại TTL

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân phì đại TTL dễ gặp ở nam giới có nhân tố nội tiết tố sinh dục bị rối loạn, ăn uống không điều độ, có thói quen uống ít nước hoặc thường xuyên nạp chất béo, người hay dùng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá làm suy giảm đề kháng của cơ thể. Nam giới làm việc trong môi trường ô nhiễm thời gian dài, bị căng thẳng; bị thiếu dinh dưỡng thiết yếu, ăn nhiều mỡ động vật, không bổ sung nhóm dinh dưỡng kháng oxy hóa; gặp vấn đề nội tiết như tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp không được điều trị triệt để rất khó để tránh khỏi phì đại TTL.

Phì đại lành tính TTL không dẫn đến ung thư, song có thể liên quan đến ung thư TTL. Việc phát hiện sớm giúp việc điều trị bệnh TTL đơn giản, kết quả cao, tránh được các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Nhiều người chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu bệnh dẫn đến hậu quả khó cứu chữa. Nếu không được chữa trị đúng cách, sẽ dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu, viêm đài bể thận, suy thận dù sớm hay muộn. Khi TTL phì đại, nó sẽ chèn ép niệu đạo và ngăn cản bàng quang tống hết nước tiểu. Từ đó gây viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang. Nghiêm trọng hơn, việc hiểu sai những nguyên nhân phì đại TTL dẫn đến điều trị sai hướng còn gây ra ung thư.

TS.BS Phạm Hữu Đoàn, Điều trị khoa Niệu A (Bệnh viện Bình Dân, TPHCM) gần như không có cách nào tránh nguy cơ mắc bệnh phì đại lành tính TTL. Ông cho rằng, các yếu tố có thể góp phần giảm các triệu chứng bệnh là khuyến khích bệnh nhân có cuộc sống lành mạnh trong ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, vận động hợp lý.

Để điều trị phì đại TTL, các bác sĩ khuyên nam giới nên tăng cường kiểm tra sức khỏe định kỳ, để phát hiện sớm những dấu hiệu tiểm ẩn của bệnh, khi chưa có dấu hiệu biểu hiện trên lâm sàng là điều rất quan trọng, để kịp thời điều trị khi bệnh chưa gây ra biến chứng và đạt hiệu quả cao. Phương pháp điều trị ngoại khoa chỉ được chỉ định khi kích thước TTL tăng và có biểu hiện chèn ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cũng như chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, bệnh nhân cần ăn uống điều độ, tránh rượu và thuốc lá, có chế độ sinh hoạt và lao động hợp lý; tránh viêm nhiễm đường tiết niệu.

Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân có thể sẽ được điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Đây là phương pháp phẫu thuật ít đau, hiệu quả và có thể áp dụng cho đa số trường hợp phì đại lành tính TTL đã có chỉ định mổ, giúp bệnh nhân tránh được rạch thành bụng và nguy cơ biến chứng của vết mổ như rò bàng quang. Điều quan trọng nữa là phẫu thuật này không hề ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục.

TTL là một tuyến nằm ngay dưới bàng quang, nối với niệu đạo, có chức năng sản xuất chất tiết giữ cho niêm mạc niệu đạo được ẩm ướt và góp phần tạo tinh dịch. Lúc mới sinh, kích thước TTL chỉ bằng hạt đậu và ổn định kích cỡ, hình dạng thông thường vào tuổi trưởng thành và bắt đầu to lên ở sau tuổi 50. Sự gia tăng kích cỡ này là do các tế bào tuyến nhân lên, dẫn tới sự phì lên của các mô TTL hay còn được gọi một cách khoa học là bệnh phì đại TTL lành tính (phì đại TTL- u xơ tiền liệt tuyến). Tuổi thọ dân số ngày càng cao là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ nam giới mắc bệnh phì đại TTL. Riêng tại Việt Nam, những người mắc bệnh ở tuổi 60 chiếm trên 50%, ở tuổi 70 chiếm khoảng 65% và trên 80 tuổi chiếm 80%…

Những món ăn tốt cho người bị phì đại TTL

- Các loại đậu: Các loại đậu có tác dụng tương tự nội tiết tố như Isoflavone hay Lignane đều giúp ức chế phản ứng viêm tấy của TTL một cách hiệu quả.

- Giá sống: Giúp giảm nguy cơ biến thể ác tính thông qua hoạt chất kháng ung thư như daifzein, genistein…

- Cải xanh: Hầu hết các loại cải, trong đó có bắp cải có chứa rất nhiều chất chống oxy hoá giúp giải độc TTL.

- Cà chua: Chất lycopin trong vỏ trái cà chua được xem là “bức tường thành” cản trở sự phát triển của khối ung thư TTL.

- Cá biển: Cá biển như basa, cá hồi, cá mòi,... đều là những thực phẩm rất dồi dào dầu béo 3-Omega, có khả năng trung hòa hoạt tính của các chất gây viêm.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top