Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi lo không còn thuốc chữa khi người dân 'chớm viêm họng đã uống kháng sinh'

Thứ sáu, 11:05 16/09/2022 | Bệnh thường gặp

8 trong 10 ca viêm họng là do virus, có thể tự khỏi, số ít còn lại do vi khuẩn và các nguyên nhân khác. Hiểu sai về dùng kháng sinh trong điều trị viêm họng cấp là một trong các nguyên nhân gây lạm dụng kháng sinh nhiều nhất tại Việt Nam.

Tại toạ đàm về bệnh lý viêm họng, PGS.TS Trần Phan Chung Thủy, Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, cho hay viêm họng là tình trạng phổ biến nhất trong các bệnh lý về tai mũi họng. Trong đó, đau họng là triệu chứng phổ biến, do nhiễm trùng đường hô hấp trên, ảnh hưởng đến đại đa số người trưởng thành, trung bình từ 2 - 4 lần/năm.

Các bác sĩ cho biết trong 10 ca viêm họng, có 8 ca do virus, không nguy hiểm và tự khỏi. Một số ít trường hợp còn lại do vi khuẩn và các nguyên nhân khác.

Với người lớn, chỉ 10% người viêm họng bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn, tỷ lệ này ở trẻ em là 30%. Các trường hợp này được thầy thuốc chỉ định sử dụng kháng sinh.

Mặc dù viêm họng có thể tự khỏi nhưng cũng có thể chuyển thành mạn tính hoặc gây ra các biến chứng nặng nếu không được điều trị đúng cách. Đáng nói, theo các chuyên gia, việc hiểu sai về sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng cấp là một trong các nguyên nhân gây lạm dụng kháng sinh nhiều nhất tại Việt Nam.

Lạm dụng kháng sinh đang trở thành một vấn nạn toàn cầu và dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh. Thậm chí, các chuyên gia còn lo ngại rằng tình trạng này có thể khiến sức khỏe cộng đồng bị đe dọa đến mức dễ quay về thời kỳ chưa có kháng sinh. Nếu tình trạng này tiếp tục, tương lai kháng sinh sẽ trở nên vô ích và con người đứng trước những căn bệnh không còn thuốc chữa.

Cũng theo PGS Chung Thủy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao nhất thế giới.

Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn hiệu quả thì Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. “Đáng lo ngại hơn, nước ta đã xuất hiện một số loại siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh”, PGS Thuỷ nhấn mạnh.

Các bác sĩ khuyên người dân không nên tự ý sử dụng kháng sinh điều trị bệnh đường hô hấp, trừ khi được bác sĩ chẩn đoán rõ bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ như giảm đau hạ sốt bằng paracetamol, bổ sung đủ nước và dinh dưỡng, người dân có thể sử dụng hỗ trợ bằng các thuốc giảm đau kháng viêm tại chỗ.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Trời tiết thay đổi cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm của cúm

Trời tiết thay đổi cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm của cúm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Cúm là bệnh thường gặp và cũng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hoặc không điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Từ vụ du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng: Dấu hiệu người bị ngừng tuần hoàn, đây là cách cấp cứu nhanh và đúng cách

Từ vụ du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng: Dấu hiệu người bị ngừng tuần hoàn, đây là cách cấp cứu nhanh và đúng cách

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Ngừng tim (ngừng tuần hoàn) nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 90% hoặc để lại di chứng nặng nề như tổn thương não vĩnh viễn.

Dấu hiệu cảnh báo thận đang dần mất chức năng

Dấu hiệu cảnh báo thận đang dần mất chức năng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dấu hiệu của các bệnh lý về thận thường không rõ ràng nên nhiều người bệnh chủ quan, đến khi phát hiện bệnh thì đã suy thận. Vậy cần làm gì để phòng ngừa suy thận?

Các lựa chọn về vaccine phòng cúm

Các lựa chọn về vaccine phòng cúm

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Theo CDC Hoa Kỳ, tất cả các loại vaccine phòng cúm cho mùa cúm 2024-2025 sẽ là vaccine hóa trị ba, được thiết kế để bảo vệ chống lại ba loại virus cúm khác nhau, bao gồm hai loại virus cúm A và một loại virus cúm B/Victoria.

4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi

4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Cung cấp đúng, đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân nói chung và bệnh nhân lao phổi nói riêng là một việc làm rất cần thiết. Kết hợp dùng thuốc, tập luyện... với dinh dưỡng sẽ mang đến hiệu quả cao hơn trong điều trị bệnh lao phổi.

8 bài thuốc dân gian trị cao huyết áp tại nhà, đơn giản mà hiệu quả

8 bài thuốc dân gian trị cao huyết áp tại nhà, đơn giản mà hiệu quả

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Điều trị cao huyết áp, ngoài việc sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể áp dụng cách hạ huyết áp bằng những bài thuốc dân gian, đơn giản mà hiệu quả.

Top