Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi niềm nhà đầu tư đất nền: Chê không mua rồi lại tiếc!

Thứ tư, 17:22 11/09/2024 | Bảo vệ người tiêu dùng

Sau 8 năm trở lại và vài lần bỏ lỡ cơ hội, không ít nhà đầu tư “tiếc nuối” vì đã “chê” bất động sản khu ven Tp.HCM.

Nỗi niềm nhà đầu tư đất nền: Chê không mua rồi lại tiếc! - Ảnh 1.

Theo chân môi giới, chúng tôi khảo sát giá đất tại khu vực P. Long Trường, P.Trường Thạnh, P.Long Phước (quận 9 cũ, nay là Tp.Thủ Đức, Tp.HCM). So với thời điểm 2015-2016 hiện đất phân lô các khu vực này đã tăng giá từ 4-7 lần (tuỳ khu vực). Lô đất hơn 50m2 tại P.Long Trường chào bán năm 2015 ở mức 400-500 triệu đồng/lô, hiện có mức giá 2,6-3 tỉ đồng/nền (tuỳ vị trí), tức tăng gần gấp 6 lần so với thời điểm đầu.

Tại khu vực P.Trường Thạnh, mức tăng giá đất nền tương đương. So với năm 2025, hiện các lô đất ghi nhận tăng từ 6-7 lần. Ngoại trừ một số lô đang bán thấp hơn giá năm 2022 khoảng 100-300 triệu đồng/nền thì hầu hết vẫn giữ giá trong bối cảnh thị trường còn khó khăn. Lô đất nền diện tích 100m2 tại khu vực này, năm 2015 giao dịch 750 triệu đồng, hiện giá bán ra là 5,5 tỉ đồng/nền, tăng hơn 7 lần trong vòng 9 năm.

Trong khi đó, tại khu vực P.Long Phước, mặt bằng giá hiện rơi vào khoảng 35-40 triệu đồng/m2. Giá này đã “hạ nhiệt” so với năm 2021 sau khoảng thời gian thị trường biến động. Hiện nền đất diện tích 54m2 bán ra với giá 2-2,1 tỉ đồng.

Nỗi niềm nhà đầu tư đất nền: Chê không mua rồi lại tiếc! - Ảnh 2.

Các lô đất tại P.Long Phước có giá vài trăm triệu đồng vào năm 2016, đến nay đã tăng gấp nhiều lần. Ảnh: Tiểu Bảo

Đây là các khu vực từng là “tâm điểm” sốt đất của quận 9 giai đoạn 2015-2018. Hiện nay giá đi ngang hoặc biến động tăng chậm so với đầu năm 2022, song nếu so với 8-9 năm về trước, nhiều người đã khó mua đất để xây nhà tại đây, do mặt bằng giá cao.

Sau 8 năm trở lại P.Long Phước, anh S, hiện đang kinh doanh tự do tại quận 7 tỏ ra tiếc nuối khi nhìn hạ tầng và số lượng cư dân về ở khá đông đúc. Anh S cho biết, vào năm 2016, anh cùng vài người bạn về P.Long Phước để tìm hiểu đất đai theo lời mời của một nhóm môi giới. Khi đó, các nền đất phân lô mặt tiền đường lớn tại đây rơi vào khoảng 400-620 triệu đồng/nền cho diện tích 54-55m2 (tuỳ vị trí mặt tiền, bên trong).

Thời điểm đó, mặc dù các nhà đầu tư mua bán khá nhộn nhịp, môi giới cũng liên tục “chốt” giao dịch, song anh và bạn lại tỏ ra lo lắng về tiềm năng khu vực nên không mua. Môi giới giới thiệu cho anh hai lô đất mặt tiền đường với giá 600 triệu đồng mỗi lô, tức 1,2 tỉ đồng/2 nền (chủ đất có nhu cầu bán cả cặp). Dù đủ số tiền để mua nhưng anh S quyết định tìm cơ hội đầu tư tại quận 7. Hiện các lô đất này đã có giá 2,5 tỉ đồng/lô. Hạ tầng mọc lên khá đẹp.

“Thời điểm tôi cùng bạn bè xuống xem đất, xung quanh khu đất chỉ có cây cối mọc um tùm, cư dân không có. Nhìn đồng không mông quạnh, tôi không dám mạo hiểm, mặc dù lúc đấy thấy rất nhiều nhà đầu tư lướt cọc hưởng chênh, giá đất liên tục tăng trong khoảng thời gian ngắn. Vì an toàn, giờ nghĩ lại thấy tiếc quá”, anh S (cười) cho hay.

Nỗi niềm nhà đầu tư đất nền: Chê không mua rồi lại tiếc! - Ảnh 3.

Nỗi niềm nhà đầu tư đất nền: Chê không mua rồi lại tiếc! - Ảnh 4.

Đường xá ngày càng đẹp khiến nhà đầu tư khi quay trở lại tỏ ra tiếc nuối vì từng "chê" hạ tầng. Ảnh: Tiểu Bảo

Đi cùng chúng tôi có anh Th, hiện đang ngụ trọ tại Tp.Thủ Đức cũng sở hữu nền đất tại khu vực P.Long Phước vào năm 2016. Tuy nhiên, anh Th xác định mua ở không phải đầu tư. Dù nhiều lần môi giới liên hệ nhận bán với giá tăng gấp nhiều lần giá mua vào nhưng anh Th không bán.

Được biết, lô đất này có diện tích 80m2, trong đó có một phần đất vườn. Hơn 50m2 là đất thổ cư xây dựng. Vào năm 2018, một doanh nghiệp làm dự án phía sau lô đất. Họ cần có đường để đi vào dự án. Lô đất của anh Th được doanh nghiệp làm việc và đền bù gần 300 triệu đồng. Tính ra lô đất anh mua chỉ hơn 200 triệu đồng. Đến nay, giá trị nền đất là 2 tỉ đồng/nền. “Có thời điểm thấy môi giới hỏi nhiều, tôi cũng muốn bán vì giá đã tăng nhiều lần so với giá mua. Thế nhưng, vì chưa có nhà nên tôi vẫn muốn đó là chốn an cư. Tôi vẫn tiếc rằng, thời điểm đó khi có tiền đền bù nên nghĩ đến việc mua thêm sẽ tốt hơn”, anh Th chia sẻ.

Nỗi niềm nhà đầu tư đất nền: Chê không mua rồi lại tiếc! - Ảnh 5.

Nhiều cây cầu được xây dựng kết nối các khu vực khiến giá đất xung quanh P.Long Trường, Long Phước (quận 9 cũ) tăng giá trị nhiều lần so với trước đây. Ảnh: Tiểu Bảo

Câu chuyện nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội và tỏ ra tiếc nuối với đất vùng ven Tp.HCM là khá nhiều. Khoảng gần 10 năm trước, các khu vực như quận 9, quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè… vắng người, giá đất khá rẻ. Nhiều nhà đầu tư ôm đất và thắng đậm, ngược lại không ít nhà đầu tư bị vụt mất cơ hội vì “chê” hạ tầng. Đến nay, cầm tiền tỉ nhưng nhà đầu tư cũng khó kiếm mảnh đất trong đường nhỏ. Ngay cả khi thị trường chậm nhịp thì mặt bằng giá bất động sản tại khu ven Tp.HCM đã được “set” cao sau nhiều đợt biến động, sốt nóng.

Theo các môi giới, hiện nay có khá nhiều nhà đầu tư khi trở lại thị trường quận 9, hoặc các khu vực ven Tp.HCM đều tỏ ra bất ngờ với hạ tầng và tiếc nuối vì đã từng lỡ cơ hội. Họ vẫn khá tin tưởng vào việc sở hữu đất đai dù hiện nay tỉ suất sinh lời đã chậm lại.

Hiện các lô đất bán ra có giá thấp hơn thị trường đầu năm 2022 khoảng vài trăm triệu đồng đa số là của nhà đầu tư sở hữu bất động sản từ thời điểm 2014-2015. Trong khi đó, nhà đầu tư vào thị trường giai đoạn cuối năm 2021 trở đi thì có thể phải chấp nhận bán ngang giá hoặc dưới giá vốn. Tuy vậy, tâm lý “săn hàng, ôm đất” của nhà đầu tư sẵn tài chính vẫn âm thầm diễn ra.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Rất nhiều tài sản ở vùng ven nhưng chỉ bằng giá trị một căn hộ chung cư tại Hà Nội: Có 5 tỷ vẫn không mua nổi chung cư mới'

'Rất nhiều tài sản ở vùng ven nhưng chỉ bằng giá trị một căn hộ chung cư tại Hà Nội: Có 5 tỷ vẫn không mua nổi chung cư mới'

Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trước

Đây là nhận định của ông ông Lê Đình Chung, Thành viên Tổ công tác nghiên cứu thị trường - Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), Tổng giám đốc SGO Homes tại một Chương trình Talkshow vừa diễn ra.

Xe tải ngang nhiên vận chuyển hàng ngàn bánh bông lan sầu riêng nhiều 'không'

Xe tải ngang nhiên vận chuyển hàng ngàn bánh bông lan sầu riêng nhiều 'không'

Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trước

GĐXH - Ngày 17/9, Tổng cục QLTT cho biết, hộ kinh doanh N.Đ.T ở Nghệ An vừa bị xử phạt 45,8 triệu đồng vì hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa.

Thái Nguyên: Sửa chữa miễn phí đồ điện bị hư hỏng do nước lũ

Thái Nguyên: Sửa chữa miễn phí đồ điện bị hư hỏng do nước lũ

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Để hỗ trợ người dân chịu thiệt hại lớn do ảnh hưởng của mưa lũ, Liên chi hội điện tử điện lạnh Việt Nam đã phối hợp với Hội Điện tử điện lạnh tỉnh Thái Nguyên và một số đơn vị thực hiện sửa chữa miễn phí thiết bị điện tử, điện lạnh.

Nhận diện tài khoản ngân hàng lừa đảo, người dân hết sức cảnh giác

Nhận diện tài khoản ngân hàng lừa đảo, người dân hết sức cảnh giác

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Theo thống kê của Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công An. Cho đến thời điểm hiện tại, danh sách tài khoản nghi ngờ lừa đảo do các ngân hàng gửi về đã lên tới 3.500 tài khoản. Người dân nên nâng cao cảnh giác với những tài khoản này.

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'?

Giá cau tươi tăng mạnh, vì sao nông dân 'đứng ngồi không yên'?

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

Hiện mỗi ký cau tươi có giá dao động từ 55.000 - 60.000 đồng, khiến người dân vùng trồng cau Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi rất phấn khởi. Tuy nhiên, điều này cũng khiến họ lo lắng thị trường xuất khẩu sẽ ngừng “ăn hàng”.

Hà Nội: nhiều siêu thị nỗ lực đảm bảo nguồn cung thực phẩm, không để xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý

Hà Nội: nhiều siêu thị nỗ lực đảm bảo nguồn cung thực phẩm, không để xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

GĐXH - Trước ảnh hưởng phức tạp của bão số 3 cũng như sạt lở, ngập lụt ở nhiều địa phương các tỉnh phía Bắc, nhiều siêu thị, hệ thống phân phối lớn đang nỗ lực thực hiện, đảm bảo và duy trì nguồn thực phẩm tươi sống và rau củ quả.

Hà Nội: Sẽ xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng làm giá rau xanh

Hà Nội: Sẽ xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng làm giá rau xanh

Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trước

GĐXH - Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội cho biết sẽ xử lý nghiêm đối với tất cả các hành vi vi phạm theo thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích của người tiêu dùng, thương nhân kinh doanh hợp pháp.

Hàng nghìn tỷ đồng tiền bảo hiểm bồi thường thiệt hại người và tài sản sẽ được chi trả tới người dân sau bão

Hàng nghìn tỷ đồng tiền bảo hiểm bồi thường thiệt hại người và tài sản sẽ được chi trả tới người dân sau bão

Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trước

GĐXH - Hiện nay, trước ảnh hưởng của cơn bão số 3 và những hậu quả mà nó gây ra. Nhiều công ty bảo hiểm đã bắt đầu tiến hành thẩm định và bồi thường thiệt hại về người và tài sản, giúp các khách hàng và người thân sớm ổn định cuộc sống, vượt qua giai đoạn khó khăn.

 Hàng trăm tấn hàng 0 đồng từ miền Nam nhanh chóng được đưa đến các tỉnh ở miền Bắc đang chịu bão lũ

Hàng trăm tấn hàng 0 đồng từ miền Nam nhanh chóng được đưa đến các tỉnh ở miền Bắc đang chịu bão lũ

Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trước

GĐXH - Để hỗ trợ người dân tại các tỉnh ảnh hưởng nặng nề do lũ, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã chung tay dành hàng ngàn suất hàng để cứu trợ đồng bào.

Bộ Công Thương: Tập trung cung ứng hàng hóa thiết yếu tới các tỉnh, thành đang ngập lụt

Bộ Công Thương: Tập trung cung ứng hàng hóa thiết yếu tới các tỉnh, thành đang ngập lụt

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trước

GĐXH - Bộ Công thương đã chỉ đạo Sở Công Thương tại 35 tỉnh/thành phố chuẩn bị, điều phối hàng hóa thiết yếu nói chung và mặt hàng xăng dầu nói riêng để kịp thời cung ứng, đảm bảo số lượng hàng hóa, lương thực, thực phẩm sẵn sàng huy động đưa ra thị trường phục vụ nhân dân tại các tỉnh bị ảnh hưởng bởi lũ.

Top