Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi u uẩn của "dị nhân" chán phụ nữ, sống cùng... gia cầm như tri kỷ

Thứ bảy, 15:00 13/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Về miền quê Nghĩa Môn (phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) hỏi “dị nhân” Vũ Văn Sáu, người dân chẳng ai không biết.

Nỗi u uẩn của "dị nhân" chán phụ nữ, sống cùng... gia cầm như tri kỷ 1

Gã khùng” 10 năm sống với ngan, gà.

Bởi hơn chục năm qua, anh lầm lũi sống một mình với một đàn gia cầm chăm nuôi, thậm chí dành cả ngôi nhà khang trang cho chúng ở, câu chuyện ấy đã trở thành “giai thoại” khó tin nhưng có thật ở đất này. Nhiều người bảo: “Chẳng biết có phải ông ấy bị thần kinh không nữa, nhưng chục năm trước, ông ấy cũng đã từng có một gia đình hạnh phúc…”.
 
Dành cả giường cưới cho… gà ấp trứng

Bà Nguyễn Thị Hoa, chi hội trưởng hội phụ nữ thôn Nghĩa Môn cho biết: “Nhiều người thấy anh Sáu làm việc quần quật suốt ngày đêm, tưởng anh bị hâm. Nhưng anh hoàn toàn bình thường, anh ham mê công việc nên thế. Anh là người chăn nuôi có tiếng trong làng. Anh chăm sóc, yêu quý vật nuôi đến nỗi để cho ngan gà lên giường nằm ngủ cạnh bên mình. Nhà anh bẩn quá, nhiều người không dám vào nhà chơi”.

Tôi chưa gặp người đàn ông nào siêng năng, cần mẫn như anh Sáu. Tôi nói xin anh “cùng lắm là 20 phút” để chuyện trò nhưng anh xua tay bảo, “dù rất nể nhà báo lặn lội về đây” nhưng công việc chăm sóc đàn gia cầm không thể ngơi tay. Gần tối rồi mà anh phải băm hai cây chuối để cho ngan, gà ăn. Vừa thái chuối, anh Sáu vừa tâm sự: “Hơn 10 năm qua, từ khi ly dị vợ đến giờ, tôi làm việc không kể ngày hay đêm để chăm sóc đàn ngan và gà, cứ làm xong việc thấy đói thì ăn, khát thì uống thôi. Chả kể thời gian. Trong nhà có gì ăn nấy, cắm nồi cơm ăn cả ngày”.

Nói rồi, anh Sáu mở cửa ngõ mang rổ chuối vào cho ngan, gà ăn. Anh chưa kịp bỏ thức ăn vào máng thì bọn chúng nhảy xổ lên. Dường như đã quá quen với chuyện này, anh không có biểu hiện gì cáu giận với chúng. Anh cười khề khà, nói với giọng “âu yếm”:“Bọn này đến giờ đói là loạn lên thế đấy”. Anh Sáu cho biết, lúc đầu đã dành riêng cho đàn gia cầm một căn nhà cấp 4, nhưng số lượng cứ tăng dần, đến nỗi anh bán cũng không kịp, ngan gà dưới vườn tràn cả vào ngôi nhà mái bằng của anh để ở. Những hôm mưa gió, anh thấy ngan gà ướt lạnh, chui rúc vào nhau để tránh mưa, xót xa quá, anh mở cửa nhà, lùa ngan gà vào ở với mình.

“Đến chiếc giường cưới của tôi, giờ cũng để cho ngan, gà nằm đẻ trứng và ấp trứng. Chiếc xe máy của tôi để góc nhà lâu không đi, giờ để cho ngan, gà đậu. Tối đến, tôi mắc chiếc võng nằm ngủ giữa nhà, lũ ngan gà quây quần bên cạnh”, anh Sáu cho biết. Trong căn nhà mái bằng khang trang, vôi ve trên tường đã ngả màu. Không khí nồng nặc mùi hôi thối. Người ngoài bước vào nhà không thể chịu được, nhưng anh quen mùi này nên vẫn ngủ ngon. Bây giờ, anh chỉ có ngan, gà là bạn. 

Tôi hỏi anh: “Ăn ở với gà thế này anh không sợ bẩn, bị bệnh sao”? Anh cười và bảo: “Mình làm nghề chăn nuôi, coi con vật cũng như con mình. Bẩn chút cũng không sao. Mọi người mới nhìn vào thì thấy bẩn, chứ tôi sống bên chúng lâu thấy bình thường. Nếu tôi bị bệnh đã bị lâu rồi. Khách đến nhà, người nào thông cảm thì ngồi chơi uống chén nước bên gà, không thì thôi”.
 
Nỗi u uẩn của "dị nhân" chán phụ nữ, sống cùng... gia cầm như tri kỷ 2

Hằng ngày anh Sáu băm vài cây chuối cho ngan, gà ăn.

Nỗi u uẩn của người đàn ông “kì dị”

Bây giờ đến nhà, thấy anh Sáu suốt ngày cặm cụi cùng đám ngan gà, nhiều người không biết trước đây “dị nhân” này cũng từng có một gia đình thật hạnh phúc. Nhớ lại thuở trai tráng, anh Sáu vốn là người nổi tiếng bởi tài xoay xở kiếm sống, từ việc hái từng ngọn rau muống mang ra chợ bán đến việc buôn hàng đánh chuyến từ Lạng Sơn về chợ Bỉm Sơn (Thanh Hóa) để bán. Dân làng nhiều người bảo, sau này cô nào lấy được anh chẳng khác gì vớ được vàng. Sự thật thì anh cũng là người nổi tiếng về chiều vợ.

Sinh ra trong gia đình nghèo, đông anh em nên từ nhỏ anh Sáu lam lũ, làm nhiều nghề để kiếm sống. Hơn 30 tuổi, anh mới lấy vợ, là người con gái cùng làng, hiền lành và giản dị. Khi lấy nhau, vợ chồng anh nghèo đến nỗi đôi dép cũng phải thuê. Sau lễ cưới, được ít tiền mừng, anh vội ra chợ mua cho vợ đôi dép đi để đỡ xấu hổ. Cuộc sống vất vả, nhưng việc gì vợ chồng anh cũng đỡ đần nhau. Niềm hạnh phúc của anh nhân lên gấp bội khi vợ nói đã mang thai, cuối năm anh sẽ được làm bố. Ngờ đâu niềm vui chưa đến, nỗi buồn ly tan cận kề.

Sau khi cưới, ít khi anh để vợ một mình ra đồng làm việc nặng. Những việc đó anh thường làm một mình. Ngày vợ anh mang thai, anh càng chiều hết mực, việc lớn bé gì anh cũng không để vợ nhúng tay. Nhưng rồi trong một lần đi đường do sơ ý nên vợ anh đã bị động thai. Giấu anh, chị về không nói gì, nghĩ sẽ giữ được đứa con khi vào trong Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa điều trị. “Cô ta nói dối với tôi là bị ốm, nhưng thực tình là đã đánh mất đứa con. Như thế tôi không thể tha thứ. Lẽ ra cô ấy chỉ cần nói với tôi một câu, tôi sẽ thông cảm. Đằng này, cô ấy giấu tôi, nhờ người nhà cho đi viện, không coi tôi là chồng cô ấy. Tôi căm ghét và không bao giờ tha thứ điều đó. Vì thế, tôi đã viết giấy ly hôn, không thể sống với người đàn bà gian dối”, anh Sáu kể.

Từ khi li dị vợ anh sống một mình và chăn nuôi gia cầm để kiếm sống. Anh bảo: “Nhiều người trong làng nghĩ tôi có vấn đề thần kinh nên mới cho ngan, gà vào trong nhà ở với mình. Nhưng tôi chỉ nghĩ rằng ngan, gà cũng biết nơi nào là nơi ở tốt với chúng. Ở gần người thì được chăm sóc tốt hơn”. Anh ở một mình lâu, lại ít tiếp xúc với người ngoài nên dần dần xem lũ gia cầm như người bạn của mình. Anh bảo, ở gần chúng, anh cảm thấy vui và thoải mái.

“Hơn mười năm qua, tôi làm việc quần quật suốt ngày đêm. Khi nào mệt quá thì nghỉ. Tôi nuôi ngan gà bằng chuối trộn với cám. Mỗi năm tôi xuất hàng chục lứa ngan gà. Kinh tế trong gia đình tôi cũng không thua kém mọi người trong làng. Tuy vất vả tý, nhưng một mình tôi thích làm thì làm, thích ăn thì ăn. Tôi không phải phụ thuộc ai cả. Hạnh phúc của tôi là nhìn thấy vật nuôi của mình nhanh lớn”, anh Sáu cho biết.

Anh cũng cho biết, thấy anh cứ một mình vò võ nên người thân quen cũng đã nhiều lần khuyên anh nên đi bước nữa. Vậy nhưng, chẳng hiểu sao, mỗi khi người thân giới thiệu cho một cô gái nào đó, dẫn anh đến gặp thì mặt anh đỏ phừng. Anh lí giải: “Những năm qua, suốt ngày đầu tắt mặt tối, giờ cũng có số vốn nhất định, cũng muốn lấy một người về để quán xuyến, đỡ đần công việc. Muốn có đứa con để sau này già yếu có người chăm sóc. Nhưng cứ nghĩ đến việc người vợ trước đây, tôi đã mất niềm tin phụ nữ. Tôi sợ phụ nữ lắm rồi”.

Nghe anh Sáu nói vậy tôi chợt nhận ra nỗi u uất ẩn chứa phía sau sự kì dị của người đàn ông này. Đó là nỗi đau của một người đã quá khổ cực để sống được với đời, khi hạnh phúc vừa mỉm cười thì bất hạnh quá lớn đã cận kề và anh đã không vượt qua nổi. Đó âu cũng là lẽ thường ở đời. 

Biệt tài bắt rắn

Anh Sáu không chỉ là người giỏi về chăn nuôi ngan, gà mà anh có tiếng bắt rắn giỏi ở đất Bỉm Sơn. “Hơn mười năm về trước, trong một lần lên Lạng Sơn lấy hàng, tôi đã quen được một thợ bắt rắn người dân tộc Mông. Thấy tôi thích thú với công việc này, anh ta đã chỉ cho tôi cách thức bắt các loại rắn độc. Bắt các loại rắn độc không khó, quan trọng phải hiểu nó. Chẳng hạn, rắn hổ mang chỉ cắn và nhả nọc độc khi bị chọc giận. Chiếc quần có hơi người mặc là khắc tinh của rắn”, anh Sáu cho biết. Không chỉ dạy cho anh Sáu bắt các loại rắn, anh chàng người Hơ Mông đó còn cho anh loại thuốc giải khi bị rắn độc cắn. Loại thuốc đó được chế từ lá cây rừng nghiền nhỏ. Anh Sáu bảo: “Hơn 20 năm hành nghề bắt rắn, tôi sống đến bây giờ nhờ thuốc giải độc đó. Không có nó, có lẽ tôi đã chầu trời từ lâu rồi. Giờ trước khi bắt rắn độc tôi đều phải uống thuốc giải, đề phòng không may bị rắn cắn”.

Hồng Đức

hatrangthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 4 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 4 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 5 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top