Nông dân đổi đời nhờ... rơm rạ
Xã Bình Trị, huyện Thăng Bình được xem là vùng trồng nấm rơm lớn nhất Quảng Nam với hơn 150 hộ làm nghề. Nhờ tận dụng tốt nguồn rơm rạ tại chỗ, nông dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo.
Biến rơm thành tiền
Từ chỗ là nguồn chất đốt, thức ăn cho gia súc, rơm rạ dần bị đào thải trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, khuyến cáo rơm đốt đồng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, khiến môi trường bị ô nhiễm.

Công đoạn đầu tiên của việc trồng nấm rơm là rửa rơm qua nước, việc này giúp rơm ẩm, ủ nhanh mục (Ảnh: Ngô Linh).
Còn đối với người dân xã Bình Trị (huyện Thăng Bình, Quảng Nam), họ không nghĩ như vậy. Rơm rạ là nguyên liệu thật sự có giá trị, nếu biết tận dụng sẽ tạo ra nguồn lợi đáng kể sau lúa gạo.
Đến xã Bình Trị, không quá khó để tìm gặp những trại nấm nằm khuất giữa vườn tược. Ông Thái Tấn Dũng (54 tuổi, thôn Việt Sơn) luôn tay di chuyển những bánh rơm đã được đóng gói hoàn thiện đưa vào trại nấm, chuẩn bị cho đợt nấm kế tiếp. Từ nghề nông, ông chuyển sang trồng nấm rơm gần 10 năm nay.
Theo ông Dũng, với mỗi đợt trồng nấm (15 ngày), ông dùng khoảng 3.000 bánh rơm. Công đóng bánh phải thuê, với giá 500.000 đồng/1.000 bánh, khoán theo sản phẩm.
Trồng nấm rơm, ông Dũng canh ngày giờ để bỏ giống, tính toán sao cho nấm ra đúng đợt ngày rằm, hoặc mùng Một âm lịch. Nấm thu hoạch trúng những ngày đó sẽ được giá hơn, dễ tiêu thụ.

Rơm được đóng thành bánh, sau khi ủ khoảng 10 ngày (Ảnh: Ngô Linh).
"Nấm rơm chưa phải đem bỏ bao giờ, chỉ có giá cả lên xuống tùy theo trúng hay trật mùa. Với mức giá 50.000-200.000 đồng/kg, bình quân mỗi tháng gia đình tôi lãi khoảng 15-20 triệu đồng, cao hơn làm nông trước kia nhiều", ông Dũng chia sẻ.
Lão nông Phan Văn Hùng (thôn Châu Lâm, xã Bình Trị) cũng đang tất tả đưa nấm vào trại, ông Hùng cho biết, người dân sản xuất và thu hoạch nấm quanh năm, nghề này chủ yếu phải thức khuya dậy sớm để sửa soạn, canh thời gian thu hái.

Bánh rơm được bọc trong bao nilon cùng với phôi nấm, ủ trong 10 ngày (Ảnh: Ngô Linh).
Với 2 trại nấm, hộ ông Hùng sản xuất khoảng 2.000 bánh rơm; sau khi trừ chi phí, lãi hơn 10 triệu đồng/tháng.
"Làm nấm rơm rất vất vả, để có được cây nấm phải trải qua nhiều công đoạn. Có những đợt nấm không ra nhiều hoặc giá bán ra thấp thì không có lãi lớn. Ngoài thời tiết, meo nấm (phôi nấm) chính là yếu tố quyết định chất lượng nấm rơm", ông Hùng nói.
Thoát nghèo nhờ cây nấm
Với người dân xã Bình Trị, nghề trồng nấm rơm đã giúp những nông dân "chân lấm tay bùn" vươn lên thoát nghèo, nuôi con cái ăn học. Nhiều người trồng nấm nói chắc nịch rằng ở đây, không nghề nào thu nhập cao như nghề này.

Nghề trồng nấm rơm tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương (Ảnh: Ngô Linh).
Gia đình bà Nguyễn Thị Cảnh (thôn Việt Sơn) là một trong những hộ vươn lên thoát nghèo nhờ nghề trồng nấm rơm. Bà Cảnh kể lại, hơn 15 năm trước, cuộc sống gia đình bà còn khó khăn, ăn bữa nay lo bữa mai. Khi trong xã có người trồng nấm thành công, gia đình bà cũng đến học hỏi với hy vọng đổi đời.
"Nói thật, nếu không nhờ trồng nấm, gia đình tôi cũng chẳng khá lên nổi. Được chính quyền tạo điều kiện, gia đình tôi mạnh dạn đầu tư và đã thành công. Nếu nói làm giàu thì trong thôn cũng có vài người, còn lại đủ ăn, thoát được cảnh nghèo khó là sung sướng rồi", bà Cảnh bộc bạch.
Hiện nay, mỗi tháng, gia đình bà Cảnh trồng 2 đợt nấm, mỗi đợt khoảng 2.000 bánh rơm, sau khi trừ chi phí, thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng.

Nấm rơm tại xã Bình Trị có chất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng. Nghề trồng nấm đã giúp nông dân nơi đây vươn lên thoát nghèo (Ảnh: Ngô Linh).
Các trang trại trồng nấm thu hút nhiều lao động ở địa phương. Bà Trần Thị Cúc, người làm công cho chủ trại nấm, cho biết mỗi ngày làm việc, bà được trả công 300.000 đồng. "Từ ngày nghề trồng nấm ở địa phương nhân rộng, tôi có việc làm thường xuyên", bà Cúc chia sẻ.
Ông Lê Viết Mãnh - Chủ tịch xã Bình Trị - cho biết nghề trồng nấm được hình thành ở xã 15 năm nay. Ban đầu chỉ một hộ nhưng sau đó cây nấm đem lại hiệu quả kinh tế, mọi người bắt đầu học hỏi nhân rộng.
"Toàn xã trên 150 hộ sản xuất nấm rơm, mỗi năm bà con thu mua hơn 1.000ha rơm ở Quảng Nam, giải quyết được một phần phế thải rơm rạ. Nông dân vì thế không phải đốt tại ruộng, làm giảm ô nhiễm môi trường, tăng nguồn thu cho người trồng lúa", Chủ tịch xã Bình Trị cho hay.
Theo ông Mãnh, Bình Trị là xã trung du, đất trồng lúa chỉ hơn 300ha, chủ yếu nhờ nước trời nên năng suất không cao. Với nghề trồng nấm rơm, mỗi tháng, sau khi trừ chi phí, mỗi hộ dân có thể thu về 10-15 triệu đồng, nhiều hộ đã thoát nghèo, kinh tế khấm khá.

Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường
Xu hướng - 10 giờ trướcGĐXH - Loại mận róc hạt được bày bán tràn ngập trên thị trường được giới thiệu là đặc sản của Sa Pa, tuy nhiên nhiều người lại hoài nghi về nguồn gốc thực sự của mặt hàng này.

Việt Nam sở hữu hơn 180.000 ha 'sản vật' quý hiếm của thế giới, thu về 123 triệu USD kể từ đầu năm
Xu hướng - 22 giờ trướcXuất khẩu mặt hàng này đã tăng mạnh kể từ đầu năm đến nay.

TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ
Xu hướng - 2 ngày trướcĐầu tư căn hộ dịch vụ nở rộ trong 1-2 năm gần đây nhưng diễn biến thị trường đang có sự thay đổi lớn

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng
Xu hướng - 3 ngày trướcSau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng
Xu hướng - 4 ngày trướcTừng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ
Xu hướng - 6 ngày trướcThuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục
Xu hướng - 1 tuần trướcViệt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi
Xu hướng - 1 tuần trướcHọc xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội
Xu hướngGĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.