Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu sẽ gây ngộ độc, tử vong?

Thứ ba, 12:09 22/08/2023 | Sống khỏe

Mỗi người có khả năng dung nạp rượu rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không có một con số cụ thể có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Và, uống rượu luôn luôn không được khuyến khích bởi những tác hại của nó mang lại.

Bởi, nếu uống quá nhiều rượu trong một thời gian ngắn làm tăng nồng độ cồn trong máu có thể gây nguy hiểm tính mạng.

1. Ngưỡng nồng độ cồn trong máu có thể gây nguy hiểm, chết người

Nồng độ cồn là lượng cồn (hay còn gọi là ethanol ) có trong máu. Đây là một thước đo quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của cồn đối với cơ thể. Nồng độ cồn trong máu càng cao, tác động của cồn càng mạnh, có thể dẫn đến tình trạng bất ổn, thay đổi ý thức, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông hoặc thực hiện các hoạt động đòi hỏi tập trung và phản xạ.

Khi nồng độ cồn trong máu tăng cao hơn mức tối đa cho phép, có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng của ngộ độc rượu bao gồm mất phương hướng, khó thở, giảm thân nhiệt hoặc thậm chí có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tử vong.

Nồng độ cồn trong máu, bao nhiêu có thể gây ngộ độc chết người - Ảnh 1.

Nồng độ cồn là lượng cồn (hay còn gọi là ethanol) có trong máu.

Nồng độ cồn trong máu thường được đo bằng đơn vị là BAC (Blood Alcohol Concentration) là số gam cồn nguyên chất trên một lít máu (hoặc miligam trên 100 ml máu). Nồng độ cồn trong máu cũng được đo bằng miligam cồn trên một lít khí thở ra. Một gam cồn nguyên chất trên một lít máu tương đương với nửa miligam trên một lít khí thở ra.

Ví dụ: Ngưỡng nồng độ cồn trong máu BAC là 0,05% có nghĩa là trong 100 mililit máu, có 50 miligram cồn, tương đương 0,25 mg mỗi lít khí thở ra (khi được đo bằng máy phân tích hơi thở).

Mức BAC càng cao, càng tăng nguy cơ xảy gây nguy hiểm, cụ thể:

BAC là 0%, đây là trạng thái tỉnh táo. BAC 0,08% bắt đầu ngưỡng say rượu. Khi đạt đến 0,14%, tác dụng ức chế của rượu bắt đầu có hiệu lực, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, lo lắng hoặc bồn chồn. Việc đi, đứng trở nên khó khăn, loạng choạng và bắt đầu buồn nôn .

BAC là 0,2% sẽ gây mất phương hướng, buồn nôn, nôn, và có khả năng gây ra hiện tượng choáng váng. Ở mức 0,25% nhiều người bất tỉnh. Ở 0,3% có nguy cơ ngộ độc rượu và tử vong cao. Khi đạt đến 0,35% BAC trở lên, tim và phổi sẽ hoạt động chậm lại và có thể rơi vào trạng thái hôn mê . Đối với hầu hết mọi người, nồng độ cồn trong máu là 0,45% sẽ gây tử vong.

Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu gây nguy hiểm có thể khác nhau đối với từng người tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao và cân nặng, giới tính sinh học, tuổi tác, tốc độ tiêu thụ… Vì vậy, đừng dại dột, mà thử thách ngưỡng chịu đựng của cơ thể.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong máu

Mỗi cá nhân có khả năng chịu đựng rượu khác nhau. Điều quan trọng là lắng nghe cơ thể và biết khi nào nên dừng lại.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong máu, bao gồm:

- Trọng lượng : Nếu hai người tiêu thụ cùng một lượng rượu, thì người nặng cân hơn thường có nồng độ cồn trong máu thấp hơn.

- Giới tính : Do sự khác biệt về cấu tạo cơ thể, đàn ông thường chuyển hóa rượu với tốc độ nhanh hơn phụ nữ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có ít enzym dùng để chuyển hóa rượu hơn. Với cân nặng ngang nhau, phụ nữ phản ứng mạnh hơn với rượu, đặc biệt là vì họ có nhiều mô mỡ hơn, nên rượu khuếch tán nhanh hơn.

Ước tính, phụ nữ uống trung bình một ly tương đương với nam giới uống một ly rưỡi. Ngoài ra, khả năng chuyển hóa rượu của phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt do nồng độ estrogen cao hơn. Tất cả những yếu tố này góp phần làm tăng nồng độ cồn trong cơ thể của phụ nữ ngay cả khi uống cùng một lượng như nam giới.

- Thuốc : Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu bằng cách ức chế hoạt động của các enzyme liên quan đến việc chuyển hóa cồn trong cơ thể. Ví dụ, có một số loại thuốc chữa bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường có khả năng tương tác với enzyme chuyển hóa cồn, khiến cho việc loại bỏ cồn khỏi cơ thể trở nên chậm hơn, dẫn đến tăng nồng độ cồn trong máu.

Ngoài ra, một số loại thuốc có thể gây tác động đến gan và làm giảm khả năng gan chuyển hóa cồn, như thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol dẫn đến tăng nồng độ cồn trong máu. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi kết hợp bất kỳ loại thuốc nào với rượu, vì tương tác có thể tạo ra phản ứng không mong muốn và gây hại đến sức khỏe.

- Tốc độ uống : Làm tăng đáng kể rủi ro khi uống rượu. Càng uống nhiều trong một khoảng thời gian ngắn, càng có nhiều khả năng cơ thể sẽ không thể chuyển hóa rượu.

- Thức ăn : Uống rượu khi bụng đói sẽ kích thích hệ tiêu hóa, khiến rượu hấp thụ nhanh hơn và dễ bị say. Ước tính khi bụng đói, nồng độ cồn trong máu đạt tối đa 30 phút sau khi uống.

Do mỗi cá nhân là duy nhất và phản ứng khác nhau với rượu, điều bắt buộc là phải nhận thức được những rủi ro mà rượu gây ra. Luôn luôn tuân thủ luật pháp và hạn chế việc tiêu thụ đồ uống có cồn để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.

DS. Vũ Thuỳ Dương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 38 phút trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Sống khỏe - 3 giờ trước

Từ ngày trở thành "ông bố trẻ", tiktoker Đỗ Đạt rất stress đến mức ra ít video hẳn đi vì con liên tục quấy khóc đêm, khó ngủ.

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 4 giờ trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 8 giờ trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 10 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Top