Nữ giám đốc 63 tuổi nhập viện vì xơ gan, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
GĐXH - Nữ giám đốc phát hiện bị xơ gan thừa nhận ngày nào cũng ăn thịt bò bít tết và uống rượu vang đỏ...
Mặc dù không có tiền sử mắc viêm gan B, viêm gan C, cũng không bị gan nhiễm mỡ, nhưng trong lần kiểm tra sức khỏe gần đây, nữ giám đốc 63 tuổi (ở Trung Quốc) bất ngờ phát hiện có chỉ số ALT (chỉ số giúp đánh giá chức năng gan) tăng cao bất thường, đạt 160UI/L (giá trị thông thường là 5-37UI/L).
Bác sĩ cho biết, kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ sắt trong cơ thể của bệnh nhân tăng cao gần gấp 3 lần so với bình thường. Kết quả siêu âm cho thấy bệnh nhân bị xơ gan. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc xơ gan do dư thừa sắt.

Ảnh minh họa
Khi khai thác tiền sử bệnh của bệnh nhân, bác sĩ phát hiện bệnh nhân đặc biệt "mê mẩn" ăn bít tết và uống rượu vang đỏ. Nữ bệnh nhân hầu như chỉ ăn bít tết và uống rượu vào tất cả các bữa trong ngày. Theo bác sĩ, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa sắt trong cơ thể và gây tổn thương gan của bệnh nhân.
Giải thích về điều này, bác sĩ cho rằng thịt bò chứa nhiều sắt. Trong 100g thịt bò chứa 2,7mg sắt, ăn quá nhiều thịt bò có thể dẫn đến dư thừa sắt trong cơ thể và khiến sắt tích tụ trong gan. Sắt tích tụ trong gan có thể gây ra căng thẳng oxy hóa và hình thành các gốc tự do làm tổn thương các tế bào gan. Điều này cũng có thể gây ra tình trạng viêm và khiến các mô gan bị tổn thương, từ đó làm tăng nguy cơ mắc viêm gan, xơ gan.
Để điều trị tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ đã chỉ định bệnh nhân lấy máu mỗi tháng để loại bỏ lượng sắt dư thừa ra khỏi cơ thể. Sau nhiều tháng điều trị, lượng sắt trong cơ thể bệnh nhân đã giảm về mức bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục dùng thuốc để điều trị tình trạng xơ gan.
Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn để cải thiện sức khỏe của gan. Cụ thể, bác sĩ đề xuất bệnh nhân nên giảm lượng thịt đỏ tiêu thụ và thay thịt đỏ thành các loại thịt trắng chứa ít sắt hơn như thịt gà, cá. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh hơn vào các bữa ăn hàng ngày để kiểm soát lượng sắt.
6 bệnh tiềm ẩn nếu bạn ăn quá nhiều thịt đỏ

Ảnh minh họa
Gây tăng cân, béo phì
Thịt bò, đặc biệt là các phần thịt mỡ như sườn, ba chỉ, chứa hàm lượng calo rất cao. Việc tiêu thụ quá nhiều loại thịt này có thể dẫn đến tăng cân nhanh chóng, gây ra tình trạng béo phì. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao và một số loại ung thư.
Gây bệnh về tiêu hóa
Thịt bò là loại thịt giàu protein, cần nhiều thời gian để tiêu hóa. Ăn quá nhiều thịt bò có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Thịt bò chứa ít chất xơ, khiến phân cứng và khó di chuyển trong ruột, gây táo bón. Quá trình tiêu hóa thịt bò tạo ra nhiều khí, gây đầy hơi, khó tiêu. Ở một số người, tiêu thụ nhiều thịt bò có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Thịt bò, đặc biệt là thịt bò mỡ, chứa hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao. Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa làm tăng cholesterol xấu (LDL) trong máu, gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: bệnh mạch vành, đột quỵ, suy tim.
Tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Thịt bò là một trong những nguồn cung cấp purine dồi dào. Purine, khi vào cơ thể, sẽ trải qua quá trình chuyển hóa phức tạp và cuối cùng tạo ra axit uric. Trong điều kiện bình thường, axit uric được hòa tan trong máu và thải ra ngoài qua nước tiểu.
Tuy nhiên, nếu cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận không thể đào thải hiệu quả, nồng độ axit uric trong máu sẽ tăng cao, dẫn đến tình trạng tăng axit uric máu. Lượng axit uric dư thừa tích tụ trong máu, không được đào thải hết qua thận sẽ kết tinh thành các tinh thể sắc nhọn, lắng đọng ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái, gây nên những cơn đau gout cấp tính.
Tạo gánh nặng cho thận
Thận đóng vai trò như những nhà máy lọc siêu nhỏ, liên tục làm sạch máu, loại bỏ các chất thải như ure, creatinin và nước thừa, đồng thời điều hòa cân bằng điện giải và huyết áp trong cơ thể. Tuy nhiên, khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều protein, đặc biệt là protein từ thịt đỏ như thịt bò, thận sẽ phải làm việc quá sức để xử lý lượng chất thải nitơ tăng cao, gây áp lực lên các cầu thận và ống thận. Điều này lâu dần có thể dẫn đến tổn thương thận, giảm chức năng lọc và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thận mãn tính.
Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ nhiều thịt đỏ, bao gồm cả thịt bò, có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Các hợp chất được tạo ra khi chế biến thịt ở nhiệt độ cao có thể gây tổn thương DNA và làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ và tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tiêu thụ nhiều thịt bòcũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.
Thịt đỏ ăn bao nhiêu là đủ?
Theo khuyến nghị của Quỹ Phòng, chống ung thư quốc tế và Viện Nghiên cứu ung thư Mỹ khi tiêu thụ thịt đỏ cần lưu ý:

Ảnh minh họa
- Nên tiêu thụ không quá 3 lần thịt đỏ mỗi tuần, tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350 - 500 gram sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700 gram thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương).
Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70 gram/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100 gram/ngày thịt sống, không bao gồm phần xương.
Khuyến cáo trên đã đưa ra một định lượng cụ thể để mọi người có thể điều chỉnh lượng thịt đỏ trong khẩu phần của mình. Ngoài ra, nên tăng cường sử dụng thịt gia cầm, cá, trứng, sữa là những thực phẩm để thay thế thịt đỏ trong bữa ăn nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về protein và vi khoáng chất.
Với các trường hợp bệnh lý hoặc những người có các yêu cầu riêng về dinh dưỡng cần được tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng. Đồng thời, với chế độ ăn đa dạng, dinh dưỡng hợp lý và duy trì vận động thể lực phù hợp và tăng cường rau xanh.
Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến nghị mức tiêu thụ rau quả là 480 - 560 gram/người/ngày, trong đó tiêu thụ rau từ 240 - 320 gram/người/ngày và tiêu thụ quả chín là 240 gram/người/ngày.

Người đàn ông 44 tuổi bị tắc 3 mạch máu nuôi tim, nguy cơ suy tim cao, thừa nhận làm việc này suốt 20 năm
Bệnh thường gặp - 20 phút trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, được biết suốt 20 năm nay, anh Trung có thói quen hút mỗi ngày 1 bao thuốc.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ sau cơn đau đầu dữ dội, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị đột quỵ từng có tiền sử tăng huyết áp nhưng điều trị không thường xuyên. Trước khi bị đột quỵ, người bệnh có dấu hiệu đột ngột đau đầu dữ dội, choáng váng, buồn nôn...

Người phụ nữ 54 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Thấy nổi khối u cổ nhưng nghĩ hạch viêm lành tính, vài ngày sẽ tự hết nhưng 2 tuần sau khối này to ra, ấn thấy đau nên chị Hiền đã đến viện khám thì phát hiện ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú giai đoạn sớm.

Dùng thuốc trị tăng mỡ máu ở người bệnh đái tháo đường như thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĐái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến đường huyết mà còn liên quan mật thiết đến rối loạn lipid máu, hay còn gọi là tăng mỡ máu. Kiểm soát mỡ máu là một trong những mục tiêu quan trọng trong điều trị đái tháo đường nhằm giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống...

Hạ đường huyết nguy hiểm thế nào? Đây là cách phòng bệnh tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hạ đường huyết nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tổn thương não, tăng nguy cơ chấn thương do ngã và suy giảm nhận thức.

Người đàn ông 63 tuổi nhập viện vì men gan tăng cao do lạm dụng uống nước lá vối và xạ đen liên tục để giải độc
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, người đàn ông uống nước lá cây với mục đích mát gan, giải độc gan nhưng phải nhập viện vì men gan tăng cao.

Thêm một TikToker xinh đẹp suýt chết vì bỏ qua lời cảnh báo của bác sĩ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trong lần đi khám sức khỏe trước đó, mặc dù bác sĩ đã cảnh báo mức protein trong nước tiểu của cô có dấu hiệu cao, nhưng cô vẫn bỏ qua và vẫn duy trì thói quen ăn toàn thịt.

Mảnh xương vịt nằm trong phổi suốt 2 năm gây biến chứng nặng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcCác bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi phế quản lấy thành công dị vật là mảnh xương vịt trong phổi người đàn ông gây biến chứng ho, đau ngực kéo dài, viêm phổi nặng.

Mỹ đánh giá đây là "loại hạt lành mạnh nhất thế giới", Việt Nam có nhiều mà ít ăn
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcLoại hạt này chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, protein và canxi, được đánh giá cao nhất trong bảng xếp hạng những thực phẩm tốt nhất thế giới.

Bất ngờ loại hạt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể bổ sung hạt thông để tăng lượng dầu và protein thực vật, giúp cải thiện triệu chứng bệnh mà không sợ bị tăng cân.

Người đàn ông 63 tuổi nhập viện vì men gan tăng cao do lạm dụng uống nước lá vối và xạ đen liên tục để giải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, người đàn ông uống nước lá cây với mục đích mát gan, giải độc gan nhưng phải nhập viện vì men gan tăng cao.