Nữ phóng viên gần một tháng “cắm chốt” giữa cơn “đại hồng thủy”
GiadinhNet - “Suốt cuộc đời này, tôi sẽ không thể nào quên chuyến tác nghiệp tại vùng rốn lũ Chương Mỹ (Hà Nội). Đó là trải nghiệm ngồi thuyền thúng mỏng manh cùng người dân vượt qua “cửa tử”, là đoạn đường nước ngập lút mái nhà, tràn lan rác thải và xác động vật…”, nhà báo Phùng Thị Hồng Hạnh (Báo Kinh tế và Đô thị) - người đạt 2 giải thưởng Phóng sự xuất sắc về đề tài môi trường, biến đổi khí hậu năm 2018 tâm sự.

Nhà báo Phạm Thị Hồng Hạnh trong chuyến tác nghiệp tại vùng lũ Chương Mỹ (Hà Nội). Ảnh: NVCC
"Bơi" về vùng lũ
Những ai đã từng đến Chương Mỹ (Hà Nội) mùa nước ngập năm 2018 có lẽ đều hiểu được cái khổ của người dân mùa nước lên. Và những phóng viên hiện trường cũng là người cùng chung số phận với người dân vùng rốn lũ ở thời điểm ấy. Đó là quãng thời gian gần một tháng "cắm chốt" đưa tin, động viên cán bộ và nhân dân vùng lũ khắc phục khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Đối với những thanh niên to khỏe đã vất vả, với một nữ phóng viên để làm được điều này thật không dễ dàng chút nào.
Trò chuyện với chúng tôi, nhà báo Phùng Thị Hồng Hạnh (Báo Kinh tế Đô thị) chia sẻ: "Đập vào mắt chúng tôi ngay khi đặt chân đến "tâm bão", nơi trận "đại hồng thủy" vừa đi qua là ngổn ngang hình ảnh nước lũ ngập có nơi lút mái nhà, trâu bò lợn gà chết trôi dạt trên mặt nước, rác thải khắp nơi. Để có được bài viết mang tính thời sự, những hình ảnh chân thực, sống động nhất về cuộc sống chật vật, đảo lộn vì mưa lũ của người dân thì các phóng viên chúng tôi không có cách nào khác là phải lao vào biển nước mênh mông này".
Chia sẻ về kỷ niệm trong những ngày lặn lội ở khắp các xã Nam Phương Tiến, Nhân Lý, Tân Tiến (huyện Chương Mỹ), nhà báo Hồng Hạnh tâm sự: "Tôi còn nhớ cạnh xóm Bèo (thôn Nam Hải, xã Nam Phương Tiến) là một bãi rác quy tập toàn bộ rác thải xung quanh thôn. Khi lũ về, rác tràn vào nhà dân, bám lên giường, phản, tủ… thậm chí cả bàn thờ. Tình cảnh người dân rất khốn khổ bởi đó là vùng rốn trũng hơn các khu vực khác. Mặc dù người dân đã tìm mọi cách nhưng cũng chỉ đẩy được rác ra khỏi cửa chứ không thể đẩy thêm ra ngoài được vì mênh mông biển nước. Một tuần sau lũ là thời điểm rác bắt đầu phân hủy, bắt đầu phát sinh các nguy cơ bệnh tật đe dọa người dân.

Lũ lụt làm đảo lộn cuộc sống của người dân Nam Phương Tiến - hình ảnh trong phóng sự của tác giả Hồng Hạnh.
Tôi đi hỏi nhưng người dân bảo chính quyền cũng chưa vào được khu vực đó. Quá trình tác nghiệp khá gian nan bởi không phải ai cũng sẵn sàng đi ra giữa dòng nước không biết phía dưới đâu là cánh đồng, đâu là ao, mương... Đặc biệt là phải đi bằng xuồng nhựa chông chênh, mà phải vượt qua đoạn đường toàn rác trôi nổi.
Nài nỉ mãi cô Bảy (một người dân địa phương) mới chở tôi vào xóm Bèo. Tôi cũng bị một phen khiếp vía khi chút nữa ngã xuống nước, mà với người không biết bơi như tôi chắc cũng khó có đường sống. Cũng may cô Bảy nhanh tay với được tay chèo giúp tôi lấy lại thăng bằng.
Khi vào được tận trong vùng lõi, tôi đã chụp loạt ảnh và đăng tải lên báo. Ngay sáng hôm sau, chính quyền huyện Chương Mỹ lập tức vào cuộc khắc phục, mặc dù việc vận chuyển thu gom rác lúc nước vẫn ở mức ngập cao là không hề đơn giản. Nhờ sự vào cuộc kịp thời của lực lượng chức năng nên xóm Bèo đã sạch sẽ hơn nhiều. Hơn chục hộ dân không còn phải sống cùng bãi rác khổng lồ nữa. Đó là niềm vui của người dân cũng như chính những phóng viên hiện trường như chúng tôi".
"Tôi coi đây là quê hương và có trách nhiệm bảo vệ người dân"

Cảnh ngập nước xảy ra ở Chương Mỹ hàng chục ngày khiến người dân phải bơi thuyền để đi lại sinh hoạt trong làng.
Nhà báo Hồng Hạnh nhớ mãi lời anh Hải (ở xóm Đông, xã Nam Phương Tiến) kể rằng từ hôm bị lũ lụt, cuộc sống của người dân hoàn toàn đảo lộn, khổ sở, thiếu thốn đủ thứ. Bao nhiêu hoa màu, cây ăn quả từ mới trồng, đến sắp thu hoạch đều mất trắng. Gia súc, gia cầm chết dần, chết mòn. Có nhà vừa xây xong phải "khánh thành" trong nước lũ. Thậm chí, cưới vợ, đón dâu trong lũ và có cả một đám tang thê lương. Trận lụt trước chưa qua, trận lũ sau ập tới. Chưa đầy 2 ngày, nước đã dâng thêm 50cm. Sự tiếc nuối là điều khó tránh khỏi và là tâm trạng chung của bà con. Nhà nào cũng cố vớt vát những đồ dùng, vật dụng ra khỏi bùn đất, từ tivi, xe máy đến những thứ nhỏ nhất như quyển vở, cái bút. Nhiều bà con tâm sự rằng, làm được như vậy cũng khiến họ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, đỡ đau buồn hơn là không tìm được thứ vật dụng nào gắn bó với mình.
Rồi những hình ảnh anh Huấn (cũng ở xã Nam Phương Tiến) ngồi trên trụ cổng, tay cầm cây gỗ nhỏ nhọc nhằn đẩy xác con lợn chết trương ra xa, đám ruồi bám đen kịt bay loạn xạ. Chiếc chổi cùn, cái dế rách, nồi niêu, giấy tờ trôi nổi khắp nhà, rong rêu đã bắt đầu ký sinh trên giường và các vật dụng bằng gỗ. Đồ đạc chất đống, ngổng ngang... Những căn nhà 3 gian không khác gì bãi rác. Không có nước sạch để nấu ăn và tắm gội, hàng ngày, anh Huấn và người dân phải lội nước hoặc bơi thuyền rất xa mới xin hoặc mua được nước... Đó còn là bữa trưa với mì tôm sống và nước lọc trên tấm phản được kê lên bộ bàn ghế để tránh nước và rác đang phân hủy.
Nước ngập, trẻ con vùng lũ vui vẻ nô đùa dưới làn nước. Nhưng chúng không biết, dòng nước này có đủ thứ chất thải của người cùng động vật và đủ mọi loại rác thải trên đời. Nhìn trẻ con nô đùa, cánh phóng viên cũng đưa máy lên chụp mà lòng nặng trĩu. Họ lo sợ ghẻ lở hắc lào, nước ăn chân tay, nếu có không bị xước hay rắn cắn khi đang lội thì nguy cơ nhiễm trùng đối với những đứa trẻ chẳng hề nhẹ chút nào.
"Trong 1 tháng xảy ra lũ lụt ở Chương Mỹ, 10 ngày đầu tôi có mặt ở đây từ 6h sáng đến 8-9h tối mới về. Sau đó nước rút dần, thời gian tôi đến Chương Mỹ thưa hơn nhưng ngày nào cũng gọi điện hỏi thăm diễn biến ở địa phương, về tình hình rác, dịch bệnh, sự quan tâm của các cấp chính quyền và địa phương. Tôi không sinh ra ở đây, nhưng khi đã được cùng người dân vượt qua "cửa tử", tôi đã coi nơi đây là gia đình, là quê hương của mình và tôi có trách nhiệm bảo vệ họ", nữ nhà báo trẻ tâm sự.
“Có đi thực tế tác nghiệp ở hiện trường mới thấy được tình người nơi khốn khó. Đó là bác bán hàng bị nước ngập, nhìn thấy phóng viên khổ sở đói khát vội “cứu trợ” cho một bát chè đỗ đen trong khi chính họ cũng đang bị thiếu thốn”.
Nhà báo Hồng Hạnh
Cao Tuấn

Những điều cần biết về 3 cây cầu mới trên sông Đáy - cú hích cho giao thương vùng Ninh Bình
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Những cây cầu vượt sông mới xây dựng xong và đang thi công kết nối 2 tỉnh Nam Định và Ninh Bình nay là tỉnh Ninh Bình, thuận lợi cho việc đi lại, giao thương và phát triển kinh tế - xã hội.

Diện mạo khang trang, hiện đại của hồ Hoàng Cầu sau một năm cải tạo
Đời sống - 2 giờ trướcSau một năm cải tạo, hồ Hoàng Cầu "lột xác" thành không gian xanh hiện đại giữa lòng Hà Nội, với sân khấu nổi và cảnh quan mới dự kiến hoàn thiện vào tháng 8/2025.

Tài xế xe đầu kéo dương tính với ma túy
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Qua kiểm tra nồng độ cồn và test nhanh chất ma túy, lực lượng chức năng phát hiện tài xế Đ. dương tính với chất ma túy tổng hợp.

Hà Tĩnh cho thuê đất ngắn hạn không đấu giá phục vụ phát triển du lịch
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Nhằm phát triển du lịch trên địa bàn, Hà Tĩnh sẽ cho thuê đất ngắn hạn theo hợp đồng không phải đấu giá quyền sử dụng đất, không cần lựa chọn nhà đầu tư hay yêu cầu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất như các dự án đầu tư dài hạn.

Người đàn ông dùng drone cứu 2 trẻ khỏi dòng nước xiết: 'Tim tôi như rớt ra ngoài'
Đời sống - 3 giờ trước“Nước sông như muốn nhấn chìm tất cả. Nếu không kịp thời giải cứu, các cháu sẽ bị cuốn trôi”, anh Trần Văn Nghĩa (Gia Lai) kể lại phút giải cứu 2 cháu bé khỏi dòng nước chảy xiết.

Người phụ nữ bán nước ở bến xe Mỹ Đình xua đuổi, đá hành lý của cô gái đợi xe trên vỉa hè
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bán nước trên vỉa hè khu vực bến xe Mỹ Đình (TP Hà Nội) có hành vi xua đuổi thô bạo một cô gái đang đứng chờ xe, thậm chí đá vào hành lý của người này, khiến dư luận vô cùng bức xúc. Cơ quan công an đã vào cuộc xác minh.

Vụ người đàn ông cầm vật giống súng bước xuống từ ô tô 7 chỗ đe dọa tài xế xe tải: Tiết lộ nguồn cơn
Pháp luật - 4 giờ trướcSự việc xảy ra sáng 5/7, tại Quốc lộ 6 – đoạn qua khu vực đèo Đá Trắng (giáp ranh giữa xã Mường Bi và xã Mai Châu, tỉnh Phú Thọ hướng đi Sơn La).

6 điều hộ kinh doanh cần chú ý để tránh truy thu thuế từ 8 / 2025
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Hộ kinh doanh cá thể có thể bị truy thu thuế hàng chục triệu đồng từ 8/2025 nếu không tuân thủ quy định mới.

Cậu bé 'thần đồng lịch vạn niên' lúc 3 tuổi nhớ hàng trăm số điện thoại, cờ 200 quốc gia ở Bắc Ninh hiện ra sao?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Cuộc sống của 'thần đồng lịch vạn niên' Tuấn Minh ở tuổi 17 bình thường, đơn giản như bạn bè đồng trang lứa.

Đi xe bán tải vào lòng hồ cạn, vợ chồng tài xế bị đuối nước tử vong
Thời sự - 6 giờ trướcGiữa đêm tối, chiếc xe bán tải chở 4 người đi vào khu vực lòng hồ Bến Châu khu Phú Ninh, phường Bình Khê (tỉnh Quảng Ninh) thì bị ngập nước

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng
Đời sốngHình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.