Nữ sinh Việt 17 tuổi đi du học ở vùng đất cực lạ, không cần bằng cấp hay chứng chỉ tiếng Anh nào vẫn nhận được học bổng
Lựa chọn một quốc gia ít ai theo học, Nhi đã chứng tỏ quyết định của mình đúng bởi những lý do dưới đây.
Bạn đã có bao giờ nghĩ đến việc đi du học tại quốc gia nào đó lạ lẫm khi chưa đến 18 tuổi? Israel nổi tiếng, tuy nhiên chưa bao giờ là "cái tên vàng" trong điểm đến du học của các bạn trẻ Việt Nam, đặc biệt là thời điểm hiện tại đang có giao tranh.
Thế nhưng việc mạo hiểm đến vùng đất mới cũng vẫn là trải nghiệm thú vị hàng đầu, để người ta khuyên nhau nếu muốn có cuộc sống thêm trọn vẹn hơn. Tự lập khi chưa đến 18 tuổi cũng đưa cho bạn thế giới quan mới và nhiều thứ hay ho đấy!
Phạm Lê Tịnh Nhi là một trong số đó. Cô bạn là cựu học sinh chuyên Văn trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM). Hiện tại, cô bạn đang đi du học chương trình Tú tài quốc tế (IB) tại Israel - một đất nước nằm ở khu vực Trung Đông.

Phạm Lê Tịnh Nhi từng giành Huy chương Vàng Olympic môn Văn
Mạo hiểm đi du học Irasel với lý do siêu hợp lý
IB (chương trình Tú tài quốc tế) là 1 trong 3 chương trình phổ thông quốc tế phổ biến, bên cạnh AP (xếp lớp nâng cao) và A Level (chứng chỉ giáo dục phổ thông bậc cao). Đây là chương trình dự bị đại học dành cho học sinh cấp 3, đã được áp dụng trên 150 quốc gia (có cả Việt Nam) và được các trường đại học trên thế giới đánh giá rất cao.
Chương trình được dạy tương đương kiến thức ở các quốc gia. Bởi vậy nên dù học ở Mỹ, Việt Nam hay Anh... bất cứ quốc gia nào thì bạn cũng nhận được chứng chỉ y hệt.
Vì muốn thử thách bản thân nên Tịnh Nhi muốn đi du học IB ở nước ngoài. Cô bạn chọn quốc gia hiếm và lạ để có thể tăng thêm cơ hội nhận học bổng. Bởi ở những đất nước này ít du học sinh chọn, tỉ lệ cạnh tranh thấp nên dễ hào phóng trong offer học bổng.

Tịnh Nhi chọn du học Israel vì đây là quốc gia ít du học sinh học, nên dễ apply học bổng hơn
Tâm sự về lý do chọn đi du học Israel, Tịnh Nhi cho hay: "Mình nhận thấy càng ở quốc gia lạ lại càng có nhiều ưu đãi cho học sinh quốc tế. Ví dụ như ở Irasel, đại sứ quán Việt Nam nơi đây hỗ trợ tụi mình rất nhiều từ khâu làm visa, chuẩn bị giấy tờ... Đây cũng là điểm cộng khi mình đi du học cấp 3, chưa chuẩn bị được nhiều thứ.
Mình cũng muốn được trải nghiệm nền văn hoá ở quốc gia nổi tiếng như Israel. Nơi đây có 3 nền tôn giáo lớn là Thiên chúa giáo - Đạo hồi - Do Thái giáo. Mình sang đây được học hỏi nhiều kiến thức lịch sử, trải nghiệm văn hoá, các nghi lễ và nghi thức của họ".
Khi học tập được một thời gian, Nhi thấy Israel là một quốc gia khá an toàn, mọi người luôn trong trạng thái cảnh giác và Chính phủ luôn cố gắng hạn chế các xung đột. Các địa phương cũng thường kiểm tra phản ứng tình huống của người dân.
"Thỉnh thoảng, còi báo động sẽ hú lên, rồi tất cả mọi người chạy vào hầm trú ẩn. Sau đó sẽ có thông báo đó là tập dượt và mọi người lại quay trở về cuộc sống bình thường", cô bạn chia sẻ.

Tịnh Nhi cùng những người bạn Do Thái của mình
Hành trình apply học bổng khi không có chứng chỉ tiếng Anh hay bằng cấp nào "cao siêu"
Hành trình nhận học bổng IB của Nhi trải qua khá nhiều thủ tục. Lý do là vì chương trình IB đòi hỏi rất nhiều vòng thi tuyển, mỗi vòng diễn ra trong thời gian rất ngắn.
Nhi bắt đầu tìm hiểu chương trình này khi học lớp 11, sau đó gửi bảng điểm, trả lời các thông tin cơ bản trên website theo yêu cầu của trường quốc tế Givat Haviva. Sau khi vượt qua vòng đầu tiên, cô bạn cần gửi 5 bài luận - 2 thư giới thiệu - 3 vòng phỏng vấn với hội đồng tuyển sinh.
Đặc biệt, cô bạn sẽ cần tham gia một workshop giao lưu với học sinh khác trên khắp thế giới. Khi bước tới vòng này, các bạn học sinh sẽ cần làm việc nhóm với nhau để tạo ra sản phẩm, sau đó thuyết trình trước tập thể.
Do yêu cầu nhiều bước nên Nhi khuyên các bạn học sinh cần phải chuẩn bị quãng thời gian dài khi muốn apply chương trình Tú tài.


Nhi trải qua rất nhiều bước khi apply chương trình Tú tài quốc tế
Một điểm đặc biệt là Nhi khi đó không có chứng chỉ Tiếng Anh nào cả. Cô bạn cũng không biết tiếng Hebrew (ngôn ngữ bản địa tại Israel). Có khá nhiều bất lợi song Nhi vẫn thành công apply du học nhờ những tips sau:
"Cứ apply thôi, nhưng hãy chuẩn bị vốn tiếng Anh thật tốt để giao tiếp và phỏng vấn. Mình apply chương trình cấp 3 nên trường cũng không quá yêu cầu ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, trường quốc tế Givat Havivat cũng nhận thấy chứng chỉ tiếng Anh không quá cần thiết. Do mình có 2 bài luận, 3 cuộc phỏng vấn phải sử dụng tiếng Anh rất nhiều. Do đó, trường thay bằng các tiêu chí khác như cần học sinh năng động, giỏi hoà nhập, có tư duy mở...".
Càng đi xa càng hiểu hơn về thế giới
Đến một quốc gia mới luôn đem đến những trải nghiệm mới. Với Nhi, cô bạn đã được học, được sống và trải nghiệm những điều mà tuổi 17 ít ai cảm nhận.
Nhi sống cùng gia đình host là người Do Thái. Cô bạn chia sẻ câu chuyện vui với "cha mẹ nuôi" của mình: "Ở Việt Nam nói rất nhiều về người Do Thái, sự chăm chỉ cũng như thông minh của họ được đưa vào sách rất nhiều. Ba mẹ mình cũng dặn sang đây nhớ học hỏi thêm từ gia đình host. Qua đây, mình kể câu chuyện cho cha mẹ nuôi thì host rất bất ngờ, không ngờ người Việt Nam lại có nhiều suy nghĩ và quan tâm đến vậy cho người Do Thái".
Ở mỗi quốc gia đều có phong tục, tập quán khác nhau. Do vậy các bạn du học sinh cũng cần tìm hiểu trước văn hoá để tránh bị lạc lõng.

Tịnh Nhi cùng bạn từng có trải nghiệm nhớ đời khi đi lạc ở Israel. Vào cuối kì nghỉ đông năm ngoái, Nhi cùng bạn bắt xe bus đi chơi xa, không theo bất kì lịch trình nào.
Tuy nhiên do không để ý, Nhi đi đúng ngày Shabbat. Đây được gọi là "ngày nghỉ ngơi" trong Kinh thánh, và ở Israel, hai ngày này rơi vào thứ 6 - thứ 7. Vào ngày Shabbat, người dân dường như ngưng mọi hoạt động khi không xe bus, không di chuyển. Các gia đình truyền thống thậm chí còn không sử dụng điện và điện thoại trong hai ngày này. Họ chỉ tập trung mọi năng lượng và thời gian cho việc nghỉ ngơi, đọc sách và kết nối gia đình.
Nhi đi đúng ngày Shabbat nên không thể giao tiếp, đi chơi được như bình thường. Đáng nói là cô bạn còn suýt nữa bị lỡ mất chuyến xe bus hiếm hoi về trường, chỉ cần chậm vài phút nữa là phải lưu lạc ở thành phố lớn khác. Kỉ niệm đáng nhớ khiến hành trình của Nhi tại đất nước xa lạ này càng thêm nhiều màu sắc.
Hồi tưởng lại thời điểm ban đầu, Nhi cho biết bố mẹ lúc trước cực kì phản đối chuyện cô bạn chọn đi du học Israel, nhất là khi chỉ còn 1 năm nữa là tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, cô bạn vẫn muốn dịch chuyển đến quốc gia khác. Về phần tips thuyết phục gia đình của thì cực kì đơn giản thôi.
"Bố mẹ cũng rất lo lắng nhiều thứ, khuyên mình con gái còn nhỏ phải biết giữ an toàn. Tuy nhiên, mình khiến bố mẹ dần tin hơn khi cố gắng chủ động sắp xếp thời gian, duy trì thành tích học tập tốt trên trường. Từ nhỏ mình cũng là người tự chủ, có trách nhiệm với bản thân nên dần gia đình cũng suy nghĩ: Ok con làm gì cũng được, bố mẹ tin con biết phải làm gì", cô bạn nói.
Được biết, sau khi kết thúc chương trình IB tại Israel, Nhi dự định sẽ về nước và tiếp tục nộp hồ sơ xin học bổng đại học tại các trường trên thế giới.
Nguồn: Nhân vật cung cấp

Tỷ lệ chọi thi vào lớp 10 Hà Nội năm nay có gì biến động?
Giáo dục - 35 phút trướcGĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 các trường THPT. Tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay có biến động?

Giáo viên mầm non đón tin vui khi sắp được hưởng mức phụ cấp lên đến 80%
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, tăng phụ cấp từ 35% lên 45% cho giáo viên mầm non ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Việt Nam giành 2 huy chương vàng tại kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh
Giáo dục - 1 ngày trước4/4 học sinh Việt Nam tham dự đều đoạt huy chương Olympic Hóa quốc tế Mendeleev (IMChO) 2025, trong đó 2 huy chương vàng và 2 huy chương bạc.

Kết quả xác minh ban đầu vụ loạt học sinh xin nghỉ học trước thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục - 1 ngày trướcChiều 12/5, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết đã gửi báo cáo kết quả xác minh ban đầu vụ việc hàng loạt học sinh lớp 12 Trường THPT Cao Bá Quát xin nghỉ học, bảo lưu kết quả học tập trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
Giáo dục - 1 ngày trướcBộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó sửa đổi quy định về văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

4 địa phương đầu tiên quy định khung giờ không được phép dạy thêm, học thêm
Giáo dục - 1 ngày trướcYên Bái, Ninh Bình, Hải Phòng và TP.HCM là 4 địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành quy định chi tiết về thời gian dạy thêm, học thêm.

PGS-TS Bùi Hiền, người đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Giáo dục - 1 ngày trướcPGS-TS Bùi Hiền, người được biết đến với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, đã qua đời chiều 11/5.

Hai sứ giả tuổi 16 mang niềm tự hào Việt Nam đến nước Mỹ
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Tháng 6 tới, hai nam sinh lớp 10 chuyên Ngoại ngữ của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) sẽ cùng 12 học sinh trên cả nước tham gia Chương trình “Lãnh đạo thanh niên theo yêu cầu” (ODYLP) tại Hoa Kỳ – một hành trình trải nghiệm ý nghĩa do Đại sứ quán Mỹ tài trợ.

Bộ GD&ĐT đề xuất xoá sổ bằng tốt nghiệp THCS
Giáo dục - 2 ngày trướcHọc sinh tốt nghiệp cấp THCS chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng nhằm phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.

Học sinh Việt Nam đoạt 8 huy chương tại Olympic Vật lý châu Á
Giáo dục - 2 ngày trướcNgày 11/5, Bộ GD&ĐT thông tin, đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 được tổ chức tại Ả rập Xê út đã thắng lớn với 8 huy chương.

ĐH Văn Lang kỷ luật sinh viên vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh 30/4
Giáo dụcTrường Đại học Văn Lang kỷ luật khiển trách sinh viên Ngô Nguyên Giáp vì hành vi vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.