Nuôi cua biển trong "chung cư mi ni", thu nhập chục triệu đồng/tháng
Hàng trăm con cua biển được anh Phạm Văn Duy nuôi trong những chiếc hộp nhựa xếp chồng lên nhau trên giá, như những "chung cư mi ni". Nghề độc lạ giúp chàng trai Ninh Bình "hái ra tiền".
Nghề nuôi cua biển tưởng chỉ có ở những vùng ven biển, vùng đầm nước rộng lớn, nhưng ngay giữa thành phố Ninh Bình, một trại nuôi cua biển đã hình thành và phát triển 2 năm qua, khiến nhiều người tò mò.

Anh Phạm Văn Duy - chủ nhân của mô hình nuôi của biển trong "chung cư mi ni" ngay giữa thành phố khiến nhiều người tò mò (Ảnh: LA).
Chủ nhân của mô hình này anh Phạm Văn Duy. Gọi là nuôi cua trong "chung cư mi ni" bởi mỗi con cua được nuôi riêng trong một hộp nhựa, xếp chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích, thu hẹp "bể" nuôi, dễ quản lý, tránh tình trạng nhiễm bệnh chéo, đỡ hao hụt vì cua không ăn thịt được lẫn nhau.
Anh Duy cho biết, các hộp nuôi cua được xếp thành nhiều gian, tầng khác nhau, đánh số thứ tự và ghi chép hàng ngày về hiệu quả chăm sóc ở vỏ hộp.
Lúc đầu, khi mới bước chân vào nghề, anh Duy đầu tư 50 hộp nhựa, mua cua về nuôi thử nghiệm. Sau một thời gian vừa nuôi vừa học, thấy nghề có tương lai để phát triển, anh đã mạnh dạn đầu tư số tiền 300 triệu đồng mua gần 600 hộp nhựa, làm hệ thống lọc thải chuyên nghiệp.

Các hộp nhựa nuôi cua được xếp chồng lên nhau như những căn "chung cư mi ni", bên cạnh là hệ thống lọc nước biển hiện đại công nghệ cao (Ảnh: TB).
Anh Duy chia sẻ, nuôi cua ngoài đầm nước thì cần đến diện tích lớn và rất khó kiểm soát con giống. Nuôi cua trong hộp nhựa, 100% con giống đều được kiểm soát và theo dõi chặt chẽ. Vì thế, rủi ro thấp hơn nhiều so với nuôi cua ngoài tự nhiên.
"Cấu trúc thịt cua không phải là cấu trúc cơ. Cua dù vận động nhiều hay ít thì độ săn chắc của thịt không bị ảnh hưởng. Chất lượng của thịt cua dựa vào thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, chất lượng môi trường sống" - Anh Duy nói.
Chàng trai đất cố đô Hoa Lư lý giải thêm, từ cấu trúc sinh học trên, người tiêu dùng khi dùng cua nuôi ở đầm, hay nuôi trong hộp nhựa cũng sẽ không thấy khác gì nhau. Chất lượng thịt cua khi nuôi trong hộp thậm chí đảm bảo hơn về độ tươi, độ sạch do kiểm soát tốt nguồn nước và thức ăn.

Mỗi ngày cua sẽ được cho ăn 2 lần, bữa chính là vào buổi tối giúp cua nhanh lớn, nhiều chất dinh dưỡng (Ảnh: LA).
Chia sẻ về bí quyết nuôi cua biển ở thành phố, anh Duy cho hay, hệ thống công nghệ cao nuôi cua biển trong nhà có ưu điểm nổi bật là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn, sục khí tạo oxy.
Yếu tố này quyết định đến sự thành công của nghề, bởi khi đưa nước vào hộp nuôi cua, thức ăn thừa và chất cặn bẩn thải ra trong quá trình nuôi cua sẽ đi qua hệ thống lọc thô, sau đó đi ra bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn bằng tia UV.
Những vi sinh sống nhờ hạt nhựa kaldnes có vai trò như san hô để lọc thức ăn thừa và chất thải giúp môi trường sống của cua được sạch hơn. Nguồn nước trong mô hình được tái sử dụng tới 99,5% mà hải sản nuôi tỷ lệ sống cao, năng suất tăng, không gây ô nhiễm môi trường.

Một con cua được nuôi trong hộp nhựa, khi bán có trọng lượng 4 con/kg (Ảnh: LA).
Anh Duy cho biết thêm, nuôi cua biển trong hộp nhựa khác so với nuôi cua ngoài đầm ở chỗ, khi cho cua ăn, ở đầm là cho ăn đại trà, tiết kiệm thời gian nhưng lãng phí lượng thức ăn dư thừa. Nuôi cua trong hộp nhựa sẽ phải thả thức ăn vào từng hộp cho cua ăn.
"Mỗi ngày cua sẽ ăn 2 bữa. Cua là loài có tập tính hoạt động về đêm nên bữa tối là bữa ăn chính của chúng. Bữa ăn này gồm các loại thức ăn tươi như ngao, tôm, ốc, hến cắt nhỏ… để giúp cua có đủ dinh dưỡng, lớn nhanh hơn" - anh Duy tiết lộ.
Cua trong hộp không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên. Để cua sống trong môi trường nhiệt lý tưởng là 28 độ C, anh Duy lắp đặt máy nâng nhiệt để đảm bảo nhiệt độ chuẩn trong bất kể tiết trời đông hay hè. Sau khoảng từ 20 - 40 ngày, cua bắt đầu cho thu hoạch. Khi đó, cua đạt trọng lượng khoảng 4 con/kg, giá bán trên 500 nghìn đồng/kg.

Nhờ nghề độc lạ, mỗi tháng gia đình anh Duy thu nhập hàng chục triệu đồng (Ảnh: LA).
Anh Duy nhận xét, ưu điểm lớn của hệ thống nuôi cua trong nhà là việc tận dụng diện tích nuôi tối đa, cua được nuôi và thu hoạch liên tục, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát dễ dàng trước khi đưa vào thị trường. Mô hình tốn ít diện tích nhưng cho năng suất cao, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, không chứa thuốc và kháng sinh.
Hiện nay, trang trại của anh Duy đang nuôi hai giống cua là cua cốm và cua tứ đạn. Cua cốm (cua 2 da) là loại cua biển sắp đến ngày lột xác (lột vỏ) để lớn lên, có giá bán cao hơn cua thường. Mỗi kg cua cốm có thể lên tới 900.000 đồng mà vẫn không đủ hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Anh Duy mong muốn, thời gian tới, mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn của mình sẽ phát triển hơn, mở rộng hơn nữa để đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ.
Công an quận Hoàn Kiếm thông tin vụ khách tây bị hành hung

Chung cư bớt nóng, đất nền lại 'nổi sóng': Nên đầu tư vào đâu?
Xu hướng - 45 phút trướcSẵn số tiền nhàn rỗi, anh Quốc Hùng (Ba Đình, Hà Nội) muốn đầu tư vào bất động sản để sinh lời, trong đó đất nền và chung cư là hai phân khúc anh đang hướng tới.

Từ hôm nay (1/4), tổ chức kinh doanh bất động sản được nhận chuyển quyền và mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp
Xu hướng - 1 ngày trướcGĐXH - Theo Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội, từ hôm nay (01/4), tổ chức kinh doanh bất động sản được nhận chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để thực hiện dự án thí điểm phải được HĐND cấp tỉnh thông qua.

Cá 'tỷ đô' của Việt Nam bơi sang Thái Lan siêu đắt hàng vì vừa rẻ vừa ngon, toàn xuất hiện trong buffet, nhà hàng quốc tế
Xu hướng - 1 ngày trướcLoại cá này của Việt Nam đang được Thái Lan liên tục thu mua nhờ giá cả hợp lý, chất lượng thơm ngon.

Mặt hàng cực kỳ phổ biến trên các nền tảng mua sắm trực tuyến của TQ được nhập khẩu từ VN
Xu hướng - 1 ngày trướcNgười dân các thành phố giàu có như Bắc Kinh và Thượng Hải có xu hướng tiêu thụ mặt hàng này nhiều hơn các khu vực khác.

Chi tiền triệu tảo mộ online dịp Tết thanh minh
Xu hướng - 2 ngày trướcTết thanh minh năm nay, nhiều khách hàng chọn dịch vụ tảo mộ online với giá từ 500.000 đồng đến 2,5 triệu đồng.

Cỏ dại mọc hoang khắp Việt Nam, đào rễ lên phát hiện cả “kho tiền”
Xu hướng - 3 ngày trước99% người Việt đều từng nhìn thấy loại cỏ dại quen thuộc này mà chưa biết đến giá trị của nó.

Quán cà phê bán matcha cao hơn cả giá vàng: 1 chỉ vàng cũng chưa mua nổi nửa kg!
Xu hướng - 3 ngày trướcMột quán cà phê khiến dân tình ngỡ ngàng khi bán bột matcha với mức giá cao đến bất ngờ, thậm chí còn được so sánh với giá vàng.

Tỉnh lớn nhất miền Bắc vừa tiêu thụ 5.000 tấn loại quả 'nữ hoàng' này, thu 770 tỷ
Xu hướng - 4 ngày trướcVới giá bán trung bình 80.000 - 250.000 đồng, trị giá tiêu thụ dâu tây của tỉnh này đạt 770 tỷ đồng.

Loài cây của Ấn Độ trồng tại Việt Nam phát triển tốt hơn 20%, chảy ra 'vàng lỏng' giá nghìn đô
Xu hướng - 6 ngày trướcĐây là loài cây được du nhập về Việt Nam, nhưng lại phát triển hơn cả ở nước bản địa. Các bộ phận của cây từ lá, lõi gỗ, rễ cây đến hạt cây đều có giá trị kinh tế cao...

Săn 'hóa thạch sống' trên cây đem bán, tiền về ùn ùn đếm mỏi tay
Xu hướng - 6 ngày trướcLoài cây này hiện đã được trồng tại Việt Nam nhưng vẫn đang “cung không đủ cầu”.

Khách Tây chấm 10 điểm cho loại quả Việt giá vài chục ngàn nhưng sang nước ngoài 800.000 đồng 1 kg
Xu hướngCác vị khách Tây đã phải thốt lên rằng các loại trái cây của Việt Nam đúng là vô cùng thơm ngon, không thể cưỡng lại được.