Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nuốt mật lợn sau khi sinh, sản phụ suýt mất mạng

Thứ hai, 08:24 07/12/2015 | Y tế

GiadinhNet - Nghe lời mách của người thân là ăn mật lợn có thể chữa đau bụng, tốt đường tiêu hóa sau sinh, sản phụ N.T. T (ở Quảng Bình) đã nuốt nguyên một túi mật lợn. Tuy nhiên, ngay sau đó, sản phụ này đã phải nhập viện cấp cứu khẩn cấp.

 

Cấp cứu bệnh nhân ngộ độc sau khi nuốt mật lợn tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). Túi mật lợn sau khi để khô (ảnh nhỏ). Ảnh: TL
Cấp cứu bệnh nhân ngộ độc sau khi nuốt mật lợn tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). Túi mật lợn sau khi để khô (ảnh nhỏ). Ảnh: TL

 

Những quan niệm nguy hiểm

Tối 3/12, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba (Đồng Hới, Quảng Bình) tiếp nhận một ca bệnh rất hi hữu. Bệnh nhân là chị N.T.T (SN 1991, trú tại Thuận Đức, TP Đồng Hới) nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Theo thông tin từ người nhà thì chị T bị đau bụng khi vừa sinh con được 10 ngày tuổi. Nghe mọi người mách ăn mật lợn có thể chữa chứng đau bụng nên gia đình đã đi xin một túi mật lợn còn tươi về để cho chị dùng. Không ngờ, sau khi nuốt nguyên túi mật lợn đó, chị T xuất hiện các triệu chứng như: Nôn khan, khó thở, nuốt nghẹn, đau tức vùng ngực, không ăn uống được.

Sau khi chị T vào viện cấp cứu, các bác sĩ đã thăm khám, phát hiện một dị vật nằm trong đường thực quản của bệnh nhân. Khi nội soi cấp cứu, các bác sĩ đã gắp ra một túi mật lợn tươi, kích thước khoảng 3x4cm. Theo các bác sĩ, may mắn cho chị T là dị vật đã tuột xuống thực quản, nếu đang còn nằm ở đường thở thì có nguy cơ tử vong cao vì tắc đường thở. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba tiếp nhận những ca cấp cứu kiểu  này.

Đáng chú ý, dù đã được cảnh báo nhiều song tình trạng người dân tự ý nuốt mật lợn nói riêng, mật động vật nói chung để chữa bệnh, tăng cường sức khỏe vẫn diễn ra khá phổ biến. Trên các diễn đàn thu hút sự tham gia của nhiều bà mẹ trẻ, chủ đề thai phụ, sản phụ có nên nuốt mật lợn, mật gà, mật cá để chữa đau bụng, giúp đường tiêu hóa mẹ - con hay giúp cho cơn co chuyển dạ... tốt  hay không, được bàn tán sôi nổi. Một thành viên có tên Hoàng Ngân (Hà Tĩnh) cho biết: “Từ khi còn con gái, mẹ tôi thường xin mật lợn, mật gà rồi động viên tôi nuốt chửng để phòng các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là đau bụng. Đến lúc sinh con, tôi phải ăn dịch mật lợn đã được "cô" lên như cao, tẩm bột nghệ. Đắng vô cùng nhưng vẫn phải nuốt vì niềm tin sẽ lành dạ. Còn chị hàng xóm thì người nhà mang nguyên cái túi mật lợn về buộc chỉ, rồi rửa sạch, nhúng trong nước sôi, sau đó ngâm  trong rượu và phơi khô. Ngay sau sinh, mỗi ngày chị phải uống một ít mật lợn pha với nước”.

Cùng chủ đề “nuốt mật sau sinh”, một thành viên khác chia sẻ, bản thân chị sau sinh 2 lần đều phải nuốt mật gà được hấp cách thủy để nuôi con không bị “Tào Tháo đuổi”. Thêm vào đó, thành viên này cho hay con trai chị sau khi ra đời được người nhà hấp mật lợn, nhỏ một giọt vào miệng bé, còn lại bôi lên miếng vải có đục lỗ chừa lỗ rốn ra rồi đắp lên bụng, để cho khô, với hi vọng sau này bụng dạ bé sẽ tốt (?!). Còn chị gái chị thì phải ngậm mật gấu đắng ngắt từ 23h đêm hôm trước đến 10h sáng hôm sau để đề phòng cơn đau sau sinh. Nhưng phải đến 14h chị gái chị mới sinh con, đau vẫn hoàn đau trong khi phải chịu đựng cái đắng chưa từng thấy suốt gần 12 tiếng đồng hồ.

Tất cả các loại mật đều có chất độc

BS. TTND Phùng Đình Khánh (Hội Đông Y Việt Nam) cho biết: Tất cả các loại mật đều ít nhiều có chất độc. Trong Đông y, mật lợn có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, nhuận táo… Dù mật lợn có tác dụng thật sự nhưng phải là mật đảm bảo vô trùng, không mang mầm bệnh hoặc những độc tố.

BS Phùng Đình Khánh lưu ý, phụ nữ sau sinh không nên dùng ngay mật lợn (kể cả đã được sơ chế bằng cách sấy khô đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm) mà phải chờ từ 2 - 3 tuần sau sinh mới nên dùng, dù tác dụng rất ít ỏi. “Uống mật lợn hại nhiều hơn lợi, đặc biệt trong điều kiện an toàn thực phẩm có nhiều vấn đề như hiện nay. Mắt thường không thể biết con lợn nào là lợn sạch, mật lợn có bị nhiễm giun, sán, khuẩn hay không. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc, thậm chí tử vong tại chỗ do nuốt mật lợn, hoặc viêm dạ dày, viêm gan, viêm đường dẫn mật, viêm tụy”, BS Phùng Đình Khánh cảnh báo.

Đồng tình với quan điểm này, BS Nguyễn Thị Tú Anh, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết thêm: Mật lợn có tính hàn, vị đắng. Bản thân sau khi sinh đẻ, cơ thể sản phụ bị tổn thương nặng, dễ bị lâm vào tình trạng bệnh lý mà Đông y gọi là “hư hàn”. Do đó, phụ nữ sau khi sinh tối kỵ bị nhiễm lạnh, vì “hàn tà” khiến khí huyết ngưng trệ, từ đó phát sinh ra hàng trăm thứ bệnh. Mật lợn có thể sử dụng tăng cường, chữa trị một số bệnh tiêu hóa, nhưng vì có tính hàn, nên phụ nữ sau sinh, không nên sử dụng độc vị mật lợn mà phải kết hợp cùng một số vị thuốc Đông y khác.

BS Tú Anh nói: “Không một bác sĩ nào khuyên bệnh nhân, sản phụ nuốt mật lợn cả. Việc người dân nuốt mật lợn để chữa đau bụng là do quan niệm dân gian. Trước đây, để giúp đường tiêu hóa của trẻ con được tốt, bà con thường dán lá ổi, lá sim lên bụng trẻ, hoặc quấy đặc dịch mật lợn thành cao dán, dán lên bụng chứ không uống… Những kinh nghiệm dân gian này có thể có trường hợp mang lại tác dụng nhưng không thể đúng với tất cả mọi trường hợp”.

 

Hay ngộ độc dịp cuối năm

TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết: Đã có rất nhiều người phải nhập viện cấp cứu do bị ngộ độc sau khi đã nuốt mật cá trắm hoặc uống mật gấu để “trị đau bụng” hoặc “bồi bổ”. Đặc biệt xu hướng ngộ độc mật thường tăng vào dịp cuối năm, là thời điểm người dân hay tát ao bắt cá to; có các cuộc liên hoan, họp mặt.

Tình trạng ngộ độc phụ thuộc vào lượng mật đưa vào cơ thể, lứa tuổi, thể trạng, nhập viện sớm hay muộn... Nếu đến sớm, bệnh nhân được rửa dạ dày; lọc máu điều trị suy thận, suy gan, chức năng thận, gan sẽ được phục hồi. Nếu ngộ độc nặng, điều trị muộn bệnh nhân có thể tử vong.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 28 phút trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 6 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Top