Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nuốt phải xương gà, nhiều người bị thủng ruột non

Thứ tư, 13:57 26/03/2025 | Y tế

GĐXH - Theo các bác sĩ, nuốt phải xương gà, xương cá hoặc dị vật sắc nhọn... có thể gây thủng ruột, viêm phúc mạc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ngày 26/3, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) cho biết, vừa qua, các bác sĩ đơn vị này đã tiếp nhận và phẫu thuật cho 2 bệnh nhân thủng ruột non do nuốt phải xương gà. 

Theo đó, cả hai bệnh nhân đều được đưa đến viện trong tình trạng đau chói dữ dội vùng mạn sườn kèm sốt cao. Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có dị vật là mảnh xương gà đâm thủng ruột non nên đã tiến hành phẫu thuật, lấy mảnh xương ra khỏi cơ thể người bệnh. 

Sau 7 ngày điều trị tích cực, sức khỏe người bệnh hồi phục tốt và đã được xuất viện. 

Nuốt phải xương gà, nhiều người bị thủng ruột non- Ảnh 1.

Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Theo các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, xương gà, đặc biệt là các mảnh xương nhỏ và sắc nhọn, khi vô tình nuốt phải có thể mắc kẹt trong họng, thực quản, dạ dày hoặc đi sâu hơn vào đường ruột. Khi vào ruột non, xương có thể xuyên thủng thành ruột, gây viêm nhiễm nặng, áp xe, thậm chí nhiễm trùng ổ bụng (viêm phúc mạc) đe dọa tính mạng.

Dấu hiệu cảnh báo khi nuốt phải xương hoặc dị vật sắc nhọn:

- Đau bụng dữ dội, nhất là vùng hạ sườn hoặc mạn sườn.

- Buồn nôn, nôn mửa hoặc sốt cao.

- Chướng bụng, khó tiêu, đại tiện có máu.

- Cảm giác đau rát khi nuốt, đau lan từ cổ xuống ngực.

Nuốt phải xương gà, nhiều người bị thủng ruột non- Ảnh 2.

Mảnh xương gà được lấy ra khỏi cơ thể người bệnh.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, khi ăn các thực phẩm có xương, hãy nhai kỹ, ăn chậm để tránh vô tình nuốt phải; không nên ngậm xương hoặc vừa ăn vừa nói chuyện, đặc biệt với trẻ nhỏ. Người cao tuổi nên hạn chế các thực phẩm có xương hoặc đồ cứng dễ gây hóc, sặc. 

Trường hợp nghi ngờ nuốt phải xương, không nên cố nuốt thêm cơm hay thực phẩm cứng để đẩy xương xuống vì có thể làm tình trạng tồi tệ hơn. Đặc biệt, nếu thấy đau bụng dữ dội sau khi ăn, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh chủ quan dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Đang ăn xúc xích, bé gái 13 tuổi phải đi cấp cứu vì lý do nàyĐang ăn xúc xích, bé gái 13 tuổi phải đi cấp cứu vì lý do này

GĐXH - Trẻ được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nghẹn, khó nuốt, nuốt đau, kèm ho và cảm giác khó thở khi ăn sáng.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Y tế - 15 giờ trước

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Chiến lược phòng lây nhiễm chéo sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Chiến lược phòng lây nhiễm chéo sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh viện Nhi Trung ương dành riêng Trung tâm Bệnh Nhiệt đới để làm nơi điều trị, cách ly bệnh nhân sởi. Bệnh viện thực hiện phân luồng từ sớm, khoa học để giảm thấp nhất tình trạng lây chéo. Đây là một trong những biện pháp phòng, chống bệnh sởi được triển khai từ sớm tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Cứu sống bé sơ sinh 2 ngày tuổi mắc teo thực quản bẩm sinh

Cứu sống bé sơ sinh 2 ngày tuổi mắc teo thực quản bẩm sinh

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện bé mắc teo thực quản Type C – một dị tật bẩm sinh nguy hiểm, đồng thời bé còn gặp biến chứng viêm phổi nặng và có ống động mạch nhỏ.

Toàn thân biến dạng, vùng kín tổn thương vì đắp dịch kiến ba khoang chữa ngứa

Toàn thân biến dạng, vùng kín tổn thương vì đắp dịch kiến ba khoang chữa ngứa

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 25 tuổi bị ngứa lâu ngày, nghe lời họ hàng mách bảo đã chế dịch kiến ba khoang thành bài thuốc để bôi.

Người phụ nữ nặng hơn 100kg hôn mê sâu sau khi uống rượu

Người phụ nữ nặng hơn 100kg hôn mê sâu sau khi uống rượu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Buổi sáng, bệnh nhân được người nhà phát hiện trong tình trạng không còn phản ứng, trong phòng có nhiều bãi nôn nên đưa đi cấp cứu.

'Xé quy trình', mổ khẩn cấp cứu người phụ nữ bị chấn thương sọ não nguy kịch

'Xé quy trình', mổ khẩn cấp cứu người phụ nữ bị chấn thương sọ não nguy kịch

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Mặc dù chưa xác định được danh tính bệnh nhân nhưng với việc khối máu tụ tăng lên nhiều kèm phù não, các bác sĩ đã quyết định mổ cấp cứu để cứu sống người bệnh.

'Phép màu' với bà mẹ đưa con trai hôn mê vượt 100km đi cấp cứu dù không có tiền

'Phép màu' với bà mẹ đưa con trai hôn mê vượt 100km đi cấp cứu dù không có tiền

Y tế - 6 ngày trước

Bà Thủy đưa con trai bị đột quỵ từ Bạc Liêu lên Cần Thơ cấp cứu với hy vọng duy nhất “con sẽ được cứu” dù trong túi không có tiền.

Chuyên gia cảnh báo hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối vaccine

Chuyên gia cảnh báo hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối vaccine

Y tế - 1 tuần trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), do dự vaccine là tình trạng chần chừ hoặc từ chối tiêm vaccine. Đây là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu.

Top