Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ở nhà tránh dịch COVID–19, những người này dễ mắc bệnh lý dạ dày nhưng thường ít ai để ý

Thứ sáu, 08:32 24/04/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Sinh hoạt đảo lộn, ăn uống thất thường do ở nhà tránh dịch COVID – 19, những người này dễ mắc bệnh lý dạ dày nhưng thường ít ai để ý.


Thói quen xấu dẫn tới bệnh dạ dày

BS. Bùi Văn Long - Chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết, dạ dày bình thường có sự cân bằng giữa dịch vị dạ dày và các yếu tố bảo vệ. Khi mất sự cân bằng này có thể gây nên tình trạng viêm, loét dạ dày hành tá tràng. Dân văn phòng là dễ bị bệnh dạ dày nhiều hơn cả.

Ở nhà tránh dịch COVID–19, những người này dễ mắc bệnh lý dạ dày nhưng thường ít ai để ý - Ảnh 2.

Dân văn phòng dễ mắc bệnh dạ dày. Ảnh minh họa

Dịch bệnh COVID – 19 diễn biến phức tạp thời gian qua và thực hiện giãn cách xã hội, mọi người phải làm việc ở nhà để phòng bệnh. Sinh hoạt đảo lộn, ăn uống thất thường nên nhóm đối tượng này dễ mắc bệnh dạ dày nhưng thường ít ai để ý.

Cụ thể:

Do làm việc tại nhà nên nhiều người thường có thói quen thức khuya, dậy muộn vì không mất thời gian đầu giờ sáng di chuyển đến chỗ làm. Nhiều người bỏ bữa sáng, thay vào đó gộp bữa sáng vào bữa trưa bắt tay làm việc luôn ngay sau khi thức dậy. Nhiều người lại có thói quen vừa ăn vừa ôm laptop làm việc. Điều này làm cho việc lưu thông thức ăn trong dạ dày bị rối loạn, tăng tiết dịch vị dạ dày để tiêu hóa thức ăn gây nên tổn thương niêm mạc dạ dày và dẫn đến tình trạng đau bụng.

Áp lực: Dù ở nhà nhưng vẫn phải làm việc, áp lực đảm bảo đúng deadline, dân công sở nhiều khi phải làm việc quá sức để hoàn thành công việc dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm sức khỏe và tinh thần khiến cho khả năng tiêu hóa kém hơn cũng như phần niêm mạc dạ dày yếu hơn bình thường.

Uống nhiều đồ kích thích: Trà và cà phê là đồ uống dân công sở rất thích để tập trung làm việc, tỉnh táo hơn, giảm buồn ngủ. Nhưng đồ uống kích thích này có nhiều chất ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như việc khiến cho niêm mạc dạ dày co thắt lại gây ra tình trạng đau dạ dày.

Ngoài ra, theo thống kê thì có tới 70% dân số Việt Nam nhiễm HP, và không phải trường hợp nào cũng phải điều trị. Vi khuẩn này sống và phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày người và có khả năng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của lớp niêm mạc.

Những dấu hiệu không nên bỏ qua

Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh lý dạ dày ban đầu chỉ viêm dạ dày cấp. Nhưng viêm dạ dày không được phát hiện và điều trị triệt để, có thể dẫn đến tình trạng ung thư, đôi khi có thể dẫn đến tử vong.

Để tránh những nguy hiểm, mọi người nên đi khám khi thấy các dấu hiệu như có cảm giác khó nuốt, nuốt bị đau, hay nghẹn; Thường hay bị ợ chua, ợ và nôn khi đánh răng; Thượng vị thường hay bị đau và có cảm giác nóng ran; Bị sụt cân trong một thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân; Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân nát màu đen. Đặc biệt là những người trong gia đình có người thân tiền sử mắc ung thư dạ dày.

Hiện nay việc điều trị bệnh lý dạ dày tốt hơn khi khoa học công nghệ phát triển. Nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh ở dạ dày như nội soi dạ dày tá tràng thông thường, nội soi dạ dày tá tràng dưới ánh sáng dải tần hẹp (NBI), nội soi viên nang… Nội soi dạ dày là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lý dạ dày tá tràng vì là phương pháp trực tiếp, chính xác nhất. Nhờ đó giúp nhận biết được ổ loét, vị trí và kích thước ổ loét và còn phát hiện các sang chấn khó thấy ở niêm mạc và sinh thiết tổn thương để khảo sát mô học.

Theo TTND.BSCKII.TS. Nguyễn Hồng Siêm - Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, việc điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh là rất cần thiết khi mắc bệnh lý dạ dày. Khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý dạ dày tá tràng, khách hàng không nên tự mua thuốc điều trị mà cần đến bệnh viện khám để chẩn đoán và điều trị.

Người có bệnh lý dạ dày cần ăn chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa làm việc hoặc xem máy tính, cần ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu, tránh đồ chua, cay, các chất kích thích, nhất là khi đói.

Người chưa bị bệnh cũng nên ăn theo cách đó để phòng bệnh. Chú ý không nên ăn thực phẩm cứng, không nên ăn quá no hoặc để dạ dày quá đói. Thói quen vừa ăn xong ngủ ngay cũng cần loại bỏ vì khiến thức ăn khó tiêu hóa. Đồng thời tăng cường vận động các bài tập thể dục thể thao rất tốt cho bộ máy tiêu hóa…

P.Thuận

P.Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 31 phút trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 12 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 23 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Top