Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng hơn ngoài trời

Thứ bảy, 13:56 13/01/2024 | Sống khỏe

Ô nhiễm không khí còn đến từ ngay trong nhà và thực trạng không khí trong nhà bị ô nhiễm thường tồi tệ hơn so với ô nhiễm ngoài trời.

Đây là kết luận của một báo cáo nằm trong Dự án nghiên cứu dữ liệu chất lượng không khí kết nối toàn cầu đầu tiên của ứng dụng MyDyson ở gần 40 quốc gia trên thế giới trong hai năm 2022 và 2023.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bên cạnh những yếu tố bên ngoài, ô nhiễm không khí còn đến từ khói thải của các hộ gia đình, quá trình nấu ăn và sưởi ấm bằng nhiên liệu hóa thạch như than đá hay khí gas, dầu. Trong năm 2016, thế giới có 3,8 triệu ca tử vong liên quan ô nhiễm không khí tại hộ gia đình.

Khảo sát tại Mỹ cho thấy, cứ 6 phòng trong ngôi nhà với tổng diện tích khoảng 450 m2 sẽ thu được tới 18 kg bụi/năm.

Bà Sophie Ring, nhà khoa học môi trường ở Portsmouth, Anh, nói: "Mọi người có thể khá ngạc nhiên về nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà. Nấu nướng có thể là nguyên nhân chính gây ra bụi bẩn, hoặc các hạt bụi thường ẩn nấp trong thảm, trong các lớp vải bọc ghế, chăn màn, gối, khăn, đồ nội thất. Ngay cả khi bạn ngồi trên ghế sofa, khi bạn cựa mình lúc ngủ, các hạt bụi mịn cũng đang lơ lửng quanh bạn và bạn sẽ hít phải chúng.

Ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng hơn ngoài trời - Ảnh 1.

(Ảnh: HowStuffWorks)

Bụi mịn cũng tích tụ ở lông vật nuôi, côn trùng, thức ăn, phấn hoa, bào tử nấm mốc. Tất cả tạo thành môi trường lý tưởng cho các loại vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Điều kiện thời tiết ẩm ướt cũng góp phần tạo điều kiện cho bụi mịn, nấm mốc phát triển.

Bên cạnh đó, khói thuốc lá cũng bị đánh giá là "kẻ thù" chống lại bầu không khí trong lành. Đối với những gia đình có người hút thuốc, không khí tích tụ lâu ngày độc hại đến mức trẻ em tiềm ẩn nguy cơ bị hen suyễn, viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản; người già có nguy cơ chịu chứng mất trí nhớ.

Ngoài ra, các hợp chất hữu cơ và vô cơ dễ bay hơi có trong sơn, dung môi, chất tẩy rửa, nước xịt phòng… cũng có thể là nguồn gây ô nhiễm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí trong nhà được đánh giá là vấn đề nghiêm trọng, vì có tới 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà. Việc thường xuyên đóng kín cửa khiến không khí trong nhà khó lưu thông và dần đặc quánh lại, vô hình chung tạo nên không gian ô nhiễm khép kín, đe dọa sức khỏe con người.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh, cộng thêm thói quen thường xuyên thức khuya chơi game. Đây là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Khi vào viện, vết thương ở ngón tay bị hoại tử đen, nghi có chứa dị vật. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định nhập viện với chẩn đoán ban đầu là uốn ván toàn thể - suy hô hấp.

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

Sống khỏe - 3 giờ trước

Việc sử dụng các biện pháp tự nhiên như chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt một số vị thuốc từ thảo dược đã được sử dụng từ lâu trong Y học cổ truyền có khả năng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi khí hậu.

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Sống khỏe - 8 giờ trước

Tình trạng suy giảm thính lực có thể khiến nhiều người mắc lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn bị suy giảm thính lực, hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi về các phương án điều trị. Bên cạnh đó hãy thực hiện những bài tập dưới đây giúp hỗ trợ tăng cường thính lực an toàn, hiệu quả nhé!

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Sống khỏe - 10 giờ trước

Đậu bắp là một loại rau được trồng phổ biến. Uống nước đậu bắp không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có lợi trong rất nhiều trường hợp liên quan đến sức khỏe.

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đột quỵ thường có các triệu chứng như yếu hoặc tê một bên cơ thể, khó nói, rối loạn thị giác, mất thăng bằng. Đột quỵ có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, mất khả năng vận động hoặc nói, trong trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt tử cung vì hàng chục khối u xơ lớn, nhỏ từ dấu hiệu nhiều phụ nữ Việt mắc phải

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt tử cung vì hàng chục khối u xơ lớn, nhỏ từ dấu hiệu nhiều phụ nữ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đau tức vùng hạ vị, người phụ nữ đi khám phát hiện tử cung hình thù xù xì, có hàng chục khối u xơ lớn nhỏ vây quanh...

Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm

Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

SKĐS - Viêm khớp thái dương hàm (hay còn gọi là rối loạn khớp thái dương hàm, loạn năng khớp thái dương hàm) là một nhóm các tình trạng gồm: đau và rối loạn chức năng của khớp thái dương hàm hoặc cơ quanh khớp thái dương.

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.

Những điều cần biết về virus cúm A

Những điều cần biết về virus cúm A

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hiểu biết đúng cúm A, nhận biết bệnh sớm, theo dõi tích cực và dự phòng hiệu quả là cách chủ động để đẩy lùi bệnh cúm A ở từng cá nhân và cho cả cộng đồng.

Top