Ôm mảnh ruộng ngàn m2 rồi bỏ hoang: Giấc mộng 10 năm ăn cú đậm
Trong khi nhiều nhà đầu tư đất nền khóc ròng vì bán cắt lỗ cũng không có người mua thì một số nhà đầu tư khác lại chuyển sang đất nông nghiệp, chấp nhận đọng vốn 5 đến 10 năm chờ thời tăng gấp chục lần giá trị.
Cắt lỗ vẫn không thanh khoản
Sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ra quyết định yêu cầu cơ quan liên quan tạm dừng việc giải quyết thủ tục về chia tách thửa các loại đất, trừ đất thổ cư và việc ngân hàng siết chặt việc cho vay đầu tư bất động sản, thị trường đất Hòa Lạc gần như đình trệ.
Trước đó, các xã quanh khu công nghệ cao Hòa Lạc như Bình Yên, Tân Xã, Tiến Xuân,... thuộc huyện Thạch Thất; Cổ Đông, Sơn Đông thuộc thị xã Sơn Tây chứng kiến nhiều đoàn người nườm nượp đến xem đất. Tuy nhiên, sau khi có quyết định trên thì giá đất ở khu vực này đã giảm mạnh, một số nhà đầu tư bắt đầu cắt lỗ để thu hồi vốn.
Gần một tháng qua, anh Quang (Thanh Xuân - Hà Nội) rao bán một lô đất rộng 90m2 tại xã Bình Yên, Thạch Thất với giá 1,5 tỷ đồng, cao hơn lúc mua 100 triệu đồng, nhưng đến nay vẫn chưa thể tìm được người chốt. Anh Quang cho hay, sau hai lần đăng tin hạ giá xuống còn 1,2 tỷ đồng đến nay vẫn chưa có người hỏi.

Nhà đầu tư chấp nhận cắt lỗ để thu hồi vốn
Anh Quang kể, cuối tháng 9/2021 anh quyết định đầu tư lô đất này, tới giữa tháng 3/2022 có người trả 1,7 tỷ đồng, lãi 300 triệu nhưng anh không bán. Vì anh tính đất sẽ còn lên giá nên có ý chờ khi nào có người trả lãi được 500 triệu thì mới chốt.
“Không ngờ cuối tháng 3 có quyết định của Sở Tài Nguyên Môi trường Hà Nội về việc dừng phân lô tách thửa, tôi đã rất lo lắng. Tuy vậy, tôi nghe ngóng thêm một thời gian xem thế nào rồi mới quyết định rao bán. Đến bây giờ chấp nhận cắt lỗ mà cũng không bán nổi”, anh Quang kể.
Chị Thân, ngụ tại Thôn 7, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất - một nhà đầu tư kiêm môi giới đất tại Hòa Lạc - chia sẻ, thực chất đất Hòa Lạc không còn sốt giá từ hơn 1 năm nay. Đầu tháng 3/2022, giá đất được đẩy lên là do giữa các cò đất mua đi bán lại cho nhau rồi tự thổi giá lên, còn nhà đầu tư thuần như anh Quang thì rất ít.
“Quyết định dừng phân lô tách thửa như là cú sốc với người làm môi giới kiêm đầu tư. Chúng tôi còn đọng vốn vào vài lô, chứ một lô như anh Quang đã ăn thua gì”, chị Thân than thở.
Kế hoạch dài hơi, chuyển sang đất nông nghiệp
Trong đợt sốt đất năm 2021, giá đất vườn kèm theo đất ở tăng gấp cả chục lần, từ mức 200 triệu đồng/sào nay đang đứng giá ở mức 1-1,5 tỷ đồng tại một số khu vực có tiềm năng du lịch như Sóc Sơn, Ba Vì... Nhờ đó, đất nông nghiệp tại đây cũng được đà tăng giá, từ vài chục triệu đồng/sào cách đây 2 năm nay lên 200-300 triệu đồng/sào, thậm chí 400 triệu đồng/sào tùy vị trí. Đất nông nghiệp rõ ràng được các nhà đầu tư để mắt tới.
Anh Phan Thắng (Hoàng Mai, Hà Nội), nghe người bạn giới thiệu đất Ba Vì có tiềm năng du lịch, đất thổ cư kèm đất vườn sau một năm giá tăng lên 1 tỷ đồng/sào, có vị trí 1,5 tỷ đồng/sào. Còn đất nông nghiệp cũng tăng đến cả chục lần, đang chào bán khoảng 200 triệu đồng/sào. Thấy vậy, anh cũng quyết định mua 3 sào đất nông nghiệp tại thôn Xoan, Vân Hòa (Ba Vì) với giá 550 triệu đồng.

Đầu tư đất nông nghiệp có thể lời lớn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Anh Thắng cho hay, tầm tiền trên 1 tỷ đồng/sào đất vườn thì anh không đủ để đầu tư, nhưng với giá đất nông nghiệp như vậy có thể sẽ là cơ hội đầu tư sinh lời lớn.
“Ngay từ đầu mình xác định, đầu tư đất nông nghiệp không được nóng vội, phải tính kế hoạch lâu dài, có thể từ 5 năm đến 10 năm mới có lãi. Trong quá trình đó có thể sẽ chuyển đổi thành đất ở thì sinh lời tính hàng chục lần”, anh Thắng phân tích.
Nhưng cũng theo anh Thắng, đầu tư đất nông nghiệp tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Theo anh, nếu trong vòng 5-10 năm không chuyển đổi được sang đất ở thì tiền nằm chết dí ở đó, chưa kể mua phải lô nằm trong vùng quy hoạch thì mất trắng.
“Phải chọn những lô có vị trí đắc địa, mặt tiền rộng vài chục mét thì đầu tư mới có thể cơ hội sinh lời lớn, chứ mặt tiền hẹp chỉ còn cách đi làm nông nghiệp’, anh Thắng nói thêm.
Cùng quan điểm với anh Thắng, anh Nguyễn Mạnh Quỳnh cũng quyết định đầu tư 4 sào đất nông nghiệp thuộc xã Vân Hòa với giá 800 triệu đồng, tương đương 200 triệu đồng/sào. Anh Quỳnh cho hay, nếu 5 đến 10 năm tới hạ tầng du lịch Ba Vì phát triển mạnh thì đất nông nghiệp cũng có thể thành đất vàng.
“Chỉ cần nhìn lại cách đây 3 năm, những mảnh đất vườn kèm theo đất ở chỉ 200 triệu đồng/sào sau đợt sốt vừa qua đã có giá trên 1 tỷ đồng, hay có giao dịch lên tới 2 tỷ đồng/sào. Chính vì thế, nếu Ba Vì thành một quần thể du lịch lớn trong thời gian tới thì đất nông nghiệp sẽ đắt ngang đất sổ đỏ như hiện nay”, anh Quỳnh cho hay.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng, đất đai thì có hạn, con người thì ngày càng đông lên nên việc tích lũy đất sẽ đem lại giá trị lớn và lâu dài. Chính vì thế, nhiều nhà đầu tư có ý định mua đất bằng mọi giá, bởi ngay cả đất nông nghiệp cũng có thể sẽ là tài sản lớn trong tương lai.

Điều đặc biệt về chủ nhân của bức thư đạt giải Nhất UPU 2021
Ngọc Cương

Mở quán cà phê lỗ sạch 1,5 tỷ đồng, chủ quán nhận ra điều nhiều người bỏ qua
Xu hướng - 1 ngày trướcSau 2 năm kinh doanh quán cà phê, anh Hùng đã phải đóng cửa với gánh nợ gần 1,5 tỷ đồng. Phân tích nguyên nhân thất bại, anh Hùng phát hiện một sai lầm lớn khiến mọi nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.

Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường
Xu hướng - 2 ngày trướcGĐXH - Loại mận róc hạt được bày bán tràn ngập trên thị trường được giới thiệu là đặc sản của Sa Pa, tuy nhiên nhiều người lại hoài nghi về nguồn gốc thực sự của mặt hàng này.

Việt Nam sở hữu hơn 180.000 ha 'sản vật' quý hiếm của thế giới, thu về 123 triệu USD kể từ đầu năm
Xu hướng - 2 ngày trướcXuất khẩu mặt hàng này đã tăng mạnh kể từ đầu năm đến nay.

TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ
Xu hướng - 4 ngày trướcĐầu tư căn hộ dịch vụ nở rộ trong 1-2 năm gần đây nhưng diễn biến thị trường đang có sự thay đổi lớn

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng
Xu hướng - 5 ngày trướcSau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng
Xu hướng - 6 ngày trướcTừng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ
Xu hướng - 1 tuần trướcThuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục
Xu hướng - 1 tuần trướcViệt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu
Xu hướng - 1 tuần trướcMột mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam
Xu hướng - 2 tuần trướcMột mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội
Xu hướngGĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.