Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ông bố đau đớn chứng kiến 3 con trai lần lượt yếu dần rồi tàn phế

Thứ năm, 10:04 13/09/2018 | Y tế

Suốt 27 năm qua, dù liên tục vào viện điều trị nhưng 3 con trai của ông cứ ngày một yếu dần và tàn phế do mắc căn bệnh không có thuốc chữa.

Bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng đều cảm thấy bất hạnh khi 1 đứa con không may mắc bệnh nhưng gia đình ông Dương Mạnh Cường (58 tuổi, Hưng Yên) bất hạnh gấp 3 khi 3 cậu con trai cứ thay nhau đi viện suốt 27 năm qua. Đứa này chưa kịp ra viện thì đứa khác lại vào. Thời gian ông ở viện gấp nhiều lần thời gian ở nhà.

Chuỗi bi kịch bắt đầu từ năm 1993, cậu con trai đầu lòng của vợ chồng ông là Dương Mạnh Kiên khi đó mới 6 tuổi không may bị vấp ngã, sưng tấy và xuất huyết bầm tím khắp chân mãi không khỏi.

Gia đình đưa con lên BV Nhi TƯ thăm khám. Ông và vợ chết lặng khi bác sĩ thông báo con trai mắc bệnh máu khó đông (Hemophilia), không có thuốc chữa. Kể từ đó, cuộc đời của cậu con trai cả gắn với bệnh viện, hễ con đau là gia đình tức tốc đưa đến BV Nhi, sau này là Viện Huyết học – Truyền máu TƯ để điều trị.

Ông Cường chăm con trai cả tại Viện Huyết học - Truyền máu TƯ

Đau đớn chưa nguôi ngoai, 11 năm sau, vào năm 2004, vợ chồng ông lại tiếp tục nhận hung tin khi 2 con trai kế tiếp là Dương Mạnh Quyết (sinh năm 1989) và Dương Đức Bằng (sinh năm 1992) cùng mắc bệnh tương tự và phải điều trị liên tục.

“Giai đoạn 2007-2008, nhiều thời điểm 3 anh em chúng nó cùng đi viện, cùng nằm chung 1 giường. Vợ chồng tôi vô cùng xót xa, nhiều đêm không thể chợp mắt. Người ta đi viện mong sẽ có ngày con lành bệnh trở về còn con mình cứ ngày một yếu dần rồi tàn phế”, ông Cường khẽ lau nước mắt kể.

Trước đây, việc điều trị Hemophilia gặp nhiều khó khăn do thiếu thuốc, điều trị tại bệnh viện chỉ hỗ trợ phần nào nên tỉ lệ bệnh nhân bị tàn tật rất cao.

Cứ thế ròng rã 27 năm qua, ông luôn coi bệnh viện là nhà, tháng nào cũng vào viện chăm con ít nhất 1-2 lần, nhiều tháng 3 lần, mỗi lần cả tuần ròng.

Hiện tại, cả 3 con trai của ông Cường đi lại rất khó khăn do máu chảy khắp các cơ, khớp gây đau đớn, những khi đau quá phải ngồi xe lăn, còn lại phải chống nạng đi cà nhắc.

Ông nói, có nhiều lúc định bỏ cuộc nhưng nghĩ lại nếu mình gục ngã thì ai sẽ chăm các con, nghĩ đến đây ông lại gạt nước mắt gắng gượng.

Toàn bộ thu nhập cả gia đình hiện nay trông chờ vào đồng lương dạy mầm non ít ỏi của vợ, nhưng năm sau bà cũng nghỉ hưu và số tiền 1 triệu đồng phụ cấp tàn tật của các con. Mọi thứ giá trị trong nhà cũng theo thời gian đội nón ra đi, số tiền vay ngân hàng hơn 100 triệu gần như không có khả năng chi trả.

Trước khi biết các con mắc bệnh, ông Cường từng làm thợ xây nhưng từ ngày gắn với bệnh viện, ông đã nghỉ hẳn ở nhà. Sức khoẻ của ông cũng rất yếu khi được chẩn đoán teo thận phải, bác sĩ đã chỉ định mổ nhưng gia đình dồn tiền chăm con còn chưa đủ nên lịch mổ của ông cứ khất hẹn hết lần này đến lần khác.

Dù vậy khi nghĩ tới tương lai, gương mặt người đàn ông khắc khổ vẫn ánh lên những tia hy vọng, ông chỉ mong mình còn đủ khoẻ để có thể chở che, đồng hành cùng các con.

Hemophilia (bệnh máu khó đông) là bệnh chảy máu di truyền gây ra do giảm hoặc bất thường chức năng yếu tố đông máu số 8 (Hemophilia A) hoặc yếu tố 9 (Hemophilia B).

Bệnh mang tính di truyền lặn, có trên nhiễm sắc thể X, do đó nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh còn phụ nữ thường xuất hiện dưới dạng mang gen bệnh nên không có triệu chứng.

Theo đó, nếu bố bị bệnh, mẹ bình thường, khi sinh con trai thì con hoàn toàn bình thường (không truyền bệnh cho thế hệ sau), con gái mang gen bệnh.

Nếu mẹ mang gen bệnh, bố bình thường, 50% con gái bình thường, 50% con gái mang gen bệnh; 50% con trai bình thường, 50% con trai bị bệnh.

Nếu bố bị bệnh, mẹ mang gen thì 100% con gái mang gene, trong đó 50% biểu hiện ra ngoài; 50% con trai bị bệnh.

Đặc điểm nổi bật của bệnh là chảy máu khó cầm ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là chảy máu khớp, cơ. Chảy máu cơ, khớp tái phát nhiều lần dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ. Một số ít trường hợp chảy máu trong não.

Chảy máu ở người bệnh Hemophilia cần được điều trị bằng cách bổ sung các yếu tố đông máu bị thiếu hụt càng sớm càng tốt để giảm thiểu các biến chứng lâu dài như biến dạng khớp, teo cơ…

Ở Việt Nam ước tính có khoảng 6.000 người mắc bệnh và 30.000 người mang gen Hemophilia, tuy nhiên 60% bệnh nhân trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị thường xuyên.

Rất nhiều trường hợp được chẩn đoán và điều trị muộn, khi bệnh nhân đến viện đã ở trong tình trạng quá nặng, đã trở thành tàn tật, thậm chí là phải chấp nhận vĩnh viễn mất đi một phần cơ thể. Trong khi nếu được điều trị đầy đủ, kịp thời, người bệnh vẫn có cuộc sống gần như người bình thường.

Theo Thúy Hạnh/Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 2 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 1 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 1 ngày trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 2 ngày trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 2 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 5 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Top