Ông bố đơn thân một đời lam lũ, 12 năm cõng con đi học ở miền Tây
12 năm qua ở miền Tây, hình ảnh ông bố đơn thân cõng con bị tật đến trường khiến nhiều người cảm phục.
Ngôi nhà nhỏ của ông Mai Ngọc Tuyết (57 tuổi), nằm tại phường 7, TP Vị Thanh, Hậu Giang, không có vật dụng gì đáng giá ngoại trừ những tấm giấy khen của em Mai Khánh Tân (21 tuổi, con trai ông Tuyết), được dán trên tường.
Khi sinh ra, Tân là đứa trẻ kháu khỉnh, hoạt bát, nhanh nhẹn. Lên 5 tuổi, biến cố ập đến với em. Tân bị sốt cao, người nhà đưa vào bệnh viện thì bác sĩ chẩn đoán em bị viêm não Nhật Bản.
Ông Tuyết khi đó gần như sụp đổ khi nhìn đứa con trai nhỏ nằm liệt trên giường bệnh, bên cạnh là máy thở oxy. Khoảng 2 tháng nằm điều trị tại bệnh viện, Tân được cho về nhà. Song, đôi chân, cánh tay nhanh nhẹn ngày nào của em giờ đã không còn. Bàn tay trái co gắp, đôi chân bị liệt khiến Tân không thể di chuyển bình thường.
Chưa kể, mẹ của Tân bỏ đi khi em còn bé. “Trong cuộc sống này, người quan trọng nhất đối với em là cha. Chắc không có cha, em sẽ không được nuôi lớn, được đi học như bây giờ. Tình yêu thương của cha dành cho em rất lớn”, Tân tâm sự.
“Hồi đó, em cảm thấy rất tủi thân. May mắn em còn có tình yêu thương vô bờ bến của cha. Đây là động lực lớn nhất trong cuộc đời của em”, Tân chia sẻ thêm khi được hỏi về mẹ. Tân nói, mọi sinh hoạt đều phải nhờ cha giúp đỡ.
Sống cảnh gà trống nuôi con, ông Tuyết chẳng nề hà việc gì, ai mướn gì làm nấy. Ban ngày, ông làm phụ hồ, làm cỏ thuê. Tối đến ông đặt lọp cá, cắm câu ếch chắt chiu từng đồng lo cho con trai.
Dù bị tật nhưng Tân rất hiếu học. Em khao khát được đến trường như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Thấy Tâm hiếu học, ông Tuyết đồng hành cùng con đến trường với hy vọng con học để có cái nghề nuôi sống bản thân.
“Con bị tật, tôi thì ngày càng già yếu. Tôi sợ khi mình mất đi không ai lo cho con. Vì vậy, tôi nghĩ chỉ có đi học là cánh cửa duy nhất giúp con có được cái nghề, công việc ổn định trong tương lai”, ông Tuyết tâm sự.
Những năm cấp 1, sức khỏe Tân rất yếu, cơ thể mềm nhũn, ông Tuyết phải cõng con đến trường, nuôi ước mơ con chữ.
"Lên 7 tuổi Tân mới được đi học. Học lớp 2, Tân bị tai nạn, gãy chân nên phải ở lại thêm 1 năm. Bởi vậy, Tân tuổi lớn nhưng học lớp nhỏ”, ông Tuyết nói.
Lên cấp 2, cấp 3, đường đi học xa hơn, ông Tân chạy xe đạp đưa con đến trường bằng cách dùng dây nịt con vào lưng mình. Đến trường, ông cõng con trai vào lớp. Tân học tin học trên lầu của trường, ông Tuyết cõng con trên lưng rồi từ từ bò lên. Lên được lớp học của con thì ông cũng kiệt sức.
“Thấy con ham học, không bao giờ đòi nghỉ, lòng tôi vui lắm. Thành tích học của con cũng thuộc loại khá, giỏi”, ông Tuyết nói về cậu con trai.
12 năm qua, Tân lớn lên, đến trường trên tấm lưng nhọc nhằn của cha.
Để cha bớt vất vả, ngoài cố gắng học giỏi, Tân còn tự tập đi. Sau nhiều năm cố gắng tập luyện, vượt lên khó khăn, Tân giờ đây đã có thể tự đi bằng nạng. Đặc biệt, Tân bây giờ cũng đã trở thành sinh viên Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang.
Học kì vừa qua, điểm tổng kết của Tân là 3.22, xếp loại giỏi.
"Tân đi học năm nay nữa là 13 năm, cũng là ngần ấy năm tôi cõng, đồng hành với con. Có hôm thấy trời mưa lớn, tôi bảo con nghỉ học một ngày nhưng nó không chịu. Thế là hai cha con trùm áo mưa rồi đưa nhau đến trường”, ông Tuyết kể.
Ông nói, có một lần hai cha con đi qua cây cầu cũ, giữa đường cầu gãy làm ông và Tân rơi xuống sông.
Ngoài ra, có lần trên đường đưa con đi học, ông Tuyết bị tai nạn giao thông khiến sức khỏe yếu đi. Cũng lần tai nạn đó ông mất một ngón chân.
“Lúc cha bị tai nạn, em sợ lắm. Em sợ cha bỏ em đi...", Tân nói trong nghẹn ngào. "Mong ước của em là sau này có công việc ổn định để lo cho cha lúc tuổi già”, Tân tâm sự thêm.
Thiện Chí
Mẹ chồng tôi kiên quyết ly hôn ở tuổi 62 sau khi bóc trần sự thật chuyện bố chồng lén đổi điện thoại 1 tháng 2 lần
Chuyện vợ chồng - 10 giờ trướcCó lẽ đó là cánh cửa duy nhất để giải thoát cuộc hôn nhân bế tắc suốt 40 năm của bố mẹ chồng tôi.
Tiến sĩ Đại học Harvard: 5 cụm từ cha mẹ EQ cao không bao giờ sử dụng nhưng lại là câu 'cửa miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con 'thui chột'
Nuôi dạy con - 13 giờ trướcGĐXH - Julia DiGangdi - một nhà tâm lý học đã chỉ ra 5 cụm từ mà các bậc cha mẹ nên tránh xa nếu muốn con cái có EQ cao.
Đi họp lớp, bạn học bị cười nhạo vì kiếm 7 triệu/tháng: Ra đến cửa, thấy 1 người đón anh ta thì tất cả chết điếng
Gia đình - 17 giờ trướcĐằng sau vẻ ngoài giản dị của bạn học này là con người thế nào?
Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc
Gia đình - 19 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này không chỉ được trời phú cho tài năng mà còn có sự quyết tâm và nghị lực đáng ngưỡng mộ trên con đường làm giàu.
Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
Gia đình - 23 giờ trướcKhông ngờ, cô đã có sự chuẩn bị kỹ càng dành cho tôi.
Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An
Nuôi dạy con - 23 giờ trướcMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.
5 'nguyên tắc sống còn' nơi làm việc mà người EQ cao âm thầm nắm rõ, bảo sao họ hay được yêu mến, dễ thăng tiến
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Người EQ cao có thể nhận được sự yêu thương, tôn trọng từ cấp trên, đồng nghiệp vì cách xử sự khéo léo của mình.
Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng
Gia đình - 1 ngày trướcQuyết định trao quyền thừa kế tài sản của cha già khiến cô con gái tức tối bất mãn, nhưng ý ông đã quyết.
Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới
Gia đình - 1 ngày trướcĐoạn clip hiện tại đang thu hút gần 5 triệu lượt xem bởi ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật.
4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Trái ngược với những phụ huynh hay yêu chiều con cái, những bà mẹ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây nuôi dạy con rất nghiêm khắc.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.