PGS Nguyễn Lân Hiếu chỉ rõ sai lầm khi người bệnh không dùng thuốc theo đơn và đưa ra 5 lời khuyên hữu ích khi dùng thuốc
GiadinhNet - Đăng tải trên Facebook cá nhân về câu chuyện "uống thuốc theo đơn", bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội đã nhận được rất nhiều lượt like và chia sẻ, nhiều người cho rằng, đây là những lời khuyên tuyệt vời, rất cần thiết và bổ ích cho người bệnh.
Chiều 6/9, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, một chuyên gia về tim mạch, đồng thời là Đại biểu Quốc hội khoá XV, đăng tải trên Facebook cá nhân câu chuyện về "uống thuốc theo đơn".
Câu chuyện được viết từ thực tế ông và nhiều đồng nghiệp chứng kiến, thậm chí đau đầu nhiều năm nay, đó là người Việt thích tự chữa bệnh, tự làm bác sĩ, tự nghe ngóng các cách điều trị từ nhiều kênh về áp dụng cho bản thân, thay vì tuân thủ theo đơn của bác sĩ kê.
Sau khi bài biết được đăng tải đã nhận được nhiều lượt like và chia sẻ. Xin giới thiệu bạn đọc:

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu trong lúc khám bệnh cho bệnh nhân. Ảnh: FBNV
Uống thuốc theo đơn!
Sáng gặp bác bệnh nhân không phải già lắm nhưng bệnh khá nặng, phải nhập viện liên tục vì đau ngực. Mở trong túi ra một bọc thuốc, bác phân trần đã "vái tứ phương" nhưng bệnh ngày càng nặng lên.
Tôi mới hỏi đơn thuốc của bác đâu? Lục mãi cũng có cái đơn nhàu nhĩ nhưng... từ năm ngoái và thuốc trong đơn chẳng liên quan gì đến bọc thuốc trên tay.
Hóa ra mỗi bệnh viện bác chọn một loại để uống, rồi của nhà bán thuốc khuyên uống, thuốc của anh bạn đi Trung Quốc về cho, thuốc ông bác sĩ già đầu ngõ, thậm chí thuốc của vợ cũng giữ một ít để phòng khi huyết áp lên dùng tạm một vài viên!
Đây không phải trường hợp hãn hữu, mà là tôi thường xuyên gặp, đặc biệt ở những người có chút hiểu biết thuốc men. Họ sẽ khám nhiều người, hỏi nhiều hướng, nghe ngóng uống thử một vài loại hay giảm nửa liều để… xem thế nào!
Nhiều trường hợp cách làm này thành công vì đơn thuốc cũng có nhiều loại thực sự không cần thiết, liều thuốc nhiều khi bị quá cao hay đơn giản là không có bệnh thật nên viên thuốc bổ cũng có tác dụng như thần dược.
Vậy nhưng khi có bệnh thực sự như tim mạch, đái tháo đường, thần kinh, tâm thần…, những bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài, thậm chí suốt đời, đơn thuốc ổn định là vô cùng quan trọng.
Việc thay đổi thuốc liên tục chắc chắn có hại, tự phối hợp các thuốc theo đơn khác nhau của nhiều "nguồn" là tuyệt đối không nên vì người bệnh đâu có biết sự tương tác nguy hiểm khi dùng chung với nhau.
Nếu biến chứng xảy ra, mình là người thiệt thòi nhất, chẳng bác sĩ hay cơ sở y tế nào chịu trách nhiệm khi người bệnh tự uống lẫn lộn đơn thuốc với nhau, không theo hướng dẫn.
Lời khuyên của tôi là gì?
Thứ nhất nên chọn một bác sĩ điều trị lâu dài bệnh lý mạn tính của mình và gia đình. Nếu sử dụng bảo hiểm y tế nên cố gắng sắp xếp lịch để khám một hoặc cùng lắm là 2 bác sĩ, xin số liên lạc để lần sau đến khám theo hẹn.
Thứ hai nếu thuốc chưa hợp, có tác dụng phụ cần quay trở lại bác sĩ để điều chỉnh, đừng vội chuyển bác sĩ, đi khám cơ sở y tế khác.
Thứ ba nếu phải khám đa chuyên khoa, luôn đưa đơn thuốc của mình đang dùng cho các bác sĩ chuyên khoa khác để bảo đảm sự tương tác thuốc tốt.
Thứ tư nếu thực sự muốn thay đổi bác sĩ điều trị, khi đi khám cơ sở y tế khác cần mang đầy đủ hồ sơ bệnh án để tránh tốn kém thời gian, tiền bạc và đặc biệt không để bác sĩ mới "đi lại" đúng con đường cũ trong chẩn đoán và điều trị bệnh của mình.
Cuối cùng nếu bệnh viện hết thuốc thường cấp (do hết thầu, trượt thầu), nên đề nghị bác sĩ cho loại thuốc cùng nhóm tương đương. Lý do này nghe không khoa học chút nào, nhưng lại là chuyện thường ngày không chỉ ở tuyến huyện.
Mong rằng hệ thống y tế đang vô cùng lúng túng trong mua bán, đấu thầu sẽ sớm tìm được đường ra để tôi rút lại lời khuyên này.
Mong mọi người luôn khỏe để chúng tôi không phải khám bệnh từ 5 giờ sáng mỗi ngày.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 16 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 16 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 17 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...