Hà Nội
23°C / 22-25°C

PGS Nhật Bản chỉ rõ đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản

Chủ nhật, 07:00 21/10/2018 | Sống khỏe

Các bác sĩ Nhật Bản đã phát hiện sớm ung thư thực quản ngay từ giai đoạn đầu khi dấu hiệu bệnh rất mờ nhạt.

Thực quản là một ống tiêu hóa chứa thức ăn và các chất lỏng đi từ họng xuống dạ dày. Các tuyến của thực quản tiết ra các chất nhầy giúp làm ẩm đường dẫn thức ăn và thức ăn có thể đi xuống dạ dày dễ dàng hơn. Ở người trưởng thành, thực quản dài khoảng 25cm.

Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản gồm 2 loại là ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến .


PGS.TS Ryoji Miyahara, khoa Tiêu hóa Gan mật, ĐH Y khoa Nagoya Nhật Bản tại Hội nghị Tiêu hóa và Gan mật quốc tế tổ chức tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

PGS.TS Ryoji Miyahara, khoa Tiêu hóa Gan mật, ĐH Y khoa Nagoya Nhật Bản tại Hội nghị Tiêu hóa và Gan mật quốc tế tổ chức tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Dấu hiệu của bệnh

Theo PGS.TS Ryoji Miyahara, khoa Tiêu hóa Gan mật, ĐH Y khoa Nagoya Nhật Bản, từ năm 1990 trở lại đây, tỉ lệ mắc ung thư thực quản tại Nhật Bản đã tăng rất nhanh (gần gấp 3). Tuy nhiên, tỉ lệ sống của người bệnh tại Nhật Bản rất cao, lên tới 83,5% nếu phát hiện sớm ngay từ giai đoạn 0 và 60% ở giai đoạn 2.

PGS. Miyahara cũng chỉ ra những đối tượng có nguy cơ ung thư thực quản là những người uống rượu, hút thuốc lá, nghiện rượu, ăn rau và hoa quả không đầy đủ.

Bên cạnh đó, những người suy kiệt, tiền sử ung thư thanh quản hoặc hầu học, thể dị hợp gen Aldehyde dehydrogenase 2 (chứng đỏ mặt khi uống rượu ở người châu Á), co thắt tâm vị, tổn thương thực quản. Đây là nhóm người đều có nguy cơ bị ung thư thực quản và cần đi tầm soát ung thư thực quản thường xuyên.

Bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư thực quản giai đoạn đầu nói riêng thường không có những triệu chứng cụ thể, bệnh nhân thường nhầm những dấu hiệu với một số bệnh lý khác.

Với phương pháp nội soi BLI sáng, màu sắc niêm mạc sẽ thay đổi theo thời gian sau khi nhuộm iodine, tổn thương loạn sản độ cao tại lớp biểu mô (các vùng tiền ung thư) sẽ chuyển màu hồng sang vài phút. Dấu hiệu này sẽ chẩn đoán chính xác có phải ung thư mà không cần thiết đối với những vùng niêm mạc không bắt màu khi nhuộm iodine.


BLI sáng hiệu quả hơn trong việc phát hiện ung thư thực quản.

BLI sáng hiệu quả hơn trong việc phát hiện ung thư thực quản.

Để kiểm tra mức độ xâm lấn của ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản, các chuyên gia Nhật sẽ căn cứ trên hình dạng của các mao mạch (giãn, uống khúc, không đều, biến dạng) nhờ kỹ thuật nội soi phóng đại.

10% phát hiện bệnh sớm, 80% ca điều trị không cần xạ trị

Theo PGS.TS. Phạm Đức Huấn (Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết bệnh lý tiêu hóa thường gặp là các bệnh lý thực quản, dạ dày, trực tràng trong đó ung thư đường tiêu hóa có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ chẩn đoán sớm ở bệnh nhân còn thấp chỉ 10% nên điều trị còn nhiều khó khăn.

PGS Huấn cho biết cần có chiến lược để phát hiện sớm trong đó có nội soi và các kỹ thuật của nội soi để phát hiện sớm. Sau khi, phát hiện ung thư bệnh nhân có thể phẫu thuật và phẫu thuật nội soi.

Đồng quan điểm trên, GS. Hidemi Goto, GS danh dự ĐH Nagoya, Giám đốc Liên đoàn Y tế công quốc gia, quỹ Hỗ trợ nhân lực, bệnh viện Meijo cho biết: Để phát hiện sớm ung thư thực quản cần nội soi định kỳ thực quản bởi các tổn thương biểu mô thường phải mất 3-5 năm để phát triển thành ung thư.


Kỹ thuật ánh sáng BLI và nhuộm màu giúp phát hiện ung thư qua nội soi không cần sinh thiết.

Kỹ thuật ánh sáng BLI và nhuộm màu giúp phát hiện ung thư qua nội soi không cần sinh thiết.

Khi đã xác định được bệnh, các chỉ định điều trị như nội soi cắt hớt triệt để (ESD) cũng mang lại cơ hội sống cao cho người bệnh, ngay cả khi khối u đã di căn.

Nghiên cứu trên 176 bệnh nhân với 234 tổn thương điều trị bằng nội soi ung thư thực quản biểu mô vảy bằng ESD từ tháng 9/2007 – 8/2016 cho thấy có đến 139 ca bệnh (trên tổng số 176 ca) cắt hớt triệt để này đã giúp bệnh không di căn, bệnh nhân không phải mổ, hóa trị, xạ trị với thời gian sống trung bình là 3,4 năm.

Đánh giá về những tiến bộ này, GS. Hidemi Goto, cũng cho biết: “Phát hiện sớm rất quan trọng, chỉ cần nội soi cắt bỏ thay vì mổ hở, giảm nguy cơ xâm lấn rất nhiều, đồng thời chỉ số sinh tồn sẽ lớn hơn”.


GS. Hidemi Goto, GS danh dự ĐH Nagoya, Giám đốc Liên đoàn Y tế công quốc gia, quỹ Hỗ trợ nhân lực, bệnh viện Meijo.

GS. Hidemi Goto, GS danh dự ĐH Nagoya, Giám đốc Liên đoàn Y tế công quốc gia, quỹ Hỗ trợ nhân lực, bệnh viện Meijo.

Yếu tố quan trọng là kinh nghiệm bác sĩ

Theo GS Goto, những công nghệ giúp phát hiện sớm bệnh ung thư tại Nhật hiện đã có mặt ở Việt Nam, vấn đề nằm ở “nguồn nhân lực”.

Ông Goto cũng cho biết, vào năm 2012, nếu như ở Nhật có khoảng 30.000 bác sĩ nội soi thì ở Việt Nam chỉ có khoảng 500 bác sĩ làm công việc này. Hơn nữa, một sự khác biệt trong công tác điều trị nội soi giữa 2 nước chính là tại các bệnh viện ở Nhật số ca nội soi các bác sĩ thực hiện trung bình một ngày là khoảng 40 ca trong khi tại Việt Nam con số này gấp khoảng 10 lần.

“Tỉ lệ bác sĩ tương đối ít trong khi số bệnh nhân tương đối đông khiến thời gian khám ngắn, dễ bỏ sót những dấu hiệu của ung thư. Chúng tôi cũng đang cố gắng xây dựng một hệ thống giúp cả Việt Nam và Nhật Bản đạt hiệu quả tốt hơn trong công tác khám và phát hiện bệnh sớm. Vì vậy, không chỉ hỗ trợ máy móc, chúng tôi phải truyền đam mê cho các bác sĩ nội soi trẻ cũng như chuyển giao công nghệ để giúp tăng tỉ lệ phát hiện sớm ung thư”, GS Goto cho biết.

Theo VOV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 6 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 13 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 14 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 18 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top