Phá thai bằng thuốc, nguy hiểm tính mạng
Do sợ "dao kéo" nên khi lỡ có bầu mà không thể giữ để sinh, nhiều chị em đã tính đến phương pháp dùng thuốc phá thai.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia sản phụ khoa, phương pháp nào cũng có hạn chế của nó. Phá thai bằng thuốc không hẳn là an toàn bởi nguy cơ chảy máu kéo dài khiến mất máu, băng huyết vẫn có thể xảy ra.
Phá thai bằng thuốc được quảng cáo tràn lan, treo biển rầm rộ như: Rất gọn nhẹ. Chỉ một viên thuốc ngậm dưới lưỡi là cái thai ra ngay. Trong vai người đi giải quyết cái thai 7 tuần tuổi, chúng tôi đến cơ sở phá thai bằng thuốc số 185 nằm trên đường Giải Phóng, Hà Nội. Khi tôi nói ý định muốn giải quyết cái thai, chị nhân viên nhìn chúng tôi với vẻ nghi hoặc và hỏi giấy siêu âm.
![]() |
Biển phá thai bằng thuốc được quảng cáo nhan nhản trên đường Giải Phóng, Hà Nội. |
Cũng nằm trên tuyến phố này, tại cửa một phòng khám cũng phá thai bằng thuốc, chúng tôi gặp chị Nguyễn Hồng Hà (ở Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) từng 2 lần phá thai bằng thuốc, chị kể: Chị đã 2 lần đến một phòng khám ở Làng quốc tế Thăng Long, sau khi siêu âm thì được bác sĩ cho thuốc ngậm dưới lưỡi.
Sau 48h, chị quay lại để được phát viên ngậm thứ 2. Trong khoảng 3 ngày, thai ra hết mà chị không có cảm giác đau. Tổng chi phí từ siêu âm đến việc dùng thuốc chỉ hết 750.000đ. Chị cứ tấm tắc khen thuốc tốt, bác sĩ tốt, mọi thứ tiện lợi, chi phí rẻ, an toàn. Còn chị V.Ngọc (27 tuổi, ở Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội) thì cứ nói đến phá thai bằng thuốc lại toát hết mồ hôi. Chị đã từng bị choáng và máu ộc ra quá nhiều đến độ phải cấp cứu. Tuy vậy, chị cũng như nhiều người nghĩ rằng, dùng thuốc đỡ ảnh hưởng đến dạ con nên vẫn nhắm mắt đến để phá thai bằng thuốc.
Không thay thế được thủ thuật
Tỷ lệ thành công khi dùng thuốc và dùng thủ thuật là ngang nhau. Tùy bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn để áp dụng phương pháp nào. Dùng thủ thuật có thể áp dụng tại tuyến xã, cơ sở y tế tư nhân. Trong khi phá thai bằng thuốc chỉ được áp dụng tại tuyến trung ương, tỉnh, huyện chứ không được làm ở cơ sở y tế tư nhân. Dùng thủ thuật là đưa dụng cụ vào để lấy thai nên có nguy cơ nhiễm trùng (nên bệnh nhân thường được dùng thêm kháng sinh). Nhưng thủ thuật lại có lợi là thời gian ra máu ngắn, quá trình thực hiện nhanh. Trong khi đó, để phá thai bằng thuốc (dùng thuốc co bóp đẩy thai ra ngoài), bệnh nhân sẽ bị ra máu kéo dài, nguy cơ nhiễm khuẩn cũng lớn.
Không đến phòng mạch tư để phá thai bằng thuốc
TS Nguyễn Mạnh Trí, khoa A4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, phá thai bằng thuốc chỉ được phép thực hiện ở bệnh viện tuyến trung ương, áp dụng với trường hợp dưới 63 ngày vô kinh. Với bệnh viện tỉnh, được phép thực hiện với dưới 56 ngày vô kinh (8 tuần trở xuống).
Với bệnh viện huyện, chỉ được phép thực hiện với bệnh nhân dưới 49 ngày vô kinh (dưới 7 tuần). Tại khoa A4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã làm cho nhiều trường hợp phá thai bằng thuốc. Kể cả cho người bệnh đã dùng thuốc nhưng bác sĩ vẫn phải tìm cách làm sạch buồng tử cung cho bệnh nhân chứ không phải chỉ dùng thuốc là nó "tự ra".
Phá thai bằng thuốc không nhẹ nhàng như nhiều người nghĩ, bởi sự bất tiện và rủi ro vẫn có thể xảy ra. Rủi ro đầu tiên có thể kể đến là băng huyết. Nếu bị băng huyết mà không được cấp cứu kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, khi dùng thuốc, thai ra như kiểu "đến tháng" nhưng lượng máu nhiều. Một số phụ nữ nhìn thấy sự sảy thai nên sợ, cảm giác kinh hãi (có người nằm trên vũng máu), thời gian ra máu dài (thường từ 2 - 4 tuần).
BS Hồng Minh cũng cho hay, phá thai bằng thuốc ngoài những chỉ định cụ thể về tuần tuổi thai, sức khoẻ bệnh nhân, chỉ nên áp dụng cho bệnh nhân ở gần bệnh viện, vì nếu ở xa, nếu lỡ bị băng huyết, bệnh nhân sẽ không được cấp cứu kịp thời. Dùng thuốc, tỷ lệ thành công là 92 - 97%, nên có một số trường hợp dùng thuốc nhưng thai không ra hết và vẫn phải tiếp tục dùng thủ thuật.
Theo Bee.net.vn

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.