Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phân biệt trẻ hiếu động và trẻ mắc tăng động giảm chú ý

Thứ tư, 11:00 05/07/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo các bác sĩ, trẻ mắc tăng động giảm chú ý có nguy cơ trở thành những đứa trẻ cá biệt. Đặc biệt, một số trẻ nam khi mắc tăng động thường đi kèm với xung động, tức là dễ dẫn đến các hành vi hiếu chiến, tấn công bạn bè, những người xung quanh một cách vô cớ. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ cần phát hiện và cho trẻ đi điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.


Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh không nên lơ là với hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh không nên lơ là với hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa

Vợ chồng cãi nhau vì con hiếu động quá mức

Từ ngày cậu con trai bắt đầu bước vào lớp 1, vợ chồng chị Thanh Hoa (trú tại Thanh Trì, Hà Nội) lại sinh ra hay xích mích, bất đồng quan điểm với nhau trong việc nuôi dạy con cái. Chị Hoa cho biết, bé nhà chị rất hiếu động, kể cả ở nhà hay ở lớp học, bé cũng luôn chân luôn tay, thậm chí đến bữa ăn bé cũng không để chân tay được yên.

“Hễ tôi cứ lơ là không để ý là cháu lại chạy nhảy lung tung. Khi nào bắt ngồi chơi một chỗ là tỏ “thái độ” với mẹ bằng cách ném đồ chơi khắp nhà hoặc có lúc đập cả đồ chơi trước mặt mẹ. Cháu cũng rất hay bắt chước những hành động của người khác, đặc biệt là hành động trong các chương trình quảng cáo trên tivi. Rồi có lần, trong lúc cả nhà đang ngồi ăn cơm, cháu vừa ăn vừa đung đưa chiếc ghế khiến chiếc ghế đổ rầm xuống nền nhà. Hậu quả, cu cậu ngã rạp xuống, còn bát cơm thì văng tung tóe. Thế nhưng, thay vì khóc hoặc hoảng sợ, thằng bé lại cười khanh khách khiến tôi càng bực mình. Vì quá tức giận, tôi đã quát và đánh con vài cái vào mông. Thấy thế, chồng tôi can ngăn và nói tôi quá quắt, không biết dạy con”, chị Hoa kể.

Theo lời chị Hoa, quan điểm của chồng chị là con đang vào “tuổi ăn tuổi chơi” nên hiếu động một chút cũng là chuyện bình thường. Hơn nữa, chồng chị cũng cho rằng, trẻ không hiếu động mới là vấn đề đáng lo, nên việc của vợ chồng chị là… kệ cho con phát triển một cách tự nhiên, không cần phải can thiệp gì cả. Thế nhưng, chị lại không nghĩ như vậy vì nhiều bé bằng tuổi con chị cũng không hiếu động đến mức ấy. Mới đây, nghe lời khuyên của một số đồng nghiệp, chị đã cho con đi khám và “đứng hình” khi bác sĩ phát hiện ra con chị đang có những dấu hiệu của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp nhất ở trẻ em với tỷ lệ mắc bệnh từ 3-17,6% tùy theo từng quốc gia, trong đó, trẻ nam có nguy cơ mắc cao hơn trẻ nữ (thường là cao gấp khoảng 3 lần). Theo BS Lý Trần Tình - nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thường có các biểu hiện như: Chân tay hoạt động nhiều; không tuân theo các chỉ dẫn và không chú ý lắng nghe khi thực hiện các nhiệm vụ hoặc hoạt động có tính tổ chức; thường nói nhiều, cắt ngang hoặc xen vào cuộc nói chuyện của người khác… Các bé trai mắc chứng này thường hiếu động quá mức, trong khi các bé gái có xu hướng kém chú ý một cách lặng lẽ.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ có thể do di truyền. Bên cạnh đó, tác động của môi trường, hoàn cảnh sống như: Căng thẳng quá mức trong học tập, gia đình hay xung đột, bố mẹ ly hôn hoặc ít được quan tâm chăm sóc cũng là những nguyên nhân khiến trẻ bị tổn thương và gây ra rối loạn hành vi.

Phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động giảm chú ý

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM), mỗi tháng, đơn vị này tiếp nhận khoảng 30 trẻ đến điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý. Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số trẻ mắc hội chứng này hiện chiếm khoảng 20% trong tổng số trẻ mắc các bệnh liên quan đến tâm lý, thần kinh khám tại bệnh viện.

Trẻ mắc tăng động giảm chú ý được chia theo 3 loại là: Rối loạn phối hợp tăng động và giảm chú ý; rối loạn trội về giảm chú ý; rối loạn trội về tăng động/xung động. Trong đó, rối loạn giảm chú ý thường biểu hiện bằng sự bỏ dở các hoạt động khi chưa hoàn thành; rối loạn tăng động thường gặp ở những trẻ chạy nhảy liên tục, nói nhiều quá mức và không ngừng cựa quậy chân tay trong khi ngồi. Còn rối loạn phối hợp tăng động và giảm chú ý thường biểu hiện bằng sự thiếu kiểm soát trong các hành vi, sự thay đổi đột ngột trong tính cách và gây ra những hành động bất ngờ, có thể đe dọa đến người xung quanh.

Các biểu hiện của tình trạng rối loạn này có thể kéo dài tới tuổi vị thành niên hoặc tới khi trưởng thành. Tuy nhiên, do những biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý gần giống với biểu hiện của một đứa trẻ hiếu động, nghịch ngợm tuổi mới lớn nên gây ra không ít khó khăn đối với các bậc phụ huynh trong việc nhận diện hội chứng này. Do đó, các chuyên gia tư vấn, cha mẹ cần dành thời gian để quan sát và chơi đùa cùng con để kịp thời nhận ra sự khác biệt trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.

Chẳng hạn, bố mẹ có thể dùng phép thử đơn giản như quan sát biểu hiện của trẻ khi ngồi chơi đồ chơi. Nếu trẻ tập trung ngồi một chỗ để chơi các trò chơi (vẽ tranh, tô tượng, lắp ráp bộ xếp hình...) trong khoảng thời gian trên 10 phút mà không bị phân tâm bởi các yếu tố ngoại cảnh hay kể cả trong trường hợp trẻ có chạy nhảy nhưng lại nhanh chóng quay lại với trò chơi của mình, bố mẹ có thể yên tâm rằng trẻ phát triển một cách bình thường. Còn trong trường hợp, trẻ vừa bắt đầu chơi đã cảm thấy chán, không tập trung chơi bất cứ trò gì được quá 5 phút hoặc thường xuyên đứng lên, ngồi xuống để tìm kiếm trò chơi mới thì bố mẹ phải chú ý đến trẻ, vì rất có thể trẻ đã mắc rối loạn tăng động giảm chú ý.

Tương tự, bố mẹ có thể quan sát trong khi trẻ ngồi học bài. Nếu thấy trẻ ngồi học bài trong tư thế vặn vẹo, hay uốn mình, chốc chốc lại đứng lên đi ra ngoài, kém tập trung và hay làm sai yêu cầu của đề bài, bố mẹ cũng nên nghĩ đến trường hợp cho con đi khám vì có khả năng trẻ đã mắc rối loạn tăng động giảm chú ý, trong đó chủ yếu là rối loạn trội về giảm chú ý.

Theo các bác sĩ, để phòng hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ, phụ huynh cần tránh cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử, màn hình tivi trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc con cũng như tránh gây các cú sốc tâm lý ảnh hưởng đến hành vi của trẻ nhỏ.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy trẻ có những biểu hiện mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc. Tuyệt đối không nên phạt, la mắng, dùng bạo lực với trẻ đang mắc hội chứng này mà cần nhẹ nhàng, kiên nhẫn uốn nắn kết hợp với các bác sĩ và thầy cô ở trường để giúp trẻ điều chỉnh dần dần hành vi trở lại bình thường.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top