Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phát biểu của ông Arthur Erken, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam

Thứ ba, 08:45 24/09/2013 | Dân số và phát triển

Kính thưa các quý vị đại biểu.

Tôi rất vui mừng được có mặt tại sự kiện hội nghị quan trọng này để cùng nhau rà soát việc thực hiện Pháp lệnh Dân số được xây dựng năm 2003 cũng như đưa ra các bài học kinh nghiệm giúp định hướng xây dựng Luật Dân số mới. Là một tổ chức đi đầu trong các tổ chức Liên Hợp Quốc làm việc về dân số và phát triển, UNFPA rất vinh dự được Tổng cục DS-KHHGĐ mời tới tham dự hội nghị này. Hội nghị này là cơ hội to lớn giúp chúng ta cùng nhau thảo luận những bài học và kinh nghiệm trong nước và quốc tế nhằm đánh giá việc thực hiện Pháp lệnh dân số của Việt Nam. 
 
Thay mặt cho UNFPA tại Việt Nam, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Tổng cục DSKHHGĐ trong việc tổ chức hội nghị quan trọng này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật về dân số của đất nước.
 
Kính thưa các quý vị đại biểu,
 
Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD), diễn ra vào năm 1994 đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa dân số, phát triển và sự mạnh khỏe, hạnh phúc của từng cá nhân. Tại Hội nghị này, 179 quốc gia trong đó có Việt Nam đã thông qua Chương trình hành động 20 năm (PoA). Đây là sự chuyển đổi định hướng từ kiểm soát số lượng dân số sang việc hướng tới cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc của con người, nhằm đạt được quyền con người cơ bản và phổ cập.

Chương trình hành động ICPD công nhận quyền sinh sản, sức khỏe sinh sản, trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới là nền tảng của các chương trình dân số và phát triển. Chương trình ICPD công nhận  quyền quyết định số con, thời gian và khoảng cách giữa những lần sinh con, quyền tiếp cận thông tin và các phương tiện cần thiết để thực hiện kế hoạch hoá gia đình tự nguyện, và quyền được hưởng chuẩn mực cao nhất có thể về y tế là những quyền con người. Chương trình ICPD kêu gọi các quốc gia thực hiện các biện pháp phù hợp, trên cơ sở bình đẳng giữa nam và nữ, tiếp cận phổ cập các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm sức khỏe sinh sản trong đó có kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe tình dục.

Tuần trước, các đại diện từ 40 quốc gia bao gồm cả Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến làm trưởng đoàn, đã tham dự Hội nghị về Dân số Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 6 ở Bangkok. Hội nghị đã điểm lại những thành công, thách thức trong khu vực và các ưu tiên trong tương lai về lĩnh vực dân số và phát triển. Đây cũng là cơ hội để xây dựng chương trình nghị sự về dân số của khu vực trong thập kỷ tiếp theo và sau này. Phiên họp đã thông qua Tuyên bố cấp Bộ trưởng, đây là thông tin đầu vào từ châu Á Thái Bình Dương cho phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển sau năm 2014.

Đánh giá Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển sau năm 2014 sẽ cho thấy những gì đã làm tốt, cách thức ứng phó với thách thức mới, và sau cùng sẽ đưa ra các khuyến nghị để đảm bảo mỗi cá nhân có cuộc sống mạnh khỏe và đầy đủ, được tôn trọng phẩm giá và được hưởng các quyền bình đẳng trong thế giới sau năm 2014.

Kính thưa các quý vị đại biểu,

Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009 và các cuộc điều tra dân số khác cho thấy ở Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tượng hướng tới việc đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Mức sinh đã giảm bền vững và đạt dưới mức sinh thay thế là 1,99 con trên một phụ nữ. Việc giảm tử vong bà mẹ và tử vong trẻ em cũng rất ấn tượng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đạt được ở cấp quốc gia, vẫn còn sự khác biệt ở cấp địa phương. Bất bình đẳng và khác biệt đã và đang gia tăng, xuất hiện nhiều hình thức nghèo mới và nguy cơ dễ bị tổn thương, đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa trong những năm tới.
 
Việt Nam đang trải qua giai đoạn dân số vàng duy nhất trong lịch sử. Chúng ta có lực lượng dân số trẻ dưới 24 tuổi vô cùng đông đảo nhưng cũng đồng thời phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số nhanh và mất cân bằng giới tính khi sinh ở một số vùng của đất nước. Di cư trong nước cũng đã gia tăng ở mức độ chưa từng có trong hai thập kỷ vừa qua, tác động  rõ rệt tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng, lồng ghép kế hoạch hóa gia đình vào các dịch vụ y tế nói chung, đồng thời củng cố các dịch vụ làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh. Tuy nhiên, một số nhóm dân số nhất định, ví dụ như vị thành niên, thanh niên và người chưa kết hôn, người di cư và người dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản. Hơn nữa, di cư và đô thị hóa là những xu hướng mới, diễn ra rất nhanh chóng. Tất cả những xu hướng nhân khẩu học này đã và sẽ tiếp tục đem tới các cơ hội và thách thức to lớn tới quá trình phát triển.

Kính thưa các quý vị đại biểu,

Việt Nam đang xây dựng Luật dân số dựa trên các bài học và kinh nghiệm từ việc thực hiện Pháp lệnh Dân số cũng như các bài học từ các quốc gia khác về những ảnh hưởng của thời kỳ quá độ dân số, mức sinh thấp và  đáp ứng chính sách. Mặc dù không nhiều quốc gia trên thế giới có luật dân số nhưng cho phép tôi nhân cơ hội này chia sẻ bốn thông điệp chính mà UNFPA và cộng đồng quốc tế đang hướng tới:
 
Trước hết, Luật dân số cần giúp Việt Nam  giải quyết các vấn đề dân số  trong 20 tới 30 năm nữa – đây là giai đoạn chuyển dịch nhân khẩu học quan trọng. Chính vì vậy, Luật dân số nên đón đầu và đáp ứng những thách thức này trong quá trình phát triển.
 
Thứ hai, Luật dân số nên dựa trên các nguyên tắc của Chương trình Hành động ICPD năm 1994 mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Chương trình hành động ICPD đã khẳng định rằng: "tất cả các cặp vợ chồng và các cá nhân có quyền quyết định và có trách nhiệm về số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh con. Họ cũng cần phải có thông tin và phương tiện cần thiết giúp họ thực hiện điều đó". Câu nói này nên được đặt làm nền tảng khi xây dựng các chương trình liên quan đến dân số. Do vậy, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có liên quan đảm bảo rằng Luật dân số tập trung vào việc nâng cao sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc của phụ nữ và nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai;  đảm bảo quyền và sự lựa chọn của các nhóm dân số khác nhau nhằm đạt được chất lượng cuộc sống của toàn bộ dân số; và cần đầu tư vào nhóm dân số trẻ như là một trong những ưu tiên hàng đầu, đồng thời cũng phải quan tâm tới nhu cầu của nhóm dân số cao tuổi.
 
Thứ ba, Luật dân số mới cần đảm bảo rằng tất cả các nhóm dân số, bất kể tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập hay vị trí địa lý hoặc dân tộc đều được tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ và thông tin về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, bao gồm cả kế hoạch hóa gia đình. Chúng ta nên xây dựng Luật dân số dựa trên quyền con người, tập trung trực tiếp vào việc tiếp cận phổ cập và bình đẳng về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cho tất cả các nhóm dân số.
 
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Luật Dân số mới cần tạo nền tảng pháp lý cho việc thể chế hoá công tác lồng ghép biến số dân số vào việc xây dựng chính sách và lập kế hoạch của tất cả các ngành để đảm bảo rằng các nhu cầu của các nhóm dân số khác nhau, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương phải được giải quyết ở tất cả các lĩnh vực phát triển.

Kính thưa các quý vị đại biểu,

Là cơ quan đi đầu của Liên hợp quốc về dân số và sức khỏe sinh sản, UNFPA rất vui được hỗ trợ Chính phủ xây dựng chính sách dân số như là một phần cốt yếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển cũng như các cam kết quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên. 
 
Tôi tin tưởng rằng Luật Dân số mới của Việt Nam sẽ được xây dựng dựa trên bằng chứng khoa học và thích ứng với các cơ hội và thách thức của tình hình dân số mới, cũng như đáp ứng được những mong muốn và khát vọng của người dân Việt Nam về một tương lai tươi sáng và thịnh vượng.
 
Tôi xin cảm ơn các quý vị đại biểu đã chú ý lắng nghe và tham gia hội nghị. Tôi xin chúc hội thảo thành công. Xin kính chúc các quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9/2023

Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9/2023

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

GĐXH – Ngày Tránh thai thế giới 26/9 năm nay với chủ đề “Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn” được nhiều địa phương hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực.

Những lưu ý về dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS

Những lưu ý về dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Dinh dưỡng tốt rất quan trọng với người nhiễm HIV, đặc biệt là trong giai đoạn cơ thể suy yếu, mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội...

Sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt

Sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Việc lạm dụng, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm...

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Gia vị có một vị trí rất đặc biệt trong cách chế biến món ăn. Nhiều người cho rằng, khi mang thai không nên ăn các loại gia vị cay, nóng nhưng có 4 loại gia vị dưới đây lại có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo chuyên gia, có nhiều thực phẩm đơn giản giúp bà bầu đỡ nghén đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực

Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Người dân Singapore sống thọ, khỏe mạnh nhờ chăm đi bộ, có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, sử dụng thực phẩm lành mạnh.

Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà

Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ngày 20/9, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiến hành cấp cứu, điều trị cho một trường hợp bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt do tự đặt mua thuốc phá...

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Năm nay, Ngày Tránh thai thế giới được triển khai với chủ đề "Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn".

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm và dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, đau mắt đỏ, Rubella hay viêm gan B…

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Khi mang thai, mẹ bầu thường bị ốm nghén, đau lưng, táo bón… Ngoài ra, mẹ bầu còn bị ảnh hưởng đến thị lực, trong đó mờ mắt là một triệu chứng phổ biến. Vậy, nguyên nhân gây mờ mắt là gì và mẹ bầu nên làm gì để khắc phục tình trạng này?

Top