Phát hiện những dấu hiệu lạ khi đại tiện, cần gặp bác sỹ ngay lập tức
Các chuyên gia, việc phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư trực tràng là chìa khóa quan trọng nhất để "cứu" bệnh nhân. Vì việc phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống, giảm chi phí điều trị và nhiều lợi ích khác.
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở cả nam và nữ giới. Theo tổ chức y tế Thế giới, mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong vì ung thư đại trực tràng, chiếm 8,5 % tổng số bệnh nhân chết vì ung thư; ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc (10%). Tại Việt Nam, số người mắc ung thư đại trực tràng mỗi năm khoảng 8.000 ca. Hầu hết bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu có những dấu hiệu sớm nhưng không được chú ý vì vậy nhiều trường hợp chẩn đoán, phát hiện bệnh khi đã tiến triển đến ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong việc điều trị.
Những triệu chứng sau đây có thể là tín hiệu của bệnh ung thư trực tràng.
1. Có máu trong phân
Đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng, trong đó có bệnh ung thư trực tràng. Triệu chứng phân biệt đó là máu chảy ra dính trên giấy vệ sinh hoặc đi cầu ra máu, máu lẫn trong phân, máu tươi hoặc lẫn theo phân có màu sậm, kèm theo dịch nhầy. Khoảng 90% bệnh nhân ung thư đại tràng, trực tràng có triệu chứng này.
Nhưng bạn cũng không nên quá hoảng hốt, hoang mang mỗi lần đi ngoài ra máu vì có rất nhiều bệnh ít nguy hiểm hơn cũng có dấu hiệu này như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, hãy bình tình và đến bệnh viện để kiểm tra cụ thể.
Có một cách để phân biệt. Đối với bệnh trĩ hoặc nứt hậu môn, máu thường chảy ra sau khi đi đại tiện và không trộn lẫn với phân. Trong trường hợp ung thư trực tràng, máu sẽ lẫn với phân và có thể kèm theo chất nhầy không rõ.
2. Khó khăn trong việc đi đại tiện
Có cảm giác "mót rặn" khi đại tiện, tức là rất muốn đi đại tiện, nhưng khi đại tiện chỉ thải được một lượng phân nhỏ, luôn cảm thấy vẫn chưa hết phân hoặc cảm giác muốn đi vệ sinh đột ngột biến mất, tình trạng này cũng có thể là tín hiệu của bệnh ung thư trực tràng.
3. Tần suất đại tiện thay đổi
Những bất thường trong thói quen đi đại tiện như :
- Số lần đại tiện tăng lên đột ngột, kèm theo đó là dấu hiệu phân lỏng cần hết sức lưu ý. Bên cạnh đó nếu thấy kèm theo các triệu chứng như luôn có cảm giác phân ra không hết, hây cảm thấy có nhu cầu đi vệ sinh.
- Số lần đi đại tiện giảm, mỗi tuần đi dưới 3 lần, hoặc không có ý định đi ngoài trong thời gian dài, phân khô. Tình trạng táo bón diễn ra lâu ngày sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, chán ăn và thường xuyên nhức đầu. Bạn không nên chủ quan khi bị táo bón kéo dài bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường tiêu hóa khác hoặc ung thư trực tràng.
4. Hình dạng phân thay đổi
Nếu bạn thấy phân đột nhiên trở thành dải phẳng hoặc bị loãng, đó có thể là do một dị vật đã phát triển trong trực tràng, chèn ép khiến phân bị thay đổi hình dạng.
Ở giai đoạn sớm của ung thư trực tràng, bệnh nhân có thể gặp tình trạng đi đại tiện phân mỏng, dài và dẹt hơn bình thường. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do khối u ung thư phát triển, chặn đường đi của phân khiến chúng thay đổi hình dạng và kích thước.
Tỷ lệ mắc ung thư trực tràng hiện nay đã tăng lên ở mức đáng ngại. Điều thậm chí còn đáng sợ hơn nữa là nhiều người không biết về ung thư ở giai đoạn sớm, không quan tâm đủ đến các triệu chứng bệnh ban đầu, cho đến khi khối u phát triển đến giai đoạn giữa và cuối thì tình hình đã không thể đảo ngược, khó điều trị can thiệp thành công. Ngay khi thấy những dấu hiệu trên bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo Tiền Phong
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 1 phút trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà
Sống khỏe - 3 giờ trướcGai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.
Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang
Sống khỏe - 4 giờ trướcCho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.
Có nên uống thuốc giải say rượu bia?
Sống khỏe - 6 giờ trướcNhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?
Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?
Sống khỏe - 6 giờ trướcVitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.
Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?
Sống khỏe - 10 giờ trướcĐau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.
Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông
Sống khỏe - 12 giờ trướcVào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.