Phát hiện ung thư sau trục trặc khi quan hệ vợ chồng
Ung thư tiền liệt tuyến tiến triển chậm và khó phát hiện. Bệnh nhân thường có triệu chứng về rối loạn tiết niệu, sinh dục.
Ông V.Q.H. (49 tuổi, trú tại Long Biên, Hà Nội) cho biết, vài tháng nay, ông thấy tình trạng cương của dương vật giảm, khó duy trì lâu. Khi bác sĩ sàng lọc tìm nguyên nhân gây ra chứng “trên bảo dưới không nghe”, phát hiện kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt tăng lên bất thường.
Sau đó, ông H. được siêu âm hệ tiết niệu - tuyến tiền liệt. Bác sĩ nghi ngờ biểu hiện ung thư tuyến tiền liệt nên giới thiệu ông tới Bệnh viện K kiểm tra chuyên sâu. Kết quả sinh thiết cho thấy, bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến. Ông H. đã được phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến.
Còn ông Nguyễn M.T. (59 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội) có dấu hiệu tiểu nhiều vào ban đêm kéo dài nhiều năm nhưng không đi khám. Gần đây, ông đi tiểu rắt ngày càng nặng hơn, có tình trạng rối loạn cương, đau ở vùng hông. Ông T. nghĩ rằng bị sỏi thận nhưng khi đến bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn tiến triển.

Bệnh nhân điều trị ung thư tiền liệt tuyến tại Bệnh viện K. Ảnh: BVCC.
Dấu hiệu dễ nhầm lẫn
Bệnh nhân có thể có dấu hiệu gián tiếp như tiểu khó, bí tiểu, tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm. Ngoài ra, trong nước tiểu có thể có máu và tinh dịch. Một số trường hợp rối loạn cương dương, đau hông, lưng, ngực. Trường hợp diễn tiến nặng, bệnh nhân yếu, tê bì ở bàn chân, mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện do khối u di căn xương chèn ép tủy sống. Đa phần người bệnh đều tình cờ phát hiện thông qua khám sức khỏe hoặc có các triệu chứng rối loạn đường tiểu.
Những yếu tố nguy cơ gây ung thư tiền liệt tuyến như chế độ ăn (nhiều thịt đỏ, ít rau), bèo phì, hút thuốc, mắc bệnh lây qua đường tình dục, viêm tuyến tiền liệt, tiếp xúc với hóa chất…
Bác sĩ Tuấn thông tin, nếu bệnh nhân xét nghiệm PSA tăng từ 4 ng/l bác sĩ có thể cho làm sinh thiết để chẩn đoán chính xác ung thư tiền liệt tuyến. Sinh thiết sẽ đánh giá độ biệt hóa, ác tính của tế bào ung thư.
Về việc điều trị, bác sĩ Tuấn cho biết phụ thuộc vào tuổi tác, giai đoạn bệnh. Nếu ở giai đoạn sớm, khi bệnh còn nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các tế bào ung thư tận gốc. Người bệnh có thể chữa khỏi, tỷ lệ sống trên 5 năm lên tới 100%. Giai đoạn tiến triển, bệnh nhân có thể phẫu thuật, xạ trị áp sát và các biện pháp bổ trợ khác.
Tuy nhiên, tại Việt Nam phần lớn bệnh nhân đến viện được chẩn đoán đã ở giai đoạn muộn, di căn xa. Các vị trí di căn hay gặp của ung thư tiền liệt tuyến là xương, hạch ổ bụng, phổi, gan nên việc điều trị còn khó khăn.
Ung thư tiền liệt tuyến luôn là nỗi ám ảnh nhưng nam giới nhưng có khả năng phòng ngừa. Để sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến, bác sĩ Tuấn cho biết, hiện nay xét nghiệm PSA khá hiệu quả. Đây là xét nghiệm marker chỉ điểm u, là xét nghiệm bước đầu cho ung thư tiền liệt tuyến.
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo, nam giới từ 50 tuổi trở lên cần xét nghiệm PSA. Những người trong gia đình có bố, anh trai bị ung thư tuyến tiền liệt nên xét nghiệm PSA từ 45 tuổi, theo dõi 6 đến 12 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm nhất (nếu có).

Bệnh nhân ung thư vú có nguy cơ bị ung thư buồng trứng không?
Sống khỏe - 4 giờ trướcNghiên cứu cho thấy, ung thư vú và ung thư buồng trứng có thể liên quan đến nhau thông qua một số yếu tố nội tiết tố và di truyền. Do đó, nếu bạn hoặc người trong gia đình đã mắc các bệnh ung thư này nên chủ động khám tầm soát định kỳ để giảm nguy cơ phát triển và phát hiện bệnh sớm.

Diễn biến mới nhất vụ 3 bố con gặp nạn khi bật điều hòa ngủ qua đêm trong xe ô tô
Sống khỏe - 4 giờ trướcSau khi được cấp cứu bệnh nhân P.V.T; P.N.K tỉnh dần nhưng vẫn phải thở máy và được chuyển lên Bệnh viện Quân đội 108. Qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán ngoài ngộ độc khí CO còn có khả năng ngộ độc chì...

Chỉ với 3s bạn có thể kiểm tra xem mình có đang bị mất nước hay không
Sống khỏe - 7 giờ trướcNgoài việc dựa vào màu sắc nước tiểu thì có một cách kiểm tra nhanh dấu hiệu mất nước khác chỉ với 3 giây.

5 bệnh do điều hòa mà ra, muốn không bị ốm nhất định cần tránh điều này
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, đau dây thần kinh cổ vai gáy... rất có thể do nằm điều hòa nhiều, bật điều hòa sai cách gây nên.

Người thích uống bia cần biết những 'tối kỵ' để tránh gây hại cho cơ thể
Sống khỏe - 19 giờ trướcNhiều người uống bia để giải nhiệt trong mùa hè. Tuy nhiên, bia rượu vẫn là thức uống có hại cho sức khỏe. Mùa hè nắng nóng, những người thích uống bia cần lưu ý để tránh gây hại cho cơ thể.

Mất điện, 3 bố con vào ô tô bật điều hòa ngủ dẫn đến thương vong, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Ngộ độc khí CO do bật điều hòa ngủ lâu trên xe ô tô thường diễn ra âm thầm, khiến nạn nhân cứ lịm dần...

Rủi ro từ thực phẩm đường phố trong mùa hè, chuyên gia chỉ cách phòng tránh
Sống khỏe - 1 ngày trướcChưa cần tính đến nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến có đảm bảo vệ sinh hay không. Ngay cả những thực phẩm đường phố đảm bảo vẫn có thể khiến người dùng bị ngộ độc thực phẩm.

Vì tin tưởng bạn trai, nam sinh bị nổi hạch cổ, đi khám nhận tin “sét đánh”
Sống khỏe - 1 ngày trướcAnh Ngô Tấn Huỳnh cảnh báo, đây chỉ là một trong nhiều trường hợp nhiễm HIV đáng tiếc mà anh tiếp nhận gần đây.

Rung lắc trẻ sơ sinh nguy hiểm thế nào? Những bệnh tiềm ẩn trẻ có thể mắc phải?
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Hội chứng rung lắc cũng có thể gây các biến chứng muộn, thậm chí nhiều năm sau khi bị rung lắc như trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm nói, nghe kém, giảm thị lực...

Đi khám vì nuốt vướng, người phụ nữ được phát hiện có khối u tuyến giáp khổng lồ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Bệnh nhân có bướu giáp rất to kích thước thùy phải là 10x6cm, thùy trái 12x7cm, đè ép các tổ chức xung quanh, đè hẹp khí quản.

Mất điện, 3 bố con vào ô tô bật điều hòa ngủ dẫn đến thương vong, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Sống khỏeGĐXH - Ngộ độc khí CO do bật điều hòa ngủ lâu trên xe ô tô thường diễn ra âm thầm, khiến nạn nhân cứ lịm dần...