Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phía sau phòng mổ

Nhiều người nghĩ rằng, bác sỹ phẫu thuật hàng ngày đối diện với máu và những cái chết của người bệnh nên cảm xúc cũng chai đi, nhiều khi họ trở nên vô tình với nỗi đau của người khác. Song, khi có mặt trong phòng mổ, chứng kiến những giờ phút các bác sỹ “thắt” tim, “vắt” óc giành lại sự sống cho người bệnh… mới thấy hết được những áp lực của người thầy thuốc mỗi khi bước vào ca mổ.

Giành giật sự sống

Khu phòng mổ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất có 10 phòng lúc nào cũng kín lịch với công suất khoảng 50-60 ca mổ/ngày. Cách nhau một cánh cửa nhưng đây lại là lằn ranh giữa sự sống và cái chết. Bên trong khu vực phòng mổ là một không gian yên ắng. Các bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê, nhân viên phục vụ ca mổ trong màu áo xanh đều tất bật: đi nhẹ, nói khẽ, thao tác gọn, chính xác, ai vào việc nấy cứ răm rắp.
 
Phía sau phòng mổ 1

Vừa lúc ấy, cánh cửa chính của khu

phòng mổ mở toang, bệnh nhân Ngô Duy Liêm, 29 tuổi, ngụ xã Đông Hòa (huyện Trảng Bom) bị chấn thương nặng do tai nạn giao thông, được đưa thẳng vào phòng mổ đặc biệt - phòng mổ dành cho những ca cấp cứu nguy kịch. Bệnh nhân Liêm được chẩn đoán bị đa chấn thương với tình trạng tụ khí nội sọ, tổn thương sâu vùng ngực và bụng gây vỡ gan, vỡ tim, vỡ đôi thân eo tụy, rách ngang túi mật... Kết quả hội chẩn cho thấy bệnh nhân không còn thời gian để chuyển lên tuyến trên nên Ban Giám đốc quyết định phẫu thuật tại chỗ và điện mời TS.BS. Đoàn Tiến Mỹ (Phó Khoa Ngoại gan mật tụy - Bệnh viện Chợ Rẫy) về hỗ trợ phẫu thuật nối tụy. Trong khi chờ sự hỗ trợ từ tuyến trên, những phẫu thuật thực hiện được như khâu gan, khâu tim, mở hộp sọ được các bác sỹ của bệnh viện bắt tay vào làm. Khoảng 1 giờ sau, BS. Mỹ có mặt và xử lý kỹ thuật nối tụy.

Ca phẫu thuật kéo dài 10 tiếng đồng hồ. Khi mũi chỉ cuối cùng được gút lại cũng là lúc bệnh nhân được cứu qua cơn nguy kịch. Các bác sỹ thở phào, cởi bỏ tấm áo chống tia chì nặng gần 10kg (chỉ sử dụng trong phòng mổ đặc biệt)...

Thao thức với nghề

Bác sỹ Ngô Đức Đễ, Trưởng khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai là “tay mổ vàng” với những ca phẫu thuật đặc biệt. Ông cho biết: “Một bác sỹ mới được đào tạo thì không thể là một “tay” mổ giỏi. Để đào tạo được một “tay” mổ giỏi phải mất nhiều thời gian để rèn luyện. Và dù cẩn thận, cố gắng hết sức, nhưng nhiều khi bác sỹ cũng không lường trước điều gì sẽ xảy ra, vì có những trường hợp vượt quá tầm kiểm soát của một “tay mổ”.

Còn BS. Hoàng Văn Minh, Trưởng Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai chia sẻ: “Mỗi ca mổ thất bại là một nỗi đau lớn cho cả bệnh nhân và bác sỹ. Khi mổ cột sống, mổ sọ não, sợ nhất là biến chứng. Thực tế cho thấy, không hiếm trường hợp, có khi cả một hội đồng giáo sư, bác sỹ chẩn đoán, nhưng khi tiến hành phẫu thuật, kết quả lại không như mong đợi. Bởi lẽ, cơ thể con người vẫn còn là một bí ẩn và bác sỹ dù giỏi cũng không thể nhìn thấu được tất cả. Điều này giải thích vì sao sau một ca bệnh nhân tử vong, người ta vẫn phải khám nghiệm tử thi để nghiên cứu, xem việc chẩn đoán đó đúng - sai và lấy đó làm bài học cho y học phát triển”.

Trong đời những bác sỹ, nếu ai đã từng cầm dao phẫu thuật, họ đều đi qua cảm giác đớn đau, thao thức, nghĩ suy, dằn vặt khi một ca mổ thất bại - dù có thể không phải lỗi ở bác sỹ. BS. Đinh Gia Chưng, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tiếc nuối: “Tôi đã gặp một ca nguy kịch, bệnh nhân được đưa đến cửa phòng mổ rồi nhưng không qua khỏi. Lúc đó, chỉ cần bệnh nhân sống cho tôi thêm vài phút nữa thôi là có thể được cứu sống”.

Với BS. Phan Văn Huyên, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh - cũng là người chuyên thực hiện những ca phẫu thuật vượt tầm chuyên môn của bệnh viện khi bệnh nhân không thể đến được tuyến trên. Anh nói: “Những ca mổ thành công thì dễ quên lắm, nhưng những ca thất bại thì nhớ suốt đời. Thành công là sự tổng kết của các thất bại. Người bác sỹ phải biết coi bệnh nhân là thầy mình với những bài học khác nhau qua từng cơ địa, thể tạng khác nhau”.

Mỗi ca mổ thực sự là một cuộc đấu trí căng thẳng của cả kíp mổ. BS. Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán nói: “Áp lực ở chỗ là bác sỹ phải tính toán từng đường dao, từng cây kim, sợi chỉ, rồi phải cân nhắc xem bệnh nhân có đủ sức chịu đựng hay không”.
 
Theo Báo Đồng Nai điện tử
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top