Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Y tế thị sát vùng dịch sốt xuất huyết

Thứ hai, 09:40 08/08/2016 | Y tế

GiadinhNet - Trước tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) tăng cao, diễn biến phức tạp tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên, ngày 7/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã tới TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) để kiểm tra tình hình phòng chống và ý thức của người dân về bệnh SXH.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói chuyện với người dân buôn Jù (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết. Ảnh: Dương Giang
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói chuyện với người dân buôn Jù (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết. Ảnh: Dương Giang

Triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch

Tại chuyến thị sát sáng 7/8 tại TP Buôn Ma Thuột, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ, với người dân ở đây, trước đây tỷ lệ mắc SXH thấp, do đó miễn dịch đối với bệnh này của quần thể ở mức thấp nên khi xuất hiện dịch thì sẽ lây lan và bùng phát nhanh, biểu thị bằng số mắc trên 100.000 dân của các địa phương này cao hơn mức chung cả nước. Hiện chính quyền và ngành Y tế đã triển khai các biện pháp phòng chống SXH một cách quyết liệt nhưng do nhận thức còn hạn chế, cũng như do bận làm ăn nên ý thức phòng bệnh của một bộ phận người dân chưa cao, thậm chí có nơi còn chưa hợp tác với cán bộ y tế để phun muỗi hóa chất diệt muối nên bệnh lây truyền nhanh. Ngoài ra, khi bị bệnh, bà con cũng chủ quan, không đi tới cơ sở y tế sớm, trong khi với bệnh SXH, nếu điều trị sớm sẽ khỏi.

Theo Bộ Y tế, sự gia tăng nhanh các trường hợp mắc SXH khu vực Tây Nguyên những tháng gần đây còn do tính chất chu kỳ (khoảng 3-5 năm lại có đợt bùng phát tăng cao số mắc). Năm 2016, hiện tượng El nino xảy ra tại Việt Nam làm tăng nhiệt độ trung bình của môi trường là điều kiện cho muỗi phát sinh phát triển. Thời tiết hạn hán tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên, miền Trung nên người dân tăng tích trữ nước sạch tại các dụng cụ chứa nước phục vụ đời sống, sinh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng phát triển.

Đặc biệt, theo Bộ Y tế, việc xử lý ổ dịch có nhiều khó khăn, chưa triệt để. Đơn cử tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), theo báo cáo của Ban Y tế dự phòng, thành phố có hơn 1.000 trường hợp mắc SXH, nhưng chỉ phun hóa chất diệt muỗi được 221 khu vực có trường hợp bệnh. Tính chung toàn khu vực, mặc dù nhiều hộ gia đình đã ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống SXH, nhưng việc theo dõi, kiểm tra thực hiện còn lỏng lẻo…

Để tăng cường phòng chống SXH, mới đây, Bộ Y tế đã cấp 2 tỷ đồng cho 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên để triển khai tập huấn về giám sát, điều trị, truyền thông phòng chống SXH. Bộ Y tế cũng đã vận động các Dự án UN cho các tỉnh Tây Nguyên để triển khai các hoạt động phòng chống SXH.

Bệnh viện quá tải vì sốt xuất huyết

Tại TP Buôn Ma Thuột, đoàn công tác đã lần lượt kiểm tra tại thôn 3, xã Hòa Thuận; Buôn Jù, xã Ea Tu và Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột.

Buôn Jù (xã Ea Tu) là một trong những điểm nóng trong dịch SXH của tỉnh Đắk Lắk với hơn 200 ca mắc SXH và 1 ca tử vong. Tại đây, người dân có tập tục trữ nước tại các bể chứa và đặc biệt là giữ lại lốp ô tô, xe máy. Tập tục này không chỉ ở buôn Jù mà hầu khắp các tỉnh Tây Nguyên. Tại nhiều hộ gia đình sử dụng bồn nước, bể chứa nước sinh hoạt không đậy nắp hoặc đậy không kín, ngoài ra còn có các vật liệu phế thải (chai lọ, chum vại) chứa nước đọng không được xử lý. Đây đều là điều kiện thuận lợi cho muỗi đẻ trứng và lăng quăng/bọ gậy phát triển mạnh, nhất là trong mùa mưa.

Báo cáo tại Hội nghị Tăng cường Phòng, chống SXH khu vực Tây Nguyên vào chiều 7/8, Bộ Y tế cho biết, trên cả nước, tích lũy đến ngày 30/7, cả nước ghi nhận 49.049 trường hợp mắc tại 48 tỉnh, thành phố, trong đó có 17 ca tử vong. Tính riêng khu vực Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay, dịch xảy ra ở 393/563 xã, phường, thị trấn và tại 48/50 huyện của 4 tỉnh Tây Nguyên với 7.411 trường hợp mắc được ghi nhận (chiếm 15,1% số mắc cả nước). Đa số các ca mắc đều là người lớn. Đã có 4 ca tử vong.

Số ca mắc tăng cao, các bệnh viện cũng “gồng mình” để cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Tại tỉnh Gia Lai, nơi có hơn 3.000 ca mắc, vẫn có tình trạng quá tải tại một số khoa điều trị. Tại Bệnh viện Đa khoa TP Pleiku (tỉnh Gia Lai), công suất giường bệnh là 100 giường, nhưng có thời điểm phải tiếp nhận trên 200 bệnh nhân (trong đó có 125 bệnh nhân điều trị SXH). Hay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, khoa Nhiễm có 60 giường bệnh nhưng có lúc đã huy động thêm các khoa khác để tiếp nhận và điều trị 160 bệnh nhân SXH. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, do quá tải bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết, công suất sử dụng giường bệnh luôn từ 200 - 300%.

Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, bệnh dịch SXH dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số mắc do vẫn đang là mùa mưa, dịch bệnh có thể tiếp tục lan rộng nếu không triển khai mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giám sát, xử lý triệt để ổ dịch. Do đó, để tăng cường các hoạt động phòng chống SXH thời gian tới, cần tập trung chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 1388/CĐ-TTg ngày 5/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 782/CĐ-BYT ngày 5/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng chống bệnh SXH cùng các biện pháp quyết liệt khác.

Trong tháng 8, ngành Y tế sẽ tổ chức tập huấn nâng cao về chuyên môn kỹ thuật cho tất cả các đơn vị y tế dự phòng các tuyến về giám sát và phòng chống SXH. Tổ chức tập huấn cập nhật về chẩn đoán, điều trị bệnh SXH cho các đơn vị điều trị các tuyến trên địa bàn 4 tỉnh Tây Nguyên. Các bệnh viện tuyến trên cần có kế hoạch hỗ trợ cán bộ có kinh nghiệm điều trị SXH cho tuyến dưới.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 1 ngày trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Y tế - 1 ngày trước

Tin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 5 ngày trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 tuần trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 tuần trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Top