Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng bệnh không lây nhiễm: “Đơn thuốc” tập thể dục

Thứ năm, 08:00 19/04/2012 | Y tế

GiadinhNet - Hoạt động thể lực có khả năng phòng và chữa bệnh không lây nhiễm.

Đặc biệt, nếu hoạt động thể lực phù hợp có thể tăng tuổi thọ con người lên 10 tuổi.

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Ảnh: Chí Cường

 
Bệnh từ việc ngồi nhiều
 

Các chuyên gia khẳng định không hoạt động thể lực là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe hiện nay bởi một loạt bệnh lý liên quan trực tiếp đến hành vi lười vận động này.

Ngày 16/4, các chuyên gia đến từ Viện Karolinska (Thụy Điển) đã tổ chức khóa tập huấn truyền thông thúc đẩy kê đơn hoạt động thể lực trong việc phòng và điều trị bệnh không lây nhiễm tại Hà Nội. Tại khóa học, các chuyên gia đã cung cấp nhiều nghiên cứu thuyết phục của thế giới về những mối nguy khi con người ngồi nhiều, lười vận động.

Nghiên cứu tại Australia về lối sống, tiểu đường và béo phì trên gần 9.000 người lớn trong gần 7 năm cho thấy: Trong số 3% trường hợp tử vong thì 87 ca là do bệnh lý tim mạch, 125 ca là do ung thư. Ngoài ra, cứ mỗi giờ xem ti vi trong ngày sẽ làm số ca tử vong chung và do tim mạch nói riêng tăng 10 - 20%.

Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trên hơn 50.000 người cho thấy, không hoạt động thể lực làm tăng yếu tố nguy cơ tác động mạnh như hút thuốc lá, tăng lipit máu và tăng huyết áp (nguyên nhân thứ 4 gây tử vong ở các bệnh không lây nhiễm), còn nếu hoạt động thể lực giúp tăng tuổi thọ lên 6 - 9 năm.
 
Với bệnh lý tim mạch, nghiên cứu trên gần 10.000 nam giới (độ tuổi từ 20 - 82) của Viện Aerobics (Mỹ) trong 5 năm cho thấy, số tử vong ở đối tượng không hoạt động thể lực cao gấp 3 lần so với nhóm đối chứng tập thể dục. Các chuyên gia khẳng định không hoạt động thể lực là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe hiện nay bởi một loạt bệnh lý liên quan trực tiếp đến hành vi lười vận động này.

Cuối năm 2011, Trường ĐH Y Hà Nội, Viện Karolinska và Hiệp hội nghiên cứu hoạt động thể lực trong điều trị (Thụy Điển) phối hợp để cung cấp các bằng chứng khoa học về tác dụng của hoạt động thể lực trong phòng và điều trị bệnh không lây nhiễm.

Với mục đích hỗ trợ hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế và nâng cao sức khỏe cộng đồng, dự án này đề xuất kế hoạch áp dụng phương pháp kê đơn chữa bệnh bằng cách tập thể dục để chữa các bệnh về tim mạch, huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, béo phì... Những bệnh này được coi là gánh nặng đối với xã hội và đang phổ biến ở Việt Nam.
 
Tử vong bệnh không lây chiếm 70%

Trong hội thảo “Chiến lược phòng chống bệnh không lây” tổ chức tại TPHCM, BS Nguyễn Thị Hiệp, Viện Vệ sinh Y tế công cộng cho biết: Mỗi năm trên cả nước có khoảng 500.000 người tử vong thì có đến 350.000 người tử vong vì các loại bệnh không lây (chiếm 70%). Nếu không có giải pháp hữu hiệu để can thiệp, sức hủy diệt của loại bệnh này sẽ còn khủng khiếp hơn trong những thập niên tới.

Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia còn cho thấy, hiện nay mỗi người Việt Nam đã ăn một lượng thịt gấp 2,5 lần so với cách đây hơn 20 năm và gấp 1,2 lần so với 10 năm trước. Lượng trứng, sữa được tiêu thụ cũng tăng lần lượt gấp 9 lần và 2 lần so với cùng thời gian trên, trong khi lượng đường gấp tới 10 lần so với cách đây 20 năm.

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lối sống công nghiệp, văn phòng khiến một bộ phận không nhỏ người dân mắc phải chứng bệnh “lười vận động” kéo theo đó là những hệ quả không nhỏ đến từ các loại bệnh mãn tính không lây như béo phì, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư…

PGS.TS Bạch Mai đưa ra lời khuyên: Đơn giản nhất là hoạt động thể lực bằng cách đi bộ với cường độ nhẹ 5 ngày/tuần với thời lượng tăng dần từ 5-10 phút lên 20-30 phút/ngày. Hay như việc vận động giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa tim mạch ở người thừa cân là: Giảm 2 tiếng ngồi một chỗ mỗi ngày, đi bộ nhanh khoảng 1.500 bước trong 2,5 tiếng chia làm 3 lần/tuần. Theo các chuyên gia đến từ Thụy Điển, mỗi người nên tập thể dục đủ 30 phút mỗi ngày là tốt nhất. Cường độ tối thiểu phải ở mức trung bình (như đi bộ nhanh).
 
Hoài Nam
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 2 ngày trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Top