Phòng ngừa thai lưu và chết chu sinh: Giảm nhẹ mất mát cho nhiều gia đình
GiadinhNet - Theo PGS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế, những năm qua tỷ lệ tử vong ở trẻ em Việt Nam đã giảm đi đáng kể, tuy nhiên ngành y tế vẫn quan ngại về tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi còn cao, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.
![]() |
Việt Nam đang rất nỗ lực để mọi em bé được chào đời khỏe mạnh. Ảnh: Dương Ngọc. |
Giảm thiểu tử vong trẻ sơ sinh
Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Viết Tiến cho biết, trong những năm qua, ngành y tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và được quốc tế ghi nhận là một trong 9 nước trong khu vực đạt được mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Một trong những thành tựu đó là tỷ lệ tử vong của các bà mẹ đã giảm đi nhanh chóng. Nếu như năm 2001, có 233 người mẹ tử vong trong tổng số 100.000 trẻ sinh ra sống thì đến năm 2010, tỷ lệ này chỉ còn 69/100.000. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2015 chỉ còn 58 bà mẹ tử vong/100.000 trẻ sinh ra sống.
Trong vài thập kỷ gần đây, việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh đã được nâng cao khá nhiều để tiến tới mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Tuy vậy, số bà mẹ bị thai lưu hoặc có con chết chu sinh (trẻ tử vong từ lúc sinh ra cho đến 28 ngày sau sinh) vẫn còn nhiều. Đề cập đến vấn đề này, ông David Ellwwood – Chủ tịch Liên minh quốc tế về phòng thai lưu và chết chu sinh (ISA) cho rằng: Mạng lưới toàn cầu cần có sự can thiệp mạnh mẽ, chung tay ngăn chặn tình trạng trên để giảm nhẹ những nỗi đau, mất mát cho các gia đình. Ông nhấn mạnh việc cải thiện các chỉ số liên quan đến sức khỏe sinh sản sẽ tránh được các ca tử vong không đáng xảy ra, đặc biệt là tình trạng thai chết lưu mà nhiều nước đang phát triển hiện nay chưa chú ý đến.
Đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế cho thấy, tình trạng thai chết lưu, chết chu sinh gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các cặp vợ chồng, gia đình họ và quan trọng hơn còn ảnh hưởng đến chất lượng dân số của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, tình trạng thai chết lưu và chết chu sinh tăng rất nhanh, giới khoa học đã có tính toán đến nguyên nhân do ngộ độc thức ăn và ô nhiễm môi trường.
Kế hoạch hóa gia đình - chiến lược mũi nhọn
Hội nghị khu vực và quốc tế về “phòng ngừa thai lưu và chết chu sinh” diễn ra từ ngày 16-18/10 tại Hà Nội do Viện Sức khỏe Sinh sản và Gia đình (RaFH) phối hợp với tổ chức International Stillbirth Alliance (ISA), Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) tổ chức. Hơn 30 công trình nghiên cứu của các tác giả đến từ các nước: Australia, Bangladesh, Ấn Độ, Nhật Bản, Hà Lan, Vương quốc Anh, Mỹ, Ba Lan, Sudan, Thụy Điển và Việt Nam đã phân tích thực trạng, đưa ra các giải pháp nhằm nỗ lực giảm thiểu tình trạng thai lưu và chết chu sinh ở các nước đang phát triển trong thời gian tới. |
Các nguyên nhân còn lại có thể can thiệp được ngay từ y tế cơ sở như nhiễm trùng sơ sinh có thể ngăn ngừa nếu cán bộ y tế đảm bảo được quy trình, trang thiết bị sạch, môi trường khám chữa bệnh sạch. Về vấn đề suy hô hấp ở trẻ sinh non và an toàn khi chuyển viện, theo bà Dung các trạm y tế cơ sở cần được đầu tư giường sưởi ấm, máy đo ôxy, đèn chiếu vàng da, máy trợ thở áp lực dương liên tục, bộ hồi sức sơ sinh như bóng bóp, máy hút và ống hút…
Ông Wame Baravilala – Cố vấn chương trình sức khỏe sinh sản của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đánh giá: Thành tựu về chăm sóc sức khỏe sinh sản của Việt Nam trong những năm qua đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn những khoảng trống giữa các vùng khác nhau. Đó là sự mất cân bằng giữa các vùng, miền. Trẻ em ở những vùng dân tộc ít người có nguy cơ tử vong trước 5 tuổi nhiều hơn trẻ em ở những vùng thành thị, đồng bằng. Vì vậy, theo ông Wame Baravilala, Việt Nam cần đẩy mạnh những giải pháp để “khỏa lấp” những khoảng cách đó thông qua những chiến lược can thiệp để giảm tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh như đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình, giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn; đào tạo cán bộ y tế có chuyên môn vững, có kỹ năng... Ông cũng nhấn mạnh, việc giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh không chỉ giảm nỗi đau cho các gia đình mà còn giảm gánh nặng cho cả xã hội.

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.