Phụ huynh và sĩ tử mang hộp bút, thước kẻ… lên chùa cầu may để vượt vũ môn suôn sẻ
4 ngày nữa, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở Hà Nội với nhiều áp lực sẽ chính thức diễn ra, rất nhiều phụ huynh và học sinh đã tìm đến các đền, chùa để làm lễ cầu may mắn.
Theo ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống trong ngày hôm nay (6/6), dù từ sáng sớm đến trưa có những cơn mưa nặng hạt ngắt quãng nhưng vẫn có khá đông phụ huynh và học sinh có mặt tại các đền, chùa để làm lễ cầu may với mong muốn có thể đạt được điểm cao và vào được lớp 10 ngôi trường THPT mà mình mong muốn.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi được nhiều phụ huynh, sĩ tử đến cầu may khi ngày thi sắp đến.


Những ngày này, tâm lý của các sĩ tử rất căng thẳng nhưng tâm lý của những người làm cha, làm mẹ cũng căng thẳng không kém. Việc đến đền, chùa để cầu may cho con trong thi cử như một liệu pháp tâm lý mà nhiều bậc phụ huynh đang tìm đến khi kỳ thi quan trọng của con đang đến rất gần.

Có mặt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong sáng nay, đại diện ban phụ huynh của một lớp 9 Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) đã mang 47 hộp bút cùng thước kẻ, compa… kèm tên, số báo danh và lời nguyện vọng của các con đến đây để cầu may trước ngày thi vào 10 trường công lập.

Từng tốp phụ huynh, học sinh thành kính dâng hương, cầu thuận lợi cho con em mình trong kỳ thi quan trọng.

Hộp bút, thước kẻ và compa là những đồ dùng học tập thường ngày hôm nay phụ huynh và thí sinh mang tới chùa để cầu may.
Là một phụ huynh có con năm nay thi vào lớp 10, chị Ngọc Hoa (ở Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Để làm tốt bài thi thì kiến thức đã phải có sẵn trong đầu các con, tuy nhiên tôi tìm đến đền chùa như một điểm tựa tâm linh với hy vọng con tôi có thêm may mắn để có một suất nguyện vọng 1 vào trường công lập sắp tới".
Chị Hoa cho biết, không chỉ đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong ngày hôm nay cùng cô giáo chủ nhiệm và các con học sinh mà trước đó ngay từ đầu năm, cứ vào mùng 1 và ngày Rằm hằng tháng là chị lại đi đền chùa cầu may mắn cho con. "Là bậc làm cha mẹ, những ngày này các con lo lắng một thì phụ huynh chúng tôi lo lắng 10. Tôi chỉ biết làm mọi thứ tốt nhất cho con và cũng là một cách để cho tôi yên tâm, bớt lo lắng".
Năm nay, Nguyễn Thị Thu Hương (học sinh lớp 9A1, Trường THCS Yên Nghĩa) sẽ thi vào một ngôi trường có tỷ lệ chọi cao của quận Hà Đông nên em có phần hơi áp lực. Hương cho biết: "Em đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ và cầu may mắn cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Em mong mình sẽ đỗ vào Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông".



Số báo danh, tên và phòng thi được các phụ huynh đọc cầu may mắn ở đây.


Ngoài việc cầu may mắn, đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám, học sinh còn ổn định tâm lý, tăng thêm tự tin trước kỳ thi quan trọng.

Phụ huynh, học sinh thành kính dâng hương, cầu thuận lợi cho con em mình trong kỳ thi quan trọng.

Nhiều phụ huynh cẩn thận đánh máy lời cầu, ghi tên tuổi, số báo danh của sĩ tử để cầu khấn trong điện thờ.
Còn tại miếu Đức Thánh Đầm – khu di tích lịch sử gắn liền với những truyền thuyết giàu ý nghĩa của dân tộc, để cầu may mắn trong kỳ thi sắp tới, em Đỗ C.Hiếu, học sinh lớp 9 Trường THCS Ngôi sao cho biết em đến đây cùng ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô cùng các bậc cha mẹ và các bạn cùng khối.
Hiếu chia sẻ: "Em thấy việc ôn thi của em cũng đã đủ, tuy nhiên em vẫn cảm thấy có chút áp lực nên em đến đây cùng cha mẹ, thầy cô và các bạn để có thể tìm cảm giác thoải mái, tự tin trước khi thi".

Trước kỳ thi rất quan trọng và áp lực như thi vào lớp 10 tại Hà Nội, nhiều phụ huynh, học sinh đã tìm đến miếu, đền và chùa để cầu mong cho con cũng như bản thân vượt vũ môn suôn sẻ.


Hiếu và các bạn dâng lễ, thắp những nén tâm hương cầu may mắn đỗ đạt.
Cô N.T.Lan, giáo viên chủ nhiệm của em Hiếu chia sẻ: "Tại buổi lễ dâng hương hôm nay, trong không khí thiêng liêng, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng các con học sinh đã kính cẩn dâng lễ, thắp những nén tâm hương để bày tỏ lòng tri ân và gửi gắm những mong ước, hy vọng tốt đẹp nhất cho các con học sinh của trường trước thềm kỳ thi vào THPT sắp tới.
Ngoài việc đã ôn luyện cho các con thật kỹ kiến thức và dặn dò các con làm bài cẩn thận thì năm nào trước ngày thi của các con, thầy cô chúng tôi cũng đi dâng lễ đền chùa, thắp những nén tâm hương để bày tỏ tấm lòng tri ân và gửi gắm những mong ước, hy vọng tốt đẹp nhất cho các con học sinh khối 9 của trường. Thầy cô hy vọng các con có tâm lý ổn định và tinh thần bình tĩnh, tự tin khi bước vào phòng thi trong những ngày tới".

Trường học 'siết' quy định đón trả trẻ sau vụ bé gái 2 tuổi bị bắt cóc ở Gia Lâm
Giáo dục - 16 giờ trướcNhiều trường học tại Hà Nội tiếp tục siết chặt quy định đón/trả trẻ sau vụ một bé gái 21 tháng tuổi ở huyện Gia Lâm bị bắt cóc, tống tiền.

'Không học thêm, cô không nhớ tên, dù giỏi đến mấy con cũng chỉ được 5 điểm'
Giáo dục - 16 giờ trướcNhiều độc giả cho rằng việc dạy thêm đã trở thành vấn nạn, thậm chí thầy cô trù dập, cho học sinh điểm kém chỉ vì không đi học thêm.

Vinschool được vinh danh với bộ đôi giải thưởng tại Asian Technology Excellence Awards 2023
Giáo dục - 1 ngày trướcHệ thống Giáo dục Vinschool vừa vinh dự nhận 2 giải thưởng cho các hạng mục Digital - Education (Vietnam) và Mobile - Education (Vietnam) tại Lễ Trao giải quốc tế Asian Technology Awards.

Sở GD-ĐT TP.HCM lên tiếng về việc 'năm nào cũng thu tiền điều hòa'
Giáo dục - 2 ngày trướcÔng Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, đã lý giải về các khoản vận động thu đầu năm học mới, trong đó có việc tại sao năm nào cũng phải... đóng tiền điều hòa.

Điểm danh những nơi miễn, giảm học phí cho học sinh năm học 2023 – 2024
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Năm học 2023-2024, nhiều địa phương đã quyết định hỗ trợ học phí cho học sinh trên địa bàn nhằm chia sẻ khó khăn với người dân.

Thời điểm tựu trường, quốc gia nào chi tiêu nhiều nhất cho giáo dục?
Giáo dục - 3 ngày trướcThế giới đã chi khoảng 5 nghìn tỷ USD cho giáo dục, chiếm 4,33% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào năm 2020. Ở châu Âu, Greenland dẫn đầu khi phân bổ 10,5% GDP cho ngành này, gần gấp đôi mức trung bình 5,13% của Liên minh châu Âu.

Thông tin mới vụ bé gái 2 tuổi ở Quốc Oai bị cô giáo hành hung
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Sự việc bé B. N ở Sài Sơn, Quốc Oai bị cô giáo tát liên tiếp vào mặt đã trôi qua cả thánh nhưng hiện giờ sức khoẻ vẫn chưa ổn định, gia đình vẫn phải đưa đi viện và sử dụng thuốc để điều trị.

Dự kiến 11 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Theo đại diện Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ gồm 11 môn, trong đó có một số môn bắt buộc và một số môn tự chọn.

98,88% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT
Giáo dục - 3 ngày trướcThông tin được Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác thi tốt nghiệp THPT 2023 và triển khai công tác thi tốt nghiệp THPT 2024, sáng 20/9.

Du học là con đường duy nhất để trở thành công dân toàn cầu?
Giáo dục - 4 ngày trướcCông dân toàn cầu là cụm từ chỉ những người sống, học tập và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Hiện nay, nhiều học sinh, sinh viên đã lựa chọn du học trong kế hoạch trở thành công dân toàn cầu.

3 điểm nhấn trong cải cách tiền lương có lợi cho hàng triệu công, viên chức
Xã hộiGĐXH - Ngày 16/9 vừa qua là hạn chốt để Bộ Nội vụ hoàn thành phương án cải cách tiền lương, báo cáo Chính phủ.