Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phù nề thanh quản, khó thở sau một cốc nước đá

Thứ năm, 15:34 21/05/2015 | Y tế

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (BV Bạch Mai) vừa tiếp nhận trường hợp nữ sinh 19 tuổi xuất hiện khó thở sau khi uống nước đá lạnh. Bệnh nhân cũng có tiền sử sưng, ngứa tay khi tiếp xúc với đồ lạnh, kem… trong nhiều tháng nay.

BS Bùi Văn Khánh cho biết, bệnh nhân N.T.L (19 tuổi) đến bệnh viện khám vì lý do cứ uống nước đá lạnh là bệnh nhân xuất hiện khó thở. Ngoài ra, khi chạm tay vào các thực phẩm lạnh như thực phẩm đông lạnh, kem, đá thì đều sưng và ngứa. Vào mùa đông, khi đi lạnh cũng bị ngạt, sổ mũi.

Nghĩ đến nguy cơ bệnh nhân bị mề đay mạn tính do lạnh, các bác sĩ đã tiến hành các xét nghiệm máu cơ bản đánh giá tình trạng dị ứng và các bệnh phối hợp khác, ngoài ra bệnh nhân cũng được thực hiện test kích thích với đá lạnh, xét nghiệm kích thích với đá lạnh cho kết quả dương tính sau 15 phút.

Theo BS Khánh, mày đay do lạnh là phản ứng của da sau khi tiếp xúc với yếu tố lạnh, trên da sẽ xuất hiện ban đỏ, sẩn phù nổi gồ lên mặt da, kèm theo ngứa tại vị trí tiếp xúc với lạnh.

Với những người bệnh có phản ứng với đá lạnh như trường hợp bệnh nhân này, họ có thể bị sưng lưỡi, phù nền thanh quản gây khó thở nếu sử dụng nước đá lạnh. Nếu toàn bộ cơ thể tiếp xúc với thời tiết có nhiệt độ thấp thì phản ứng có thể rất nghiêm trọng, ngoài ban đỏ toàn thân kèm theo ngứa, bệnh nhân có thể xuất hiện các phản ứng toàn thân nguy hiểm khác như khó thở, suy hô hấp, sốc phản vệ và tử vong.

Đến nay chưa xác định rõ được nguyên nhân gây tình trạng này. Tuy nhiên các nghiên cứu đều cho thấy những bệnh nhân bị chứng bệnh này đều mắc các chứng bệnh nhiễm trùng, nhiễm vi rút trong thời điểm khởi phát bệnh và có các tế bào trên da rất nhạy cảm với nhiệt độ, chúng dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng ra các chất trung gian hoá học vào máu như histamine gây ban đỏ, ngứa và đôi khi là sốc phản vệ.

Tuy nhiên, cũng không quá đáng ngại với các trường hợp dị ứng lạnh nếu để ý một chút trong sinh hoạt hàng ngày. Bởi ngưỡng nhiệt độ phổ biến gây bệnh cho bệnh nhân là 40C, chỉ một số bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng ở nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn.

Vì thế, để hạn chế bệnh, bệnh nhân cần lưu ý tránh tiếp xúc với yếu tố lạnh trực tiếp, cần có các dụng cụ bảo hộ và giữ ấm; Tránh không để da tiếp xúc với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường; Tránh uống nước đá và thức ăn lạnh như kem có thể gây khó thở và chết do phù nền thanh quản.

“Điều nguy hiểm lớn nhất mà bạn phải đối mặt chính là phản ứng toàn thân gây khó thở, sốc phản vệ và chết nếu tiếp xúc với lạnh ở diện rộng trên da hoặc toàn thân do bởi dưới nước lạnh hoặc gió lạnh. Vì thế, khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc mề đay do dị ứng lạnh người bệnh nên đi khám để xác định nguyên nhân. Mày đay mạn do lạnh có nguyên nhân cần điều trị theo nguyên nhân và bệnh nhân thường cho kết quả điều trị tốt”, BS Khánh cho biết.

Theo Tú Anh

Dân Trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 11 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 11 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 22 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Top