“Phụ nữ không cần phải được ưu tiên”
GiadinhNet - Đó là quan điểm mà bà Trần Thị Yến khi chia sẻ với PV Báo GĐ&XH về bình đẳng giới, nhất là đối với những định kiến về giới khi xã hội đánh giá về phụ nữ làm lãnh đạo. Theo bà Trần Thị Yến, phụ nữ không cần phải ưu tiên, mà họ cần được đánh giá đúng với những nỗ lực mà họ đạt được, “vì bản thân phụ nữ khi đạt được thành công, có nhiều lĩnh vực nam giới nỗ lực một thì họ phải nỗ lực gấp hai lần”.
Rào cản từ quan niệm xã hội và từ chính phụ nữ
Bà Trần Thị Yến cho biết: Là phụ nữ đồng thời là nhà quản lý nên bà rất quan tâm đến công tác bình đẳng giới. Ngành giáo dục tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tới 80% cán bộ giáo viên là phụ nữ nên công tác này lại càng được quan tâm.
“Bản thân tôi tham gia Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nên luôn lắng nghe, tìm hiểu tâm tư và quan tâm đến chị em. Việc bình đẳng giới là phải cả nam và nữ, nhưng tôi quan tâm đến phụ nữ nhiều hơn; bởi như thế mới có thể giúp chị em đạt được nhiều thành tích trong sự nghiệp cũng như nuôi dạy con cái nên người một cách khoa học”. Là Chủ tịch Công đoàn ngành, bà Yến cho biết, lồng ghép vào các ngày: Gia đình Việt Nam, Phụ nữ Việt Nam 20/10, Quốc tế Phụ nữ 8/3 để tổ chức các lớp tập huấn, các buổi tọa đàm cho cả nam giới để người đàn ông hiểu và chia sẻ việc chăm sóc gia đình, con cái, giảm gánh nặng cho chị em, làm sao để người đàn ông có thể cùng gánh vác mọi việc trong gia đình.
Nói về những rào cản khi phụ nữ tham gia công tác quản lý, bà Yến cho rằng, rào cản đó đến từ cả quan niệm xã hội và từ quan niệm của chính bản thân người phụ nữ. Về yếu tố xã hội, một công việc có thể nam nữ ngang nhau về tài về sức nhưng khi lựa chọn, xã hội thường nghiêng về phía nam hơn. Bên cạnh đó, trước định kiến họ vẫn phải hoàn thành cả việc gia đình để tránh bị cho rằng mải mê với công việc xã hội mà bỏ bê việc gia đình. Nhiều phụ nữ còn tự ti trong công việc, thường nghĩ mình không bằng nam giới. Họ luôn bị chi phối, đặt nặng vấn đề gia đình, phải lo chu toàn công việc gia đình, lo con cái còn nhỏ, lo cho cha mẹ già yếu… Người phụ nữ nếu không nhận nhiệm vụ thì thôi, khi nhận rất nỗ lực hoàn thành bằng chính năng lực của mình. “Là một người làm công tác quản lý, lại cũng là một phụ nữ, tôi đã có những trao đổi giúp chị em có được sự cân bằng giữa hai lĩnh vực này một cách khoa học, tránh rơi vào tình trạng như chị em vẫn đùa là “giỏi việc trường, hỏng việc nhà”, bà Trần Thị Yến nói.
“Phụ nữ cần được đánh giá đúng”
Người đàn ông khi tham gia quản lý, họ có thể đi giao lưu với đối tác sau giờ làm việc, nhưng phụ nữ khi đó trong đầu đang đặt ra rất nhiều suy nghĩ “chiều nay ai đón con”, “ai lo cơm nước”, “ai chăm sóc cha mẹ già”… Vì thế, trong xã hội khi cả người đàn ông và phụ nữ có năng lực tương đồng thì họ vẫn “trọng” nam hơn. Nhiều phụ nữ vẫn cam chịu là lui lại một bước để chồng có cơ hội thăng tiến trong xã hội, khi nào gia đình mình ổn thì mới phấn đấu và họ đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội.
Thực tế, đàn ông khi tham gia công tác xã hội vẫn có trách nhiệm lo cho gia đình nhưng con số này ít. Định kiến giới vẫn cho rằng, chỉ có phụ nữ mới khéo léo, biết chăm lo chu toàn cho gia đình, nuôi dạy con cái học hành. “Câu hỏi đặt ra là tại sao cứ phải là phụ nữ? Phải chăng khi gắn trách nhiệm kia mặc định với phụ nữ nên trong công tác xã hội phụ nữ cần được ưu tiên?”.
“Phụ nữ có cần ưu tiên để bình đẳng? Thực ra, phụ nữ không cần phải được ưu tiên để bình đẳng, vì chính sự ưu tiên đã làm giảm nhẹ đi vai trò của họ. Người ta cứ nói rằng cần ưu tiên cho nữ, trong công tác quản lý cần ưu tiên “cơ cấu nữ” là không phải. Hiện nay, phụ nữ đã phải nỗ lực, phấn đấu để đạt được vị trí của mình, chứ không phải là người ta phấn đấu không được thì ta ưu tiên. Mà thật ra, xã hội cũng đâu có ưu tiên gì mà phụ nữ đã phải nỗ lực rất nhiều, thậm chí gấp hai lần sự nỗ lực của nam giới để được ghi nhận, để chu toàn cả việc của gia đình và xã hội. Theo tôi, ta cứ đưa ra tiêu chí và phụ nữ có năng lực phấn đấu để đạt được vị trí đó”, bà Trần Thị Yến nhấn mạnh.
Theo quan điểm của bà Yến, phụ nữ ngày nay đã bỏ sức lực ra để học hành, phấn đấu như nam giới, thậm chí có những góc độ còn hơn. Do đó, bà mong rằng, khi giới truyền thông đưa thông tin về người phụ nữ, nếu bạn có nhận thức đúng đắn về giới thì đưa hình ảnh của phụ nữ bình đẳng như đưa tin về nam giới, chứ không cần phải được “ưu tiên”, hỗ trợ, sự quan tâm của các ban, ngành, đoàn thể…
“Đối với những bài viết phỏng vấn người làm công tác quản lý cũng vậy, khi bạn đặt câu hỏi với nam giới như thế nào thì phỏng vấn nữ giới cũng như vậy; đừng đi sâu vào việc “chị làm thế nào để thu xếp việc gia đình mà vẫn đạt được thành công?”, “chị làm thế nào để vừa làm lãnh đạo, vừa chu toàn việc gia đình”… Điều đó vô hình trung khiến hình ảnh người phụ nữ bị yếm thế bởi khi phỏng vấn nam giới làm lãnh đạo, ta không bao giờ thấy có câu hỏi là “Anh bận rộn thế này, làm thế nào để thu xếp được việc gia đình?”. Hãy tập trung vào lĩnh vực công tác mà người phụ nữ đó đang đảm nhiệm, với những giải pháp và thành quả mà họ đã nỗ lực để đạt được. Đó chính là sự bình đẳng tất yếu”, bà Trần Thị Yến bày tỏ.
Hà Thư/Báo Gia đình & Xã hội

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.