Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ nữ mang thai cần biết cách chủ động phòng sinh con non tháng, nhẹ cân

Chủ nhật, 14:44 16/07/2023 | Dân số và phát triển

Việc trẻ bị sinh non tháng, nhẹ cân không chỉ có nguy cơ đe dọa tính mạng trẻ ngay từ lúc mới lọt lòng mà còn để lại những di chứng về sau. Chủ động phòng sinh con non tháng, nhẹ cân là việc làm vô cùng quan trọng để trẻ được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.

1. Những nguy cơ với trẻ sinh non

Đang điều trị tại khoa Hồi sức sơ sinh - Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương có trường hợp con của chị L.K. (ở Bắc Giang) sinh ở tuần thứ 33, nặng 1,6 kg, nhập viện với chẩn đoán bị suy hô hấp độ 3, sinh non tháng với tình trạng khó thở, thở rên, tím toàn thân. Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành nuôi dưỡng tĩnh mạch, hỗ trợ thở CPAP (thở áp lực dương liên tục) và ăn sữa qua sonde dạ dày và dùng kháng sinh phối hợp. Sau nhiều ngày điều trị, sức khỏe hai mẹ con đã ổn định.

Trường hợp thai phụ M.V. 28 tuổi (Tam Điệp - Ninh Bình) cho biết, khi mang thai, thai phụ thấy sức khỏe không có gì bất thường, vẫn đi lại, làm việc bình thường. Tuy nhiên, vào tuần thứ 25, M.V. đột nhiên ra máu, vỡ ối phải cấp cứu ở bệnh viện Sản - Nhi tỉnh và may mắn được mổ cấp cứu kịp thời để cứu sống hai mẹ con.

Chủ động phòng sinh con non tháng, nhẹ cân - Ảnh 2.

PGS.TS. Trần Danh Cường, Giám đốc, Bệnh viện Phụ sản Trung ương thăm hỏi sức khỏe, động viên 2 mẹ con sinh non ở tuần thai 27 tuần, 2 ngày, nặng chỉ 400gr tại BV.

Con đầu lòng sinh ra bình thường khỏe mạnh, chị T.T (Đông Anh, Hà Nội) nghĩ là cứ đến ngày đến tháng con tiếp theo sẽ chào đời. Thế nhưng, 32 tuần chị đã bị vỡ ối không rõ nguyên nhân và buộc phải mổ cấp cứu lấy thai. Em bé chỉ nặng 1,2 trong 1 tháng nằm viện điều trị, con mắc tất cả các bệnh lý trẻ sinh non hay gặp như suy hô hấp, vàng da , thiếu máu…

Đó là những trường hợp thai phụ sinh non được cấp cứu thành công, tuy nhiên vẫn còn những trường hợp thai phụ sinh non không cứu được em bé hoặc em bé bị những di chứng nặng nề. Theo các chuyên gia sản khoa, em bé được sinh ra càng sớm thì nguy cơ tử vong hoặc khuyết tật nghiêm trọng càng cao. Những em bé sống sót có thể gặp các vấn đề về hô hấp, đường ruột (tiêu hóa) và chảy máu não. Các vấn đề dài hạn có thể bao gồm chậm phát triển về trí tuệ, không đáp ứng các mốc phát triển theo độ tuổi của trẻ, vận động…

2. Nguyên nhân trẻ bị sinh non

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh bị tử vong, trong đó khoảng 60 - 80% trẻ sơ sinh tử vong có liên quan đến sinh non.

Trẻ sinh non tháng, nhẹ cân là trẻ chào đời chưa đủ tháng, thai kỳ chấm dứt từ 22 tuần đến trước 37 tuần và cân nặng dưới 2.500g. Tỷ lệ sinh non chiếm khoảng 5 - 15% trong các trường hợp sinh.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sinh non tháng, nhẹ cân ở trẻ, như: điều kiện sống của phụ nữ đang mang thai kém, lao động nặng trong quá trình mang thai hoặc thai phụ dưới 16 tuổi hoặc trên 35 tuổi mới mang thai lần đầu, phụ nữ mang thai hút thuốc lá cũng có nguy cơ sinh con non tháng hoặc thai phụ có cân nặng, chiều cao quá thấp, thai phụ không khám thai định kỳ , chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không tiêm phòng...

Ngoài các yếu tố trên thì thai phụ nào có tiền sử nạo phá thai hoặc sảy thai tự nhiên nhiều lần, có tiền căn sinh non thì nguy cơ sinh non tái phát từ 25 - 50%. Mặt khác, thai phụ có khối u, dị dạng ở tử cung, có bệnh mạn tính như: tim mạch, tăng huyết áp, nhiễm trùng… cũng gây nên hiện tượng sinh non. Những phụ nữ có sang chấn trong quá trình mang thai sẽ có tỷ lệ sinh non cao. Dự phòng sinh non cần chú ý ở ba tháng cuối thai kỳ. Những bà mẹ mang đa thai ít sinh đủ tháng, thường vỡ ối sớm, khoảng 10 - 20% sinh non.

3. Dự phòng sinh con non tháng, nhẹ cân

Chủ động phòng sinh con non tháng, nhẹ cân - Ảnh 4.

Mẹ bầu phải đi khám thai định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm các bệnh lý của người mẹ và những bệnh lý bất thường của thai nhi.

Phụ nữ độ tuổi mang thai và kết hôn cần được tìm hiểu về việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ mang thai. Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, phụ nữ mang thai có thể tự phát hiện dấu hiệu nguy cơ dọa sinh non như: đau bụng, ra máu, ra dịch âm đạo , đau lưng, rỉ ối, vỡ ối... để chủ động đến cơ sở y tế sớm nhất để được hướng dẫn điều trị tại nhà bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, không nên thức khuya hoặc phải nhập viện để được can thiệp sớm....

Các bà mẹ mang thai nên tránh làm việc nặng, phải đi khám thai định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ, xét nghiệm phát hiện sớm các bệnh lý của người mẹ và những bệnh lý bất thường của thai nhi có thể đe dọa sinh non để có biện pháp can thiệp kịp thời; đồng thời bổ sung vi chất thường xuyên.

Việc trẻ bị sinh non tháng, nhẹ cân không chỉ có nguy cơ đe dọa tính mạng trẻ ngay từ lúc mới lọt lòng mà còn để lại những di chứng về sau. Vì vậy, chủ động phòng sinh con non tháng, nhẹ cân là việc làm vô cùng quan trọng để trẻ được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.


NHS. Đỗ Thanh Huyền
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa

2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ biến nên rất dễ bị ngứa và viêm phụ khoa.

Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Dậy thì sớm ở trẻ gái nếu không được phát hiện và kiểm soát đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe và tâm lý. Vậy điều trị dậy thì sớm ở trẻ gái như thế nào?

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện sức khỏe sinh sản và tăng cơ hội mang thai…

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Có nhiều chị em thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa ngáy, kích ứng khi sử dụng băng vệ sinh. Nguyên nhân là gì và cách sử dụng băng vệ sinh thế nào là an toàn?

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dưới góc nhìn của Y học cổ truyền, việc ăn uống trong mùa thu cần tuân theo các nguyên tắc cân bằng âm dương, bồi bổ phế (phổi), dưỡng âm và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp trong mùa này như khô họng, ho khan, viêm phế quản…

Thuốc nam trị bệnh tiêu hóa thường gặp mùa mưa lũ

Thuốc nam trị bệnh tiêu hóa thường gặp mùa mưa lũ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh tiêu hóa liên quan đến mưa lũ thường là tiêu chảy do các tác nhân hàn, nhiệt, thấp, độc… Theo y học cổ truyền, tiêu chảy thuộc chứng tiết tả.

Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua

Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư nội mạc tử cung là một trong số những loại ung thư phổ biến, ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nữ. Tuy nhiên có rất nhiều phụ nữ đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo căn bệnh này, đó chính là ra máu âm đạo bất thường.

Giảm cân giúp nam giới tăng chất lượng tinh trùng

Giảm cân giúp nam giới tăng chất lượng tinh trùng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều nam giới thường ít quan tâm đến tác động của béo phì hoặc thừa cân đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của họ.

Dùng thuốc và chăm sóc người bệnh đái tháo đường thai kỳ

Dùng thuốc và chăm sóc người bệnh đái tháo đường thai kỳ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...

Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mệt mỏi, yếu ớt… là triệu chứng bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vậy kinh nguyệt có gây thiếu máu và có cần bổ sung sắt không?

Top