Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật
"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.
Có phải qua "độ tuổi vàng" việc điều trị bàn chân bẹt không còn hiệu quả?
Với kinh nghiệm điều trị thành công cho nhiều trường hợp trẻ trên 7 tuổi có dị tật bàn chân bẹt, BS Hằng chia sẻ: "Trẻ có dị tật bàn chân bẹt có thể phục hồi chức năng mà không cần phẫu thuật dù đã qua thời điểm vàng nếu áp dụng phương pháp điều trị toàn diện, thực hiện các bài tập vận động phù hợp kết hợp các thiết bị hỗ trợ như giày định hình, băng dán kinesio,...".
Myrehab Matsuoka đã tiếp nhận nhiều trường hợp bàn chân bẹt trên 7 tuổi và sau quá trình vật lý trị liệu đã có kết quả phục hồi tốt.
Bé Suti (10 tuổi)
Bé Suti phát hiện bàn chân bẹt khi 10 tuổi với cấu trúc bàn chân đã phát triển gần như hoàn thiện. Can thiệp điều trị ở độ tuổi này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phục hồi.
Bác sĩ Myrehab Matsuoka đã dựa vào kết quả chụp đánh giá hình thái bàn chân bằng thiết bị DIERS Pedoscan và khám lâm sàng để lên một phác đồ điều trị kết hợp vận động bài tập bàn chân bẹt, vật lý trị liệu và dán kinesio để cân bằng cơ. Cụ thể như sau:
- 3/2023: Bé Suti thực hiện lịch tập 3 buổi 1 tuần và dán Kinesio.
- Ngày 25/5/2023: Bàn chân trái có dấu hiệu dần cải thiện sau 2 tháng tập luyện.
- Từ 15/6/2023: Bé Suti tập luyện đều đặn từ thứ 2 - 6 hàng tuần.
- Tháng 8/2023: Kết quả chụp DIERS pedoscan cho thấy bé không còn dáng chân chữ X, vòm bàn chân xuất hiện rõ nét.
Sau 6 tháng kiên trì tập luyện tại Myrehab Matsuoka kết quả tích cực đã xuất hiện như:
- Vòm bàn chân hình thành rõ nét hơn trước.
- Bé có thể đứng thẳng, giữ thăng bằng với đầu gối không còn bị xoay trong và chụm vào nhau.
- Bé có thể chạy bứt tốc tốt, bước đi vững chãi không còn loạng choạng, hoạt động phần chân đã trở nên linh hoạt hơn.

Kết quả phục hồi sau 2 tháng tập luyện của bé Suti
Bệnh nhân N. (17 tuổi)
Bệnh nhân N. đến khám tại Myrehab Matsuoka ở một độ tuổi mà cấu trúc khung xương bàn chân đã phát triển theo hướng nằm ngang, không có vòm, hai bên chân sập vòm hoàn toàn, lệch trục và yếu các nhóm cơ chi dưới. Bệnh nhân N. đã được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng và chỉ định điều trị bao gồm:
- Điện xung dòng Russian, 50Hz x 15 phút để kích thích cơ chày sau và cân gan bàn chân.
- Hồng ngoại.
- Tập vận động tăng sức mạnh cơ chi dưới (cơ bụng chân, cơ chày trước, cơ chày sau), gân gan bàn chân và tạo vòm bàn chân.
- Chỉnh chậu hông, trục chi dưới, chân ngắn chân dài.
- Sử dụng đế lót chỉnh hình Nhật Bản.
Sau một thời gian tập luyện tại trung tâm Myrehab Matsuoka, tình trạng của bạn N. đã có những cải thiện đáng kể, không cảm thấy đau khi chạy nhảy.

Bệnh nhân N. tập luyện với dụng cụ hỗ trợ theo hướng dẫn của kỹ thuật viên Myrehab Matsuoka.
Myrehab Matsuoka: Điều trị bàn chân bẹt theo lộ trình cá nhân hóa với tiêu chuẩn Nhật Bản
Theo bác sĩ Hằng, phương pháp vật lý trị liệu tại Myrehab Matsuoka lấy vận động làm trung tâm kết hợp với các tác nhân vật lý (điện xung, hồng ngoại, di động mô mềm,...) đẩy nhanh quá trình phục hồi nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, trẻ sẽ được sử dụng thê, băng dán kinesio để hỗ trợ định hình vòm bàn chân ngay trong lúc ngủ, cân bằng các nhóm cơ mất đối xứng. Điểm đặc biệt ở giày chỉnh hình ở Myrehab Matsuoka đó là "made in Japan" được cá nhân hóa phù hợp với tình trạng bệnh lý của trẻ.
Khi tới Myrehab Matsuoka, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng kết hợp với thiết bị DIERS - Pedoscan hiện đại nhập khẩu từ Đức. Thiết bị sử dụng ánh sáng quang phổ chụp đánh giá hình thái và đo sự phân bố áp lực bàn chân bằng sóng cao tần an toàn, hiệu quả và chính xác.
Với những nỗ lực nghiên cứu phương pháp, ứng dụng công nghệ hiện đại và sự nhiệt huyết của đội ngũ Myrehab Matsuoka, BS Hằng tin tưởng rằng, bất cứ ai gặp dị tật bàn chân bẹt đều có thể bước đi, chạy nhảy dễ dàng trên chính đôi chân của mình.

BS Hằng đang đánh giá tình trạng bàn chân bẹt trên thiết bị DIERS - Pedoscan.
Thông tin về Ths. BS Vũ Thị Hằng:
- Học vấn: Thạc sỹ Chuyên ngành phục hồi chức năng
- Chuyên khoa chính: Phục hồi chức năng – Y học cổ truyền
- Chức vụ: Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka
- Kinh nghiệm làm việc: Nguyên Bác sĩ điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu – Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam
MYREHAB MATSUOKA - Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam - Nhật Bản - Hotline: 1900 3181 - Website chính thức: https://myrehab-matsuoka.com - Facebook: Trung tâm Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka - Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. |
Cá nhân tự giới thiệu

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 14 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 15 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.