Phương pháp giáo dục con cái của gia đình GS Ngô Bảo Châu
GiadinhNet - Cái tên Ngô Bảo Châu từ lâu đã trở thành niềm tự hào của Việt Nam trên lĩnh vực khoa học. Với những thành tựu xuất sắc về Toán học được cả thế giới đánh giá cao, ai cũng phải công nhận anh là một thiên tài hiếm có.
![]() |
GS Ngô Bảo Châu và mẹ |
Quý tử cũng phải rửa bát
Ngô Bảo Châu sinh ra trong gia đình có truyền thống làm khoa học. Bố anh là GS.TSKH Ngô Huy Cẩn (SN 1941), từng du học ở Nga (chuyên ngành cơ học) và nhiều năm công tác ở Viện cơ học. Ông nguyên là cán bộ Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước. Mẹ anh là PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền, nguyên cán bộ Viện Y học cổ truyền Trung ương. Tuổi thơ của Ngô Bảo Châu quấn quýt với mẹ và đại gia đình bên ngoại, đặc biệt là ông ngoại. Sau ngày cưới, vì chưa có nhà riêng nên vợ chồng GS Cẩn phải ở chung với gia đình nhà ngoại tại 47 Hàng Bài. Khi Ngô Bảo Châu học A0 ĐH Tổng hợp (nay là THPT chuyên ĐH Quốc gia Hà Nội) thì GS Cẩn được phân một phòng tập thể 24m2 ở tầng 4 khu tập thể Nam Đồng và cả nhà mới chuyển về đó ở.
Thuở nhỏ, Ngô Bảo Châu chịu nhiều ảnh hưởng từ cách giáo dục của mẹ. Bởi khi vào lớp 1, bố anh sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh, mọi việc nuôi dạy con phó thác cho vợ và nhờ ông bà ngoại hỗ trợ. Hàng ngày, Ngô Bảo Châu được mẹ và ông ngoại thay nhau đưa đón đi học ở Trường Thực nghiệm. Ngoài học văn hóa ở trường, bà Hiền còn cho con đi học vẽ ở Cung thiếu nhi, học đàn violon ở nhà riêng một ông thầy trên phố Triệu Việt Vương. Bà Hiền cho biết, hồi nhỏ bà cũng được học đàn và cảm nhận âm nhạc mang lại nhiều điều bổ ích cho cuộc sống. Vì vậy, bà cho con theo học loại hình nghệ thuật này như một cách nuôi dưỡng tâm hồn. Với lối giáo dục con giống như nhiều gia đình Hà Nội thời bấy giờ, bà Hiền chưa bao giờ kỳ vọng Ngô Bảo Châu sẽ đạt được thành tựu lớn lao nào sau này.
Tài năng của Ngô Bảo Châu chỉ thực sự được phát hiện khi GS Ngô Huy Cẩn về nước vào những năm con trai học hết cấp I. Khi làm toán cùng Châu, ông Cẩn nhận ra khả năng tư duy toán khá đặc biệt của con. Ông rất ngạc nhiên khi thấy con giải dễ dàng các bài tập trong sách giáo khoa. Chính vì vậy, ông đã quyết định cho con đi theo con đường chuyên toán. Ngô Bảo Châu cũng rất hào hứng với hướng đi mà bố vạch ra, đó là lý do anh rất thất vọng khi mình thi trượt lớp 6 chuyên toán của Trường Trưng Vương và quyết tâm “phục thù” vào năm sau với số điểm nằm trong top đầu. GS Cẩn cho biết: “Châu là một đứa trẻ đặc biệt ham hiểu biết, rất ham học nên chúng tôi gần như chẳng bao giờ phải nhắc Châu học. Tuy là con một nhưng chúng tôi chưa bao giờ coi Châu là “cậu ấm” hay chiều chuộng thái quá”.
![]() |
GS Ngô Bảo Châu. |
Không cho con học trước chương trình
Không bao giờ đánh con GS Ngô Huy Cẩn cho biết, vợ chồng ông gần như không bao giờ đánh con. “Thực ra cũng do Châu ngoan, khi làm gì sai, chúng tôi nói là Châu biết nghe. Tôi nhớ có lần Châu đang học trường Trưng Vương, Hà Nội do ở lớp Châu nghịch, hình như là nhảy lên bàn nên bị thầy giáo bắt làm bản kiểm điểm. Hôm đó, Châu sợ không dám về nhà. Hết giờ học đã lâu mà không thấy con về, vợ chồng tôi cuống lên đi tìm. Mãi lâu lắm, không nhớ là mấy giờ, nhưng tối mịt rồi, công an mang Châu tới nhà trả. Hóa ra, cu cậu sợ quá, đi bộ tuốt lên Cầu Giấy rồi bị lạc. Sau lần ấy, vợ chồng tôi càng ý thức được tác hại của việc dùng đòn roi với con. Sử dụng bạo lực sẽ chỉ làm đứa trẻ sợ, không còn tinh thần nhận ra mình sai ở đâu để sửa đổi”, GS Cẩn chia sẻ. |
Cũng trong năm 1989, anh sang Pháp học tại ĐH Paris 6 và bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại ĐH Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại ĐH Paris 11 và đầu năm sau trở thành giáo sư của đại học này. Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm giáo sư và trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam. Năm 2007, sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp. Ngày 19/8/2010 tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad (Ấn Độ), bà Pratibha Patil - Tổng thống Ấn Độ đã trao huy chương Fields - giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học cho GS Ngô Bảo Châu. Đây là niềm tự hào của người Việt Nam nói chung, của thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng, khi trí tuệ Việt vươn lên đỉnh cao của khoa học nhân loại và được khẳng định trên trường quốc tế.
Sau khi Ngô Bảo Châu vang danh cả thế giới, nhiều người tìm tới hỏi han vợ chồng GS Ngô Huy Cẩn về phương pháp dạy con thành tài. Nhiều người nghĩ rằng họ có bí quyết đào tạo “thần đồng” đặc biệt. Tuy nhiên mỗi lần có người hỏi vậy, ông bà lại rất bối rối. GS Cẩn thừa nhận: “Hồi đó, chúng tôi chẳng bao giờ nghĩ phải giáo dục con thế này hay thế khác. Tuy rất cố gắng nuôi dưỡng con trong hoàn cảnh khó khăn chung của cả nước, nhưng việc nuôi dạy Châu rất tự nhiên”. Còn PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền thì khẳng định, vợ chồng bà không nuôi dạy con theo bất cứ một phương pháp giáo dục thần đồng nào. “Châu là đứa trẻ bình thường, từ nhỏ không có gì đặc biệt về thể hình hay tính cách. Ngay cả khi phát hiện ra Châu có tài năng Toán học, tôi cũng không can thiệp nhiều vào sự phát triển của con. Chúng tôi để con tự phát triển, cả tính cách cũng như khả năng”, GS Cẩn cho biết.
Nhiều bậc phụ huynh thấy con thông minh, lanh lợi từ nhỏ thường cho đi học trước để biết trước kiến thức, nhanh chóng thành công. Nhưng PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền cho biết, vợ chồng bà không cho con học trước chương trình. Chỉ khi đến khoảng lớp 3, lớp 4, thấy Ngô Bảo Châu giải toán nhanh, họ mới có hướng cho con sau này học chuyên toán. “Bản thân tôi hoàn toàn không ủng hộ phương pháp cho trẻ học kiến thức trước khi vào tiểu học vì như thế là quá sớm và chẳng khác nào “thúc quả chín ép”. Có thể với cách làm như thế, nhiều em sẽ biết trước một số thứ so với các bạn đồng trang lứa nhưng sự học không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình phấn đấu lâu dài. Nền tảng vẫn là cái quan trọng nhất nên đừng nóng vội rồi vô tình làm hỏng cả tương lai sau này của con em mình. Hơn nữa với cách làm như thế, chúng ta đã và đang đánh cắp đi sự hồn nhiên, vô tư mà đáng ra trẻ phải được hưởng. Ví dụ ở bậc tiểu học, giai đoạn này chủ yếu trẻ chỉ cần biết đọc, biết viết, cộng trừ nhân chia đơn giản thôi. Không cần thiết phải bắt học sinh cấp 1 học thêm, làm thêm bài tập về nhà, chỉ cần tập trung học hiệu quả trên lớp là đủ”, bà chia sẻ.
Tiếp nối truyền thống giáo dục của gia đình, GS Ngô Bảo Châu cũng áp dụng nhiều phương pháp dạy con học được từ bố mẹ. Tuy nhiên với cuộc sống ở nước ngoài và những thay đổi tư duy theo hướng hiện đại, anh cũng có những bí quyết riêng để các con có sự phát triển tối ưu nhất.

Tin sáng 11/5: Xúc động nam sinh cõng bạn thân lên nhận bằng tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội; người dân xếp hàng thu gom, 'giải cứu' dưa hấu khi xe tải gặp nạn
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi tan học, cậu học trò “10 năm cõng bạn tới trường” đã từ Thái Bình bắt xe lên Hà Nội để kịp dự lễ tốt nghiệp của cậu bạn thân; Hình ảnh người dân xúm tay dọn dẹp, mua dưa giúp đỡ gia đình nạn nhân lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội, khiến nhiều người xúc động

Bật mí 3 mốc thời gian được xét cấp sổ đỏ đối với đất không giấy tờ theo quy định mới nhất
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là các thông tin 3 mốc thời gian được cấp sổ đỏ đối với đất không giấy tờ theo quy định mới nhất của Luật Đất đai 2024.

Nỗi khiếp sợ mang tên công nông ở Nam Định
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - Dù đã bị cấm lưu thông từ nhiều năm nay, xe công nông, các phương tiện tự chế tiềm ẩn nguy cơ chết người vẫn vô tư chạy rầm rập trên nhiều tuyến đường ở Nam Định.

Khẩn trương tìm kiếm người đàn ông nghi nhảy cầu Cửa Hội tự tử
Xã hội - 13 giờ trướcGĐXH - Người dân phát hiện trên thành cầu Cửa Hội có đôi dép lê cùng giấy tờ tùy thân nghi của nạn nhân nhảy cầu tự tử.

Những tuyệt chiêu chống phần mềm độc hại hiệu quả giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân trên điện thoại
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Trong thời đại số hóa, điện thoại thông minh trở thành mục tiêu hấp dẫn của các phần mềm độc hại. Việc bảo vệ thiết bị khỏi các mối đe dọa này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt và sử dụng các công cụ chống phần mềm độc hại hiệu quả, giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân và đảm bảo an toàn cho thiết bị di động của bạn.

Chàng trai Việt má lúm được bắt tay Tổng thống Nga tạo nên khoảnh khắc "để đời": Cuộc sống hoàn hảo phía sau
Xã hội - 14 giờ trướcKhoảnh khắc của Trung tá Phạm Khắc Giang được cho là khung hình “để đời”, khiến không ít người ngưỡng mộ và tự hào.

Xử lý nghiêm hành vi xâm hại lăng mộ vua Lê Túc Tông
Pháp luật - 14 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm vụ việc xâm hại lăng mộ vua Lê Túc Tông, đồng thời siết chặt công tác bảo vệ

Rủ nhau ra hồ tưới cà phê tắm, 2 cháu nhỏ đuối nước tử vong
Đời sống - 14 giờ trướcTrong lúc tắm ở hồ tưới cà phê (Đắk Lắk), 2 cháu nhỏ bị đuối nước dẫn đến tử vong. Hiện cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể các nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.

Nam sinh cõng bạn thân lên nhận bằng tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội
Giáo dục - 14 giờ trướcNgay sau khi tan học vào sáng nay (10/5), Ngô Văn Hiếu – cậu học trò “10 năm cõng bạn tới trường” - từ Thái Bình bắt xe lên Hà Nội để kịp tham dự lễ tốt nghiệp của cậu bạn thân Nguyễn Tất Minh.

Khách 'nợ' tiền hàng, đánh Shipper chảy máu mũi, sưng trán
Pháp luật - 15 giờ trướcCơ quan công an đang củng cố hồ sơ xử lý đối tượng Nguyễn Thái Tú đánh shipper gây thương tích.

Các mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định mới nhất từ 1/7/2025
Đời sốngGĐXH - Từ 1/7/2025, Luật Bảo hiểm y tế 2024 chính thức có hiệu lực sẽ thay đổi quy định về mức đóng BHYT hộ gia đình. Dưới đây là thông tin cụ thể.