Quá nhiều cuộc thi học đường cần loại bỏ
GiadinhNet - Gần đây nhiều cuộc thi, olympic được tổ chức dưới các hình thức dành cho học sinh khiến các em mệt mỏi, căng thẳng. Không ít giáo viên, nhà trường và cả phụ huynh vì thành tích mà gây áp lực cho học sinh trong mỗi kỳ thi. Bộ GD&ĐT đã vào cuộc để “siết” vấn nạn này.
“Lạm phát” cuộc thi học đường

Một số cuộc thi hiện nay đang tạo ra hệ lụy về bệnh thành tích, gây áp lực cho học sinh. Ảnh minh họa: Q.Anh
Có thể thấy, trong những năm gần đây, nhằm tạo sân chơi cho học sinh các cấp mà đã có rất nhiều cuộc thi học đường được mở ra. Từ cuộc thi mang tính chất giữa các khối, trường đến các cuộc thi cấp địa phương, toàn quốc. Các cuộc thi mang nhiều mầu sắc khác nhau, từ vận động, hiểu biết cho đến thi đấu để tìm ra người thắng cuộc về hiểu biết, trí thức và vận động. Tuy nhiên, một số kỳ thi hiện nay là nơi “núp bóng” của đơn vị tài trợ, kinh doanh.
Khá “dị ứng” với các cuộc thi dành cho học sinh hiện nay, phụ huynh Hoàng Văn Cường (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Tôi không biết là hiện nay có bao nhiêu cuộc thi dành cho học sinh, nhưng con tôi năm nay đang học lớp 5 thỉnh thoảng cũng được nhà trường, giáo viên khuyến khích đăng ký tham gia các cuộc thi tìm hiểu, trí tuệ và thi văn nghệ, thể dục, thể thao. Chưa kể có rất nhiều cuộc thi do các trung tâm, tổ chức xã hội họ có tờ rơi, thư mời để phụ huynh cho con tham gia”.
Còn phụ huynh Nguyễn Thị Hà (ở Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) chia sẻ: “Mới đầu khi đọc nội dung các cuộc thi dành cho học sinh của con, tôi cũng thấy khá thú vị vì con được giao lưu, thử sức. Khi có giải là được vinh danh, có giấy khen và thậm chí được cộng điểm khi chuyển cấp. Nhưng khi tham dự mới thấy, càng vào vòng trong càng áp lực, phải tăng cường ôn luyện. Thấy con học hành bị ảnh hưởng, tôi đã không còn muốn cho con tham gia. Tôi thấy một vài cuộc thi thể hiện rõ sự thiên vị, nếu con biết sẽ có suy nghĩ tiêu cực”.
Thời gian gần đây, hệ lụy của một số cuộc thi, đặc biệt là các cuộc thi trên mạng Internet dành cho học sinh cũng đã được phụ huynh lên tiếng phản đối. Thậm chí đã có một số phụ huynh vì bất bình mà viết “tâm thư” lên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, hay câu chuyện của phụ huynh có con tham gia cuộc thi trên Internet đã gây “bão mạng”.
Loại bỏ cuộc thi không cần thiết
Những điều mà phụ huynh lo lắng ắt hẳn là có cơ sở, bởi các cuộc thi dành cho lứa tuổi học sinh từ mầm non tới phổ thông ngày càng xuất hiện kiểu “trăm hoa đua nở”, dưới nhiều hình thức, quy mô khác nhau. Chỉ tính riêng các cuộc thi lớn, chính thức của ngành giáo dục đứng ra tổ chức hoặc “liên kết” cũng đã có hàng chục cuộc thi trong một năm học. Chưa kể các cuộc thi nhỏ lẻ khác ở phạm vi đơn vị, trung tâm hoặc tổ chức nào đó... có lẽ đến cả trăm cuộc thi.
Điển hình như ở Hà Nội, để giúp các trường định hướng, khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi, Sở GD&ĐT đã có công văn số 3035/SGD&ĐT-QLT ra ngày 10/8/2016 gửi các đơn vị, trường học cho thấy, trong năm học 2016 - 2017 ở phạm vi cấp Sở, Bộ đã có 8 cuộc thi, Olympic dành cho học sinh tiểu học; 19 cuộc thi, Olympic dành cho học sinh THCS và THPT, trong đó: 8 cuộc thi, Olympic về Trí tuệ; 5 cuộc thi, Olympic về Khoa học kỹ thuật; 6 cuộc thi, Olympic về Văn nghệ, Thể thao, Mỹ thuật.
Thời gian qua, có một số cuộc thi bổ ích, tạo hứng khởi cho học sinh. Tuy nhiên, có rất nhiều phụ huynh, thầy cô do ham mê thành tích đã ép con vào một số cuộc thi trên mạng thành cuộc “chạy” việt dã. Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội: “Các cuộc thi ngày càng xuất hiện nhiều và có biểu hiện về bệnh thành tích. Nếu các cuộc thi đều gắn với cộng điểm, ưu tiên trong tuyển sinh đầu cấp sẽ chỉ làm gia tăng áp lực lên học sinh, gia tăng “bệnh thành tích” trong giáo dục”.
Nhằm chấn chỉnh các cuộc thi dành cho học sinh hiện nay, Bộ GD&ĐT vừa có văn bản chỉ đạo các Sở GD&ĐT tiến hành rà soát lại các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh hiện nay. Theo Bộ, văn bản này ra đời nhằm rà soát, loại bỏ những cuộc thi không thiết thực, tạo áp lực đối với học sinh, giáo viên và các nhà trường, làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học, gây băn khoăn cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa vừa ký văn bản yêu cầu các Sở GD&ĐT rà soát các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông. Theo văn bản này, các Sở GD&ĐT phải tiến hành rà soát lại các cuộc thi đang được tổ chức tại các địa phương và báo cáo với Bộ về những ưu điểm, hạn chế, khó khăn của giáo viên và học sinh khi tham gia các cuộc thi này cũng như đề xuất hướng triển khai trong thời gian tới. Báo cáo rà soát của các Sở phải được gửi về Bộ GD&ĐT.
Quang Anh

Học sinh TPHCM đăng ký dự thi lớp 10 từ ngày 2/5
Giáo dục - 34 phút trướcSở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố thời gian đăng ký nguyện vọng thi lớp 10 năm học 2025-2026. Năm nay, TPHCM tuyển hơn 70.000 học sinh vào lớp 10 công lập.

Danh sách 21 loại thuốc giả, có loại gắn mác nước ngoài vừa bị công an triệt phá
Thời sự - 47 phút trướcCông an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh".

Đối tượng trộm cắp 4 bánh xe ô tô ở Thái Nguyên khai gì?
Pháp luật - 1 giờ trướcCông an tỉnh Thái Nguyên vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với 2 đối tượng về tội trộm cắp 4 bánh xe ô tô VinFast VF3 xảy ra tại xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên. Tại cơ quan công an, đối tượng khai nhận toàn bộ hành vi và quá trình thực hiện việc tháo 4 bánh xe ô tô VinFast VF3.

Đây là những con giáp thường xuyên đãng trí, để đồ đâu quên đấy: Tý, Mùi, Dậu, Hợi được điểm danh
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này rất hay quên, chẳng bao giờ nhớ được điều gì lâu, họ thường xuyên nghe tai này ra tai kia.

Chiêm ngưỡng tượng Phật bằng đá xanh nặng 3.000 tấn ở Nam Định
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Chùa Bình A (Nghĩa Hưng, Nam Định) mang kiến trúc của Phật giáo xứ Huế có sự hòa lẫn với văn hóa xứ Kinh Bắc, nơi có bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên lớn nhất Việt Nam.

Án tử cho kẻ 'thủ' súng đi mua hơn 24kg ma túy về bán kiếm lời
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Xuân Huyên từng nhiều lần "vào tù, ra tội" nhưng vẫn liều lĩnh cất giấu súng đi mua hơn 24,4kg ma túy về bán kiếm lời. Hội đồng xét xử tuyên phạt Huyên án tử hình.

Hiện trạng khu đất ở Thanh Trì do Công ty CP Tập đoàn HDB Việt Nam quản lý ra sao?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khu thương mại dịch vụ HDB ở huyện Thanh Trì, TP Hà Nội do Công ty CP Tập đoàn HDB Việt Nam làm chủ đầu tư hiện đang được quây tôn, đóng cửa kín, bên trong là bãi đất trống.

Bình Dương: Khẩn trương làm rõ nguyên nhân sập nhà xưởng khiến 3 người tử vong
Xã hội - 3 giờ trướcChiều 17/4, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, hiện vụ sập sàn nhà xưởng khiến 3 công nhân tử vong trên địa bàn tỉnh vẫn đang được phong toả, đồng thời lực lượng chức năng khẩn trương điều tra để sớm đưa ra kết luận.

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đón những vị khách đầu tiên
Đời sống - 4 giờ trướcSáng 17/4, chuyến bay đầu tiên của Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất từ TP.HCM đi Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh chính thức khai thác, nhiều hành khách hào hứng khi được trải nghiệm nhà ga hiện đại nhất Việt Nam.

Xe máy 'kẹp 3' đối đầu ô tô khiến 1 người tử vong ở Lào Cai
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe máy chở theo 3 người di chuyển với tốc độ cao sau đó bất ngờ tông thẳng vào xe ô tô con chạy hướng ngược lại. Vụ tai nạn được xác định xảy ra trên địa bàn phường Nam Cường, thành phố Lào Cai, khiến 1 người tử vong.

Hàng triệu người nên biết thủ tục thừa kế đất đai không có di chúc theo quy định mới nhất
Đời sốngGĐXH - Thừa kế đất đai không có di chúc là hình thức nhận thừa kế mà người thừa kế sẽ nhận di sản theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo quy định mới nhất, trình tự được thực hiện thế nào?